-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Hé lộ “bí quyết” lấy lại giọng nói trong veo cho thầy cô bị khản tiếng
09/11/2020
Giọng nói được xem là công cụ lao động không thể thiếu đối với những thầy giáo, cô giáo. Khi nói nhiều, nói to, thầy cô thường gặp phải tình trạng khản tiếng, đau họng, viêm thanh quản mạn tính. Tình trạng khản tiếng gây nên những cản trở lớn trong công việc: gián đoạn việc dạy, học sinh khó tiếp thu, ảnh hưởng tới sức khỏe bản thân... Vậy, bí quyết nào để giúp thầy cô bị khản tiếng lấy lại giọng nói trong veo để tiếp tục sự nghiệp “trồng người”?
Khản tiếng là gì?
Khàn tiếng hay khản tiếng là tình trạng thay đổi giọng nói thường gặp trong các trường hợp liên quan đến khô hoặc ngứa rát họng. Đây cũng là triệu chứng thường bắt nguồn từ các vấn đề liên quan đến dây thanh âm và có thể là từ viêm thanh quản.
Âm thanh con người phát ra do sự rung động của 2 dây thanh, khi 2 dây thanh có vấn đề (viêm dây thanh, liệt dây thanh, u lành tính dây thanh và ung thư dây thanh…) sẽ gây khàn tiếng nhiều mức độ khác nhau tùy vào mức độ tổn thương. Khi bị khản tiếng, giọng nói bị thay đổi âm sắc, không được trong trẻo vốn có mà nó sẽ bị rè, thều thào thậm chí là mất hẳn tiếng.
Thông thường, tình trạng khàn tiếng sẽ kéo dài trong vài ngày, nếu tần suất lặp lại nhiều với thời gian dài thì thầy cô nên thăm khám kịp thời để tránh những đe dọa cho sức khỏe bản thân.
Nguyên nhân của khản tiếng
Có khá nhiều nguyên nhân để gây nên tình trạng khản tiếng, trong đó, có 2 nguyên nhân chính mà thầy cô nên quan tâm nhằm đưa ra phương pháp phòng bệnh hiệu quả.
- Nguyên nhân thường gặp nhất trong khàn tiếng là viêm dây thanh do sử dụng giọng nói quá mức. Khi tình trạng này kéo dài có thể gây ra các tổn thương lành tính của dây thanh như hạt dây thanh, polyp dây thanh,…Nói nhiều nói lâu sẽ khiến viêm lớp niêm mạc thanh quản khiến cho giọng nói bị khàn, thậm chí là mất hẳn tiếng.
- Nguyên nhân gây khản tiếng mà thầy cô nên quan tâm đó là Polyp dây thanh. Polyp thanh quản là những u nhỏ ở dây thanh nằm mặt trên bờ trong lòng thanh quản. Polyp thường to bằng hạt tấm hoặc có khi kích thước bằng hạt đậu xanh, thường gặp nằm ở vị trí 1/3 giữa dây thanh quản, hình dáng nhẵn bóng, mọng, màu trắng hồng. Tác hại của polyp dây thanh quản là làm cho giọng nói của thầy cô chuyển sang khàn. Dù tình trạng bệnh lý này ít gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng muốn dứt hẳn thì thầy cô nên thăm khám, điều trị cắt bỏ dứt điểm.
- Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng có khả năng gây khản tiếng ở thầy cô.
Hậu quả của tình trạng khản tiếng
Thông thường, tình trạng khản tiếng ở thầy cô chỉ kéo dài từ 5-7 ngày nếu dây thanh quản có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Tuy nhiên, nếu tình trạng trên kéo dài sẽ trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe, công việc.
Ảnh hưởng tới sức khỏe: Khàn tiếng thường sinh ra khi dây thanh quản suy yếu, vi khuẩn, vi rút tấn công gây viêm phế quản, viêm phổi. Người bệnh sẽ có cảm giác khô miệng, hôi miệng, đặc biệt nếu kéo dài sẽ làm gia tăng nguy cơ ung thư thanh quản cho thầy cô.
Ảnh hưởng tới công việc: Khàn tiếng, mất tiếng là tình trạng thường gặp ở thầy cô. Nhưng tình trạng này lại ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống, chất lượng công việc. Với đặc thù sử dụng lời nói để truyền tải thông điệp, kiến thức cho học sinh, khi thầy cô bị khản tiếng quá trình truyền tải sẽ trở nên khó khăn, học sinh khó tiếp thu, năng suất làm việc giảm.
Điều trị khản tiếng thế nào?
Thứ nhất, cần xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý cho thanh quản. Thầy cô nên hạn chế tình trạng nói to, nói nhiều trong thời gian kéo dài, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Khi có biểu hiện khản tiếng, thầy cô nên thăm khám và điều trị theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.
Thứ nhì, thầy cô nên bổ sung những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để bảo vệ niêm mạc họng như: hành, tỏi, gừng, chanh hoặc những thực phẩm giàu Vitamin A và C …đây là danh sách những thực phẩm hỗ trợ điều trị khản tiếng mà thầy cô nên bổ sung trong gia đình mình.
Thứ ba, thầy cô nên uống nhiều nước tinh khiết để giảm nhẹ triệu chứng của khản tiếng. Thầy cô nên ưu tiên sử dụng nước ấm đều đặn thay vì uống nước lạnh hoặc nước đá khi khát. Nước ấm có thể giúp giảm nhẹ kích ứng ở thanh quản. Sau khi tỉnh giấc vào buổi sáng, thầy cô nên uống 1-2 ly nước ấm vừa hỗ trợ trị bệnh lại thanh lọc, hỗ trợ chuyển hóa chất trong cơ thể. Ngoài ra, các đồ uống nóng như nước gừng, sữa ấm cũng có công dụng vô cùng tuyệt vời trong việc chữa viêm họng.
Những chia sẻ cuối
Khản tiếng, mất tiếng kéo dài gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và hiệu suất công việc. Để nhanh chóng dứt điểm tình trạng khó chịu, lấy lại tự tin trong giao tiếp, hiệu quả trong giảng dạy thầy cô nên có sự kết hợp những phương pháp điều trị. Trong đó, The Water MAN khuyến khích bạn tuân theo chỉ định của bác sĩ kết hợp với việc bổ sung nước ấm đều đặn để nhanh chóng đẩy lùi tình trạng khản tiếng.
Nhi Nguyễn
>>> Xem thêm: Thầy cô nên uống nước gì để giảm đau họng tức thì