ThS. BS Huỳnh Bảo Toàn, Bác sĩ Nhi Sơ sinh tại bệnh viện ĐKQT Vinmec đã khuyến cáo rằng: “Nước uống vô cùng quan trọng nhưng nhu cầu nước uống của trẻ theo độ tuổi hoàn toàn khác nhau”. Vì vậy, để con trẻ có điều kiện phát triển toàn diện, bố mẹ phải đặc biệt quan tâm đến lượng nước con uống mỗi ngày. Ngoài độ tuổi thì nhu cầu nước của bé phụ còn phụ thuộc vào những yếu tố khác như cân nặng, thể trạng, điều kiện thời tiết, sức khỏe…

Vậy, bạn có chắc chắn con mình đã và đang uống đủ nước mỗi ngày không? Hãy cùng The Water MAN giải đáp điều này nhé.

Nhu cầu nước của trẻ nhỏ

Trẻ ở từng độ tuổi khác nhau thì nhu cầu về nước cũng có sự khác biệt. Trung bình trong cơ thể chúng ta, nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể thì tỉ lệ này cao hơn đối với cơ thể trẻ nhỏ. Nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể bé, trong đó, bố mẹ nên hiểu rõ những chức năng tiêu biểu sau:

  • Cấu thành tế bào và các mô
  • Tạo dung môi và trực tiếp tham gia phản ứng sinh hóa cơ thể
  • Điều tiết và cân bằng lượng dịch, điện giải trong cơ thể
  • Điều hòa nhiệt độ, làm mát thân nhiệt
  • Vận chuyển và đào thải chất độc hại, cặn bã ra ngoài
  • Tăng lưu thông của máu

Nước uống vô cùng quan trọng đối với trẻ nhỏ

Nước uống đóng vai trò quan trọng nhưng bé uống quá nhiều hay quá ít đều ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của bé. Ví dụ như trường hợp thiếu nước chẳng hạn, nồng độ hòa tan các thành phần trong cơ thể bé sẽ tăng lên, thành phần độc hại không được đào thải ra bên ngoài nên bé dễ bị nhiễm độc, đặc biệt là táo bón. Tình trạng táo bón nhiều hơn vào mùa đông, một trong những nguyên nhân chính là việc bé “lười” uống nước vào mùa đông, thậm chí là nhiều bố mẹ ngăn cản hành động uống nước với nguyên dân vô lý “sợ con lạnh bụng”.

Khi bé uống quá nhiều, uống không có sự kiểm soát của bố mẹ sẽ gây nên tình trạng thừa nước trong cơ thể. Khi lượng nước được bổ sung vào cơ thể vượt ngưỡng cho phép, tim và thận của trẻ buộc phải hoạt động nhiều hơn, thậm chí những khoáng chất, vitamin có lợi cho cơ thể sẽ theo nước tiểu, mồ hôi đào thải ra bên ngoài làm bé thiếu năng lượng để hoạt động.

Mẹ nên cho bé uống đủ nước vì thừa sẽ gây hại tới sức khỏe bé

Nhu cầu nước của trẻ theo từng độ tuổi

Trẻ dưới 6 tháng

Nhiều chuyên gia đã khuyến cáo mẹ không nên cho trẻ uống nước trong khoảng thời gian này. Sữa mẹ hay sữa công thức đã cung cấp đủ nước cho cơ thể bé. Nếu mẹ cho bé uống thêm nước ngoài rất dễ gây các triệu chứng như phù mặt, hạ thân nhiệt ở trẻ.

Trẻ sơ sinh từ 6-12 tháng

Khoảng thời gian này nhu cầu nước uống ở trẻ bắt đầu tăng dần. Nên ngoài việc cho bé uống sữa mẹ, sữa công thức mẹ nên cho bé uống thêm nước. Lượng nước lý tưởng mẹ cần bổ sung cho bé dao động từ 200-300ml.

Trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên

Lúc này, nhu cầu nước uống ở trẻ nhiều hơn. Tùy vào nhu cầu nước uống của trẻ cà phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể bé, bú mẹ nên đưa ra lượng nước phù hợp và thường xuyên nhắc nhở bé con nhà mình uống. Thay vì nhắc nhở bé uống, bố mẹ nên duy trì thói quen chủ động trong việc uống nước chẳng hạn như mang theo bình nước khi đi làm để kịp thời uống khi khát. 

Ngoài việc căn cứ vào độ tuổi để bố mẹ đưa ra lượng nước cho con trẻ, bố mẹ có thể áp dụng cách tính nhu cầu nước của trẻ theo cân nặng. 

  • Trẻ từ 1 - 10kg: 100ml/kg cân nặng.
  • Trẻ từ 11 - 20kg: 1.000ml/10kg đầu + 50ml/kg/1kg cân nặng tăng thêm.
  • Trẻ từ 21kg trở lên: 1.500ml/20kg đầu + 20ml/1kg cân nặng tăng thêm.

Những lưu ý khi cho trẻ uống nước

Cơ thể trẻ em chứa nhiều nước hơn so với người trưởng thành, tiri lệ bề mặt da của trẻ ớn, bài tiết nước tiểu loãng hơn, khó khăn hơn trong thể hiện cơ khát để bố mẹ hiểu là những nhận dạng mà bố mẹ nên quan tâm và chú trọng tới chế độ uống nước của bố mẹ mỗi ngày. Ngoài ra, bố mẹ nên lưu ý những điểm sau:

Thứ nhất, cho trẻ uống nước cả khi không có biểu hiện khát. Bố mẹ nên biết rằng, tình trạng khát nước chính là dấu hiệu cơ thể bé mất nước. Mà tác hại của việc mất nước thì The Water MAN đã đề cập tới rất nhiều bài. Bạn có thể tìm đọc để bổ sung kiến thức nuôi dạy trẻ nhé.

Bố mẹ nên rèn luyện cho con thói quen uống nước theo thời gian biểu

Thứ hai, chọn nguồn nước chất lượng, dụng cụ uống nước an toàn tuyệt đối với sức khỏe bé. Bố mẹ nên hạn chế tối đa việc con trẻ uống nước bằng những ly nước tiện lợi, hạn chế việc uống nước ngọt đóng chai, tránh ngay việc cho bé uống nước đun đi đun lại.

Thứ ba, không nên thay thế nước tinh khiết bằng những loại nước ngọt có gas, sữa tươi vì hành động này có thể làm cho bé bị béo phì, tiểu đường, cao huyết áp. Do chức năng thận của trẻ vẫn chưa hoàn thiện, nếu không uống đủ nước sẽ làm cô đặc sữa, hay khi cho trẻ ăn lượng muối cho vào thức ăn quá lượng sẽ làm tăng gánh nặng lên bộ phận thận của trẻ. Chính thói quen này sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe bé.

Uống nhiều nước ngọt gây hại răng, nội tạng của trẻ


Thứ tư, trong vòng 24h đồng hồ mà bố mẹ thấy bé đi tiểu ít hơn 5 lần, nước tiểu có màu vàng, nặng mùi thì nguy cơ cao bé đang thị thiếu nước.

Thứ năm, thời điểm uống nước cũng ảnh hưởng lớn tới sự phát triển bình thường của bé. Nhiều bác sĩ dinh dưỡng khuyến cáo rằng, bố mẹ nên cho bé uống ít nước khi ngủ và uống nhiều nước khi thức dậy vào buổi sáng. Nước được bổ sung vào cơ thể sẽ “đánh thức” những bộ phận trong cơ thể, thúc đẩy đại não của bé tập trung, bé nhiều năng lượng để vui chơi, học tập cho cả ngày.

Kết luận

Nước uống chính dung môi của hầu hết các chuyển hóa dưới dạng hòa tan trong cơ thể mỗi người, và trẻ em cũng không ngoại lệ điều này. Nước tham gia vào nhiều phản ứng hóa học quan trọng như phản ứng thủy phân, thoái hóa của protid, glucid. Ngoài ra, nước còn là dung môi hòa tan các chất dinh dưỡng, tham gia vào quá trình bài tiết các chất thải ra khỏi cơ thể và vô vàn những lợi ích. Cơ thể bé chưa phát triển toàn diện nên nước uống đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Nếu muốn cơ thể bé phát triển bình thường, bố mẹ nên bỏ túi những lưu ý mà The Water MAN đã đề cập ở trên. Nếu thấy nó bổ ích, hãy chia sẻ bài viết tới những người xung quanh của bạn để họ có cách nuôi dạy con trẻ hiệu quả hơn nhé.

>>> Xem thêm: Sai lầm này của mẹ sẽ khiến con mắc bệnh vào mùa đông