Bạn đã phân biệt được loại nước mình đang uống mỗi ngày? Bạn thấy chẳng cần phân biệt làm gì vì nước gì chẳng là nước? Hãy dừng ngay suy nghĩ và thái độ đó. Việc phân biệt loại nước đang uống là cách bạn đang quan tâm tới sức khỏe bản thân và những người yêu thương trong gia đình.

Tại sao The Water MAN lại khẳng định điều đó. Đừng tiếc rẻ 5 phút của mình để tự lý giải và có thêm những kiến thức thú vị về nước tinh khiết, nước khoáng và nước ion kiềm nhé.

Khái niệm của nước tinh khiết, nước khoáng và nước kiềm

Nước tinh khiết, nước khoáng nước kiềm hoàn toàn không giống nhau. Bạn có thể bước đầu phân biệt được chúng nhờ những khái niệm dưới đây:

  • Nước tinh khiết còn được gọi là nước lọc. Nước gồm hai thành phần chính là oxy và hydro với công thức hóa học là H2O. Nước tinh khiết có độ pH=7, đóng băng ở 0 độ C, sôi ở 100 độ C, kích thước phân tử nước là 2.5 nano mét.

  • Nước khoáng là nguồn nước khai thác từ nguồn khoáng tự nhiên. Thành của nó gồm nhiều hợp chất muối và hợp chất lưu huỳnh. Khoáng chất và các hợp chất tự nhiên tồn tại trong nước khoáng bao gồm: magie, canxi, bicarbonat, natri, sunfat, clorua và florua…

  • Nước kiềm là nước có độ kiềm, độ pH>7. Nước kiềm cũng phải chứa các khoáng chất kiềm và khả năng khử oxy hóa âm (ORP). ORP là khả năng của nước hoạt động như một chất pro- hoặc chất chống oxy hóa. Giá trị ORP càng âm thì khả năng chống oxy hóa càng cao.

Nước uống đóngvai trò quan trọng trong duy trì sự sống của con người

Điểm giống nhau giữa nước lọc, nước khoáng và nước ion kiềm

Độ an toàn

Nước lọc, nước khoáng, nước kiềm đều là những loại nước an toàn cho người sử dụng, thích hợp với nhiều đối tượng, nhiều thời điểm. Nhờ những công nghệ xử lý hiện đại nên ba loại nước này đều có thể uống trực tiếp mà không cần thêm công đoạn xử lý nào khác.

Công dụng

Bạn sẽ tìm tới nước khi nào? Chắc chắn khi khát đúng không. Tất nhiên, cả ba loại nước trên đều có thể thỏa mãn cơn khát của bạn ngay tức thời. Ngoài ra, chúng còn bổ sung lượng nước cơ thể cần mỗi ngày. 

Tuy nhiên, ba loại nước này không hoàn toàn giống nhau. Những khác biệt sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe nếu bạn sử dụng thường xuyên. Vậy nên, việc quan tâm tới nguồn gốc, quy trình sản xuất, thành phần, công dụng...của ba loại nước này là điều cực kỳ quan trọng.

Nước tinh khiết, nước khoáng và nước kiềm đều giải tỏa cơn khát hiệu quả

Nguồn gốc của nước lọc, nước suối và nước kiềm

Nước tinh khiết có thể lấy từ nguồn nước máy, nước giếng, nước mặt. Sau khi trải qua quy trình xử lý nghiêm ngặt, nhiều công đoạn từ đơn giản đến phức tạp. Thành phẩm cuối cùng là nước tinh khiết hầu như tuyệt đối, an toàn cho sức khỏe của người sử dụng.

Nước khoáng có nguồn gốc phức tạp hơn nhiều. Tương tự tên gọi có nó, nước suối thường bắt nguồn từ nguồn nước khoáng tự nhiên với việc trải qua quá trình thẩm thấu qua nhiều tầng địa chất với sự tích tụ khoáng trong thời gian dài. Nhờ quá trình khai thác và đóng chai tại nguồn, nguồn nước hầu như được giữ nguyên những thành phần vốn có của nó.

Nước pi là loại nước sinh ra từ máy tạo kiềm. Sự có mặt của nước kiềm đánh dấu phát minh vĩ đại của tiến sĩ người Nhật có tên Akihiro Yamashita. Từ nguồn nước thủy cục ban đầu, nước sẽ trải qua quá trình xử lý của máy tạo kiềm. Sản phẩm chúng ta thu về cuối cùng là một loại nước có tính kiềm cao, phù hợp với nhu cầu cơ thể của người bình thường.

Quy trình sản xuất nước uống

Từ những khác biệt về bản chất, quy trình sản xuất nước tinh khiết, nước khoáng hay nước kiềm chắc chắn cũng có những khác nhau cơ bản. Từ những phân tích quy trình dưới đây, phần nào bạn sẽ hiểu rõ hơn về quy trình tạo ra chúng. Mỗi một thương hiệu sẽ có quy chuẩn sản xuất riêng song vẫn đảm bảo được những bước cơ bản trong một quy trình sản xuất.

Nước tinh khiết

Bước 1: Nguồn nước sau khi được kiểm duyệt chất lượng ban đầu sẽ được đưa xử lý với những công đoạn như khử sắt và mangan, khử khoáng, làm mềm, lọc thô, khử màu và mùi.

Bước 2: Nước được bơm qua hệ thống màng lọc thẩm thấu ngược để loại bỏ những tạp chất và những ion kim loại. Phần nước đã được xử lý được tích trữ trong bồn chứa.

Bước 3: Nước trong bình chứa có khả năng nhiễm khuẩn nên cần tái tiệt trùng, được lọc qua hệ thống lọc tinh 0,2µm để loại bỏ xác vi khuẩn.

Bước 4: Nước được bơm ra hệ thống và được rót vào chai. 

Tham khảo quy trình sản xuất nước tinh khiết Aquafina

Nước khoáng

Bước 1: Nước được khai thác trực tiếp từ sâu trong lòng đất. Chúng được bơm trực tiếp lên bể chứa. Hóa chất chuyên dụng hỗ trợ loại bỏ tạp chất lơ lửng, kim loại và những thành phần gây hại. Tiếp theo là bước tiệt trùng bởi bởi chlorine hoặc các hợp chất khác nhằm tiêu diệt các vi sinh vật có hại và giữ lại vi sinh vật có lợi cho cơ thể.

Bước 2: Nước được lọc thông qua hệ thống cát thạch anh để giúp loại bỏ những chất rắn lơ lửng còn tồn tại trong nước.

Bước 3: Nước tiếp tục được hấp thụ bằng than hoạt tính để loại bỏ tiếp những thành phần gây hại trong nước. Sau quá trình này, nước cải thiện cả về màu và mùi.

Bước 4: Công đoạn loại bỏ 100% chất lơ lửng và chất độc hại có kích thước μm bằng hệ thống vi lọc 1,45÷1μm

Bước 5: Nước được tiệt trùng bằng tia UV và lọc qua màng lọc 0,2 μm trước khi đóng chai, dán nhãn. 

Quy trình sản xuất nước khoáng Lavie

Nước kiềm

Bước 1: Nguồn nước ban đầu được xử lý sạch theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, nguồn nước này không tinh khiết tuyệt đối như nước lọc.

Bước 2: Nước sau khi xử lý được đưa vào máy điện ohaarm. Máy hoạt động làm cho các ion âm di chuyển về cực dương và ngược lại. Kết thúc quy trình trên, tại cực dương sẽ thu được các ion có tính axit còn cực âm sẽ thu được nước có chứa các ion có tính kiềm.

Bước 3: Nước chứa ion mang tính kiềm được kiểm tra chất lượng lần nữa trước khi tiến hành đóng chai. Phần nước chứa ion axit sẽ được lưu trữ chỗ khác. Thường thì phần nước này được ứng dụng trong ngành y tế là chính.

Quy trình sản xuất nước kiềm Ion Life

Phân loại nước theo thương hiệu

Dưới đây là một số ví dụ về ba loại nước: tinh khiết, nước khoáng và nước kiềm. Thử kiểm tra xem gia đình bạn đang sử dụng thương hiệu nào và nó thuộc loại nước nào nhé.
Nước tinh khiếtNước khoáng Nước kiềm
PETAL, Aquafina, Sapuwa, Vihawa, Lavie ViVa, Satori,  Bidrico, WamiVĩnh Hảo, Lavie, Vivant, Perrier, Evian, Volvic, Núi Lửa JejuIon Life

Nhận biết nước tinh khiết, nước khoáng và nước kiềm bằng cách nào?

Ngoài việc nhận biết bằng thương hiệu, bạn có thể phân loại chũng bằng việc cảm nhận thông qua vị giác và thị giác.
 Nước tinh khiếtNước khoángNước kiềm
Vị giácKhông vịHơi tê ở lưỡi, ngọt/mặn tùy loạiNgọt dịu tự nhiên
Thị giácKhông màu, không bọt khíBọt khí nhỏ sủi lênBóng khí và bọt khí quanh ly

Hướng dẫn phân biệt các loại nước bằng mắt thường

Nước tinh khiết, nước khoáng, nước kiềm đâu là nước cứng/mềm?

Nước cứng hay nước mềm được quy định nhờ hàm lượng ion Ca2+ và Mg2+. Trong đó, nếu nước chứa nhiều Mg2+ sẽ có vị đắng.

Nước cứng được chia làm 4 mức độ dựa trên nồng độ các ion kim loại Canxi và Magie trong nước:

  • 0 đến 60 mg/L : nước mềm
  • 61 đến 120 mg/L: nước cứng vừa phải
  • 121 đến 180 mg/L: nước cứng
  • Hơn 180 mg/L: nước rất cứng

Từ những mức trên, bạn đã tự tính toán và phân loại được loại nước mình uống nằm ở mức độ nào đúng không? Nước tinh khiết hầu như không chứa khoáng chất nên nó sẽ là nước mềm. Nước khoáng hay nước kiềm cũng dễ dàng xác định được điều đó.

Nước cứng hay mềm phụ thuộc và lượng khoáng chất Canxi và Magie trong nước

Một vài ví dụ thêm:

Nước khoáng Vĩnh Hảo có hàm lượng ion Ca2+ và Mg2+ là 2.6 mg/L > Nước mềm

Nước khoáng Evian có hàm lượng ion Ca2+ và Mg2+ là 106 > Nước cứng vừa

Nước khoáng Perrier có hàm lượng ion Ca2+ và Mg2+ là 154 > Nước cứng

Các sản phẩm nước tinh khiết và nước khoáng

Ưu nhược điểm của từng loại nước

Nước tinh khiết

Nước tinh khiết được loại bỏ hơn 99% vi khuẩn, virus và các thành phần gây hại khác. Loại nước này phù hợp với nhu cầu sử dụng của mọi đối tượng, mọi thời điểm. Tuy nhiên, nhờ quá trình lọc như vậy nên nước hầu như không hỗ trợ bổ sung khoáng chất cho cơ thể. Nhóm người có nhu cầu bổ sung vi chất và khoáng không nên uống hoàn toàn loại nước này. 

Nước khoáng

Tên gọi của nó thể hiện ưu điểm của loại nước này. Khoáng chất trong nước ngăn ngừa khô miệng, giữ cơ thể mát mẻ, cải thiện tâm trạng và hỗ trợ việc kiểm soát cân nặng...Tuy nhiên, nước khoáng không phù hợp với người cao tuổi, trẻ nhỏ, người bị vấn đề về thận vì có thể gây ra tình trạng thừa khoáng khi sử dụng nước thời gian dài. 

Nước kiềm

Nước Hydrogen là tên gọi khác của nước kiềm, chứa khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Chỉ số chống oxy hóa trong loại nước này hỗ trợ ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào tự do trong cơ thể, ngăn ngừa lão hóa, trung hòa axit, thẩm thấu nhanh vào máu và tế bào. Nước này thường giá giá bán cao hơn những loại khác. 

Nên uống nước lọc, nước khoáng hay nước hydrogen?

Việc chọn lựa loại nước chất lượng chính là cách bạn đang xây dựng cho mình một sức khỏe tốt nhất. Nước không thể thiếu để duy trì sự sống nên chọn loại nước phù hợp với cơ thể là hành động nên làm. Nhiều bệnh tật được đẩy lùi nhờ chọn đúng loại nước phù hợp nữa đấy. 

Ô nhiễm nguồn nước đang đặt ra thách thức lớn cho nhiều gia đình. Việc đun sôi nước máy, nước giếng không phổ biến như thời gian trước đây. Công nghệ sản xuất nước đóng bình, đóng chai hiện đại ra đời. Nước tinh khiết, nước khoáng hay nước kiềm đều có quy cách đóng bình tạo tiện lợi cho mọi gia đình Việt.

Từ những phân tích từ đầu bài tới giờ, chắc chắn mọi người đã rút ra được những khác biệt giữa 3 loại nước. Sự chọn lựa cũng dễ dàng hơn đúng không nào?

Tựu chung lại, nước khoáng, nước lọc hay nước kiềm đều cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể. Cách chọn lựa và sử dụng với tần suất đúng đắn, đối tượng phù hợp, thời điểm hợp lý sẽ giúp bạn và gia đình luôn vui khỏe.

Kết luận

Lắng nghe nhu cầu cơ thể để chọn ra những loại nước phù hợp là cách bạn quan tâm sức khỏe chính mình. Một lưu ý nhỏ nữa, nước đóng bình/chai hiện tại bị nhiều cơ sở sản xuất trái phép làm nhái. Nếu bạn là một khách hàng thông minh hãy chọn lựa những chuỗi, đại lý phân phối nước uy tín nha. The Water MAN cũng là gợi ý tuyệt vời cho bạn đấy.

>>> Đọc thêm: 13 khoáng chất thiết yếu trong nước khoáng bạn nên biết (Phần 1)