Từ lâu việc uống nước đun sôi để nguội đã tạo ra một làn sóng tranh cãi không ngớt trong giới chuyên gia lẫn không chuyên. Qua bài viết này, The Water MAN sẽ chỉ ra một vài lầm tưởng về việc này, đồng thời mách cho các bạn biết cách uống nước đun sôi để nguội đúng đắn. Hãy đọc thật kỹ nhé!

4 lầm tưởng tai hại

Nước đun sôi để nguội có thể bị ôi thiu

Nước đun sôi khi để nguội qua đêm sẽ hấp thu khí CO2 trong không khí và tạo thành acid carbonic (H2CO3), chính axit này làm nước có vị chua như bị ôi thiu. Thật ra đây là quan niệm sai lầm của hầu hết mọi người. Nước lã lấy từ giếng, sông, hồ đã có sẵn ion carbonic, khi đun sôi thì các ion này sẽ tự chuyến hóa thành CO2 và khuếch tán ra ngoài không khí. Khi để nguội, nước sẽ hấp thụ lại CO2 và tạo thành các ion carbonic mới để bù đắp cho lượng ion carbonic bị mất. Nồng độ ion carbonic trong nước sẽ trở về mức cân bằng. Nước không hấp thu thêm CO2 để tạo thành acid carbonic nên sẽ không bị chua đi.

lầm tưởng tai hại về nước đun sôi để nguội

Bạn cứ yên tâm đun nước để uống, đừng sợ bị thiu

Nước đun sôi để nguội có thể tạo ra nhiều vi khuẩn

Khi đun sôi, vi khuẩn bị tiêu diệt, chúng trở thành thức ăn cho vi khuẩn khác. khi nước đun sôi để nguội bị tái nhiễm vi khuẩn, các vi khuẩn mới dựa vào nguồn thức ăn sẵn có sẽ phát triển mạnh hơn. Quan điểm này nửa đúng nửa sai.

lầm tưởng tai hại về nước đun sôi để nguội

Ai cũng nghĩ có một ổ vi khuẩn trong nước đun sôi để nguội

Nếu nguồn nước ban đầu có nhiều vi khuẩn, tạp chất thì sau khi đun sôi, chúng sẽ là nguồn dinh dưỡng cho vi khuẩn tái nhiễm sau này. Nhưng đa phần các hộ gia đình hiện nay đều sử dụng nước máy đã được khử trùng nên vấn đề này không đáng lo ngại.

lầm tưởng tai hại về nước đun sôi để nguội

Dùng nước máy khử trùng thì không sợ bị nhiễm khuẩn

Nước đun sôi để nguội có thể gây ung thư

Khi đun sôi, nước sẽ bốc hơi không ngừng, nồng độ các chất độc hại như nitrate, arsen và kim loại nặng trở nên đậm đặc và sẽ gây ung thư. Đây là ý kiến không chính xác vì trong 1 lần đun (khoảng 10 phút), nước chỉ bay hơi có 1%, vậy nên nồng độ các chất gây hại cũng chỉ tăng 1%. Nếu muốn các chất này nhiều đến độ gây hại thì tôi e rằng bạn phải đun tới 90 lần.

lầm tưởng tai hại về nước đun sôi để nguội

Nếu dễ mắc ung thư đến vậy thì nhân loại đã tuyệt chủng từ lâu

Nước đun sôi để nguội có thể mất đi khoáng chất

Một số nguyên tố vi lượng như Natri, Magie, Sắt, Đồng, Kẽm sẽ bị bốc hơi khi đun sôi. Tôi e rằng đây là một sự nhầm lẫn đáng tiếc vì chúng chỉ bay hơi khi nhiệt độ bạn cung cấp cao hơn gấp nhiều lần nhiệt độ cần để đun sôi nước. Do đó khi đun sôi thì các nguyên tố vi lượng này vẫn ở yên trong nước mà không “trốn” đi đâu cả.

lầm tưởng tai hại về nước đun sôi để nguội

Các khoáng chất sẽ không vì một ít nhiệt độ mà bốc hơi vô tội vạ

>>> Đọc thêm: 4 hệ lụy do thiếu hiểu biết mà nhiều bà mẹ mắc phải cần nên tránh

Cách uống nước đun sôi để nguội đúng cách

Chọn “nguyên liệu” sạch và an toàn

Ở thành phố, hầu hết nước sinh hoạt đều là nước máy nên đã được khử trùng trước đó, mọi người có thể đun sôi để dùng dần mà không cần lo lắng làm chi. Nhưng nếu bạn ở vùng quê hoặc nguồn nước sinh hoạt đã bị nhiễm kim loại nặng thì sao? Bạn nên dùng thêm máy lọc trước khi tiến hành đun sôi.

lầm tưởng tai hại về nước đun sôi để nguội

Nhà sạch thì mát, nước sạch thì đun

Bảo quản nước hợp vệ sinh

Bảo quản nước đun sôi cũng là một khâu quan trọng. Nước đun sôi muốn dùng qua ngày thì nên đựng trong bình kín, để ở nơi khô ráo, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Đây cũng là mấu chốt gây ra những lầm tưởng tai hại. Nhiều người bảo quản nước sai cách khiến nước bị nhiễm khuẩn, rồi cứ quy chụp toàn bộ nước đun sôi để nguội đều hại sức khỏe.

lầm tưởng tai hại về nước đun sôi để nguội

Đừng để cho các bình đựng nước đun sôi để nguội "thấy" ánh mặt trời

Lời nhắn nhủ của The Water MAN

Qua bài viết này, The Water MAN chúng tôi hy vọng đã giúp bạn gỡ rối phần nào về việc uống nước đun sôi để nguội. Bạn không cần phải lăn tăn quá nhiều mỗi khi quyết định đun sôi nước để uống vì nó không thật sự gây hại như bạn nghĩ. Nếu thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân nhéĐừng để cho các bình đựng nước đun sôi để nguội "thấy" ánh mặt trời

>>> Say nắng giữa trời nóng nực, cần biết cách uống nước để không nhập viện