Xưa này, người ta thường biết tới tỏi như một gia vị làm tăng thêm hương vị cho món ăn. Thực tế, tỏi hay nước tỏi có rất nhiều công dụng trong phòng và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, xương khớp, tim mạch, viêm nhiễm…

Nước tỏi có tác dụng gì? Sử dụng thế nào? Cách làm ra sao? Cùng khám phá ngày với The Water MAN nhé.

Thành phần của tỏi

Tỏi là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhất là hợp chất sulfur và glycosides. Đây chắc chắn là hai trong nhiều thành phần quan trọng được đề cập khi nhắc tới tỏi. Ngoài ra, allicin cũng là thành phần không kém nổi bật. Nó có nhiều tác dụng trong phòng ngừa vào điều trị bệnh. Nếu tồn tại ở dạng tỏi thông thường, tỏi không bị tác động thì allicin không hình hành. Chỉ khi chúng ta băm nhỏ nó, enzym bên trong sẽ kích thích alliin chuyển hóa thành allicin.

Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra thành phần quan trọng trong tỏi. Bạn cần biết rằng, cứ 100g tỏi thì có khoảng 6,,36g protein, 33g carbohydrates, 150g calo, dưỡng chất như vitamin nhóm B, canxi, kali, sắt, mangan, photpho,...

Tỏi chứa nhiều dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất có lợi cho cơ thể

Uống nước tỏi sống có tác dụng gì?

Giúp tim mạch khỏe mạnh

Tỏi hỗ trợ làm giảm mỡ máu, cân bằng huyết áp, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tim. Vấn đề này hoàn toàn có cơ sở khi chúng đã được những chuyên gia thực hiện những phân tích và cho ra những kết luận.

Khi ăn hoặc uống nước tỏi sống, mạch máu trong cơ thể chúng ta hầu như ko giãn nở thêm. Vì vậy, bệnh nhân sau khi thực hiện phẫu thuật được khuyến cáo không dùng tỏi để tránh tình trạng mất máu kéo dài.

Ngăn ngừa ung thư

Theo nghiên cứu gần đây chỉ ra, các chất có trong tỏi có thể thể sửa chữa các ADN, làm chậm sự phát triển của tế bào tự do, tế bào ung thư. Ăn nhiều tỏi là cách để ngwuaf ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư vòng họng cực kì hiệu quả.

Trị cảm cúm hiệu quả

Allicin trong tỏi được nói từ đầu chính là thành phần có khả năng chống lại sự xâm nhập của những yếu tố gây hại như vi khuẩn, virus...Khi có những biểu hiện cảm cúm như sốt, ho, nghẹt mũi bạn có thể áp dụng ngay mẹo này. Một là cho tỏi nhiều vào những món ăn. Hoặc cách khác là làm nước tỏi để bổ sung allicin cho cơ thể.

Cải thiện hệ tiêu hóa

Những thành phần có trong nước tỏi vô tình kích thích dạ dày tiết nhiều dịch hơn bình thường. Quá trình này có lợi vì chúng có thể ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn tồn tại trong dạ dày. Quá trình hấp thu dinh dưỡng từ thực phẩm cũng trở nên hiệu quả hơn. Những ai đang bị đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng, thử làm nước tỏi và uống trong vài ngày xem, cam kết hiệu quả đến khó tin đấy nha.

Tinh chất trong tỏi có thể hỗ trợ quá trình hấp thụ dinh dưỡng và tiêu hóa thực phẩm

Chống viêm, diệt khuẩn

Thành phần chính trong tỏi có thể kháng viêm, tiêu sưng, diệt khuẩn cực kì hiệu quả. Nhiều bệnh lý không nguy hiểm, chưa cần sự can thiệp của thuốc kháng sinh, hãy sử dụng tỏi để thay thế xem. Ví dụ như bị mụn, viêm da chị em dùng tinh chất tỏi để chấm lên. Làm liên tục như vậy tình trạng da dẻ tốt hơn đáng kể đấy. 

Uống nước tỏi sống nhiều có tốt không?

Nước tỏi có vô vàn những lợi ích với cơ thể, điều này không ai phủ nhận. Nhưng để nói uống nước tỏi mỗi ngày, uống nhiều thì tất nhiên không hẳn tốt. Lạm dụng nước tỏi sống ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người sử dụng. Một vài nguy cơ có thể xảy ra nếu bạn uống quá nhiều nước tỏi sống mỗi ngày.

Thứ nhất, tăng nguy cơ chảy máu. Đây chắc chắn sẽ là lưu ý đầu tiên nhất là đối với những ai đang dùng thuốc chống đông mái. Tỏi kết hợp với loại thuốc này vô tình làm tăng nguy cơ mất máu. Bệnh nhân vừa phẫu thuật xong nên lưu ý vấn đề này.

Thứ hai, uống quá nhiều nước tỏi trong khi bụng bạn đói meo, không tốt chút nào. Những cảm giác tiêu cực như buồn nôn, tiêu chảy có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Cũng không khó giải thích vì trong tỏi chứa nhiều chất chống oxy hóa, chúng tác động và làm ruột của bạn bị kích thích, dẫn đến khó chịu.

Thứ ba, trong tỏi sống ngoài những thành phần có lợi ra thì nó cũng chứa độc dược. Chất độc trong tỏi sẽ làm hại gan nếu bạn sử dụng quá nhiều tỏi mỗi ngày.

Thứ tư, nếu dùng tỏi để làm đẹp da, nên lưu ý pha loãng nồng độ tinh chất tỏi ra. Việc dùng nhiều tỏi để làm đẹp trong thời gian dài có thể gây dị ứng, nổi mẩn...

Ăn tỏi mỗi ngày là cách để nâng cao đề kháng hiệu quả

Nguyên liệu làm nước ép tỏi tại nhà

  •  Tỏi: 500gr
  •  Gừng: 200gr
  •  Chanh: 3 trái
  •  Mật ong: 250 ml
  •  Giấm táo: 200ml

Cách làm nước ép tỏi đơn giản

Bước 1: Sau khi làm sạch và để ráo những nguyên liệu trên, bạn lần lượt ép tỏi, gừng để lấy nước, chanh cũng vắt ra bát để sẵn.

Bước 2: Cho mật ong vào nồi, cho hỗn hợp vừa chuẩn bị ở bước trên vào, thêm giấm khuấy đều và đun tiếp.

Bước 3: Đun sôi hỗn hợp với lửa vừa trong 3 phút, đảo đều tay để tránh bị vón cục. Tắt bếp, để nguội và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Lưu ý khi sử dụng nước tỏi

Mẹ bầu nên tham khảo bác sĩ trước khi sử dụng nước tỏi để ngừa hay điều trị bệnh

- Mẹ bầu hoặc người đang nuôi con nhỏ nên cân nhắc trước khi sử dụng, nếu được hãy tham khảo tư vấn của những người có chuyên môn.

- Công cuộc làm đẹp của chị em nếu sử dụng tỏi hãy giới hạn nồng độ và thời gian lưu lại tinh chất tỏi trên da. Điều này sẽ ngăn ngừa được tình trạng bỏng, rát khó chịu.

- Khuyến cáo không uống nước tỏi trong quá trình bệnh nhân đang uống những loại thuộc chống đong máu. Khi chúng kết hợp với nhau, vô tình tạo thêm xúc tác khiến bệnh tình thêm nặng nề mà thôi.

- Nước tỏi nên sử dụng đúng thời điểm để tránh lại hại đường ruột. Một khuyến cáo quan trọng, khi bụng đang đói tuyệt đối không sử dụng nước tỏi.

- Những bệnh nhân đang uống những loại thuốc điều trị HIV, chống lao isoniazid không nên uống nước tỏi vì chúng cản trở quá trình cơ thể hấp thu thuốc.

Kết luận

Đừng quên chia sẻ những thông tin bổ ích này đến những người yêu thương quanh bạn. Thời tiết chuyển mùa như hiện nay, cơ thể chúng ta trở nên nhạy cảm và dễ mắc những bệnh như cảm cúm, sốt, viêm da. Nếu chưa cần sự can thiệp của y khoa, bạn có thể áp dụng những mẹo dân gian, sử dụng những nguyên vật liệu sẽ có trong nhà để làm giảm tình trạng bệnh.

>>> Đọc thêm: Uống nước đậu đen có tác dụng gì?