-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Mẹo hay uống rượu không đỏ mặt bạn nên biết
05/07/2024
Đỏ mặt khi uống rượu bia là tình trạng không hiếm gặp ở nhiều người. Nguyên nhân là chất acetaldehyde (do cồn chuyển hóa thành) bị chuyển hóa chậm dẫn đến việc các mạch máu bị giãn gây tốc độ di chuyển mạch máu bị chậm lại. Tình trạng này có thể được cải thiện nếu bạn biết được một số mẹo hay dưới đây.
Bổ sung nước atiso hoặc trà atiso đỏ
Để phòng tránh tình trạng bị đỏ mặt, bạn nên uống nước chiết xuất từ atiso trước khi vào cuộc vui. Atiso có chứa hai hoạt chất cynarin và silymarin, có tác dụng cải thiện chức năng gan, tăng cường quá trình đào thải và thải bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Từ đó, đẩy nhanh quá trình phân giải rượu, giảm nồng độ cồn trong máu. Nhờ đó, bạn sẽ hạn chế được tình trạng say, giảm đỏ mặt hiệu quả.
Bổ sung nước chua, trà nóng, vitamin C
Nếu bạn thường xuyên gặp phải tình trạng bị đỏ mặt thì hãy bổ sung các loại nước chua, trà nóng, vitamin C trước khi uống đồ uống có cồn. Thành phần vitamin, chất axit trong đồ uống sẽ giúp bạn đánh bay mọi cơn say chỉ trong chốc lát.
Uống thuốc có chứa famotidine
Famotidine có tác dụng giúp cơ thể giải phóng độc tố có trong rượu bia, hỗ trợ giải phóng acetaldehyde. Từ đó, tình trạng mặt đỏ khi uống rượu bia được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, cách làm này không được khuyên sử dụng nhiều bởi việc uống thuốc có thể gây ra tác dụng phụ cho cơ thể.
Ăn no trước khi uống rượu
Để không bị đỏ mặt khi uống rượu, bạn nên lấp đầy chiếc bụng rỗng của mình. Bởi khi cơ thể bị đói, ethanol sẽ rất dễ bị hấp thụ vào cơ thể, tiếp xúc trực tiếp với dạ dày và thẩm thấu vào máu nhanh chóng. Khi đó, hệ thần kinh sẽ chịu tác động nhanh hơn dẫn đến hiện tượng đỏ mặt. Hơn nữa, uống rượu khi bụng đói còn là nguyên nhân chính gây nên các bệnh lý viêm loét dạ dày….
Nên uống từ từ từng ngụm nhỏ
Nếu bạn bị đỏ mặt khi uống rượu, hãy uống từ từ và chậm thành từng ngụm nhỏ. Trung bình, bạn sẽ mất khoảng 1 tiếng để có thể thải bỏ 30ml chất cồn. Do đó, uống càng nhanh thì cơ thể càng dễ bị say do cơ thể không có đủ thời gian để phân giải nồng độ cồn có trong máu.
Không pha trộn nhiều loại rượu với nhau
Mỗi loại rượu, bia đều sẽ có thành phần, nồng độ cồn khác nhau. Việc pha trộn các loại rượu sẽ khiến bạn dễ say hơn. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh pha các loại nước ngọt có gas và đồ uống có cồn lại với nhau. Bởi vì đồ uống này sẽ tạo ra các phản ứng tạo bọt khí dẫn đến việc chất cồn ngấm vào máu nhanh hơn.
Uống nhiều nước lọc
Để không bị đỏ mặt do “sốc cồn”, bạn nên uống nhiều nước tinh khiết hơn. Việc này tưởng như đơn giản nhưng lại giúp bạn thải bỏ cồn ra khỏi cơ thể nhanh chóng. Đây là mẹo uống rượu bia khá hay được nhiều người áp dụng thành công. Vì thế, bạn cũng nên thử áp dụng.
Biết đâu là điểm dừng
Uống rượu bia là thú vui yêu thích của nhiều người. Nhưng bạn cũng cần xác định đâu là giới hạn của mình và biết dừng lại đúng lúc. Để hạn chế đỏ mặt, trong 2 giờ đồng hồ, bạn chỉ nên sử dụng tối đa 1 ly bia hoạt rượu. Đồng thời, khi uống nên ăn kèm thêm đồ ăn để hạn chế ảnh hưởng của đồ uống đối với cơ thể.
Đỏ mặt khi uống rượu bia khiến bạn mất đi sự tự tin trong các cuộc giao lưu, họp mặt. Nếu gặp phải tình trạng này, hãy thử áp dụng các mẹo hay được gợi ý trên đây. Hãy biết cách bảo vệ sức khỏe của bản thân bạn nhé!
>>> Đọc thêm: https://thewaterman.vn/blogs/kinh-nghiem/nen-pha-bia-ruou-voi-nuoc-ngot-khong