Nước giúp hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, đốt cháy calo và duy trì thân nhiệt ổn định của cơ thể. Tuy nhiên, việc uống quá nhiều, uống sai thời điểm sẽ gây hại tới sức khỏe của chính bạn. Nếu bạn cố tình uống nước vào 5 thời điểm này chắc khác nào uống “thuốc độc” vào cơ thể. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình bạn nên tuyệt đối tránh uống nước vào những thời điểm này để tránh mang họa.

Uống nước khi ăn cay

Chất hóa học gây nóng rát lưỡi, cổ họng khi bạn ăn thức ăn cay như ớt, tiêu được gọi là capsaicin. Khi đi vào cơ thể, thành phần này sẽ liên kết với thụ thể cảm nhận giác quan bỏng rát, đau trong miệng, phản ứng chảy nước mũi, chảy nước mắt. Lựa chọn của nhiều người ngay thời điểm này chính là nước tinh khiết được làm mát nhưng đứng trên khía cạnh của những người chuyên môn, hành động đó của bạn vô tình đang hủy hoại bản thân. Vì capsaicin là chất không phân cực nhưng nước lại là chất phân cực nên khi bạn uống nước vô tình làm thành phần capsaicin lan rộng ra và làm tăng thêm cảm giác cay nóng. Chính vì vậy, muốn xử lý trường hợp nhanh, hiệu quả bạn nên thay thế nước tinh khiết bằng sữa chẳng hạn. Trong sữa chứa một loại protein là Casein có tác dụng như một chất tẩy rửa sẽ làm cảm giác cay xè trên lưỡi của bạn tan biến thức thì.

Khi ăn cay nóng bạn nên chọn sữa thay cho nước tinh khiết vì nó sẽ nhanh chóng làm dịu cơn bỏng rát cổ họng

Khi bạn đã uống quá nhiều nước trước đó

Đừng vì quan niệm uống nước tốt cho sức khỏe mà bạn liên tục uống nó bất chấp, uống theo sở thích, uống khi không chứa được nữa thì ngừng. Hành động đó vô tình tạo áp lực lên thành bụng, lên dạ dày và nhiều cơ quan khác. Nếu duy trì thói quen này kéo dài, chức năng hệ tiêu hóa, tim, gan, thận của bạn sẽ bị đe dọa. Khi một lượng lớn nước được bổ sung vào cơ thể, chúng sẽ làm loãng lượng muối cân bằng tự nhiên và khiến nồng độ natri trong máu giảm. Ngoài ra, mô tế bào trong cơ thể bạn cũng có nguy cơ bị viêm nhiễm. Khi đó, cơ thể bạn có thể gặp những triệu chứng như buồn nôn, co giật, thậm chí là ngất xỉu, suy tim và ngừng thở. Vậy nên, khi uống nước bạn nên uống chậm rãi, uống từng ngụm nhỏ, đặc biệt nên chia nhỏ khối lượng nước trong ngày thành các lần uống với lượng vừa đủ. Bạn nên nhớ một khuyến cáo quan trọng, Hiệp hội Y khoa quốc tế có khuyến cáo rằng: “Cơ thể chúng ta không nên uống 900ml nước trong vòng 1h đồng hồ” nên việc tuân thủ điều trên thật sự cần thiết cho bạn.

Uống quá nhiều nước một lúc tạo áp suất lớn lên thành dạ dày, thêm gánh nặng cho gan và thận

Uống nhiều nước trong bữa ăn

The Water MAN đã có thời gian quan sát bữa cơm của khá nhiều gia đình và phát hiện một sai phạm. Theo đó, nhiều người duy trì thói quen vừa ăn vừa uống uống vì quan niệm nước đóng vai trò như một chất bôi trơn tự nhiên cho ruột hấp thụ dinh dưỡng và đào thải chất thải ra ngoài cơ thể. Trường hợp uống một ít nước trong bữa ăn hay uống nước ấm khi bị nghẹn rõ ràng hoàn toàn đúng. Nhưng vấn đề ở chỗ, nhiều người uống lượng nước quá lớn và nghĩ rằng nó tốt cho sức khỏe đặc biệt là uống nước đan xen trong bữa ăn. Hành động và quan niệm này hoàn toàn sai. Theo nhiều nghiên cứu, dạ dày chứa axit clohydric, hợp chất để “xử lý” hết đống thực phẩm bạn nuốt vào. Khi bạn uống quá nhiều nước, lượng axit này sẽ bị loãng gây khó khăn trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Không những thế, uống nhiều có dẫn đến tình trạng kém hấp thu, đầy hơi, khó tiêu, táo bón. Theo các chuyên gia, bạn nên uống nước trước bữa ăn khoảng 30 phút. Điều này cho phép các axit clohydric có môi trường tốt nhất để hấp thu và xử lý thức ăn cũng như ngăn chặn sự hình thành của khí, axit và tình trạng đầy hơi, khó tiêu.

Uống quá nhiều nước trong bữa ăn sẽ làm gián đoạn quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn

Uống nhiều trước khi ngủ

Việc bổ sung một lượng nước khoáng 250ml trước khi ngủ tầm 1h đồng hồ là giải pháp hoàn hảo để bảo vệ cơ thể. Hành động này đảm bảo cơ thể tránh việc mất nước trong suốt một đêm dài khoảng 7-8h đồng hồ. Tuy nhiên, thói quen này sẽ gây hại nếu bạn uống quá nhiều. Đầu tiên, việc uống quá nhiều có thể làm tăng số lần đi tiểu đêm và chúng sẽ khiến cho giấc ngủ của bạn bị gián đoạn. vào ban đêm thì thận của bạn lại hoạt động chậm hơn so với ban ngày. Vậy nên, khi uống nước ngay trước khi đi ngủ thì sáng hôm sau ngủ dậy, bạn sẽ thấy khuôn mặt và cánh tay sưng phù hơn. Việc mất đi giấc ngủ ngon, cơ thể bạn có nguy cơ đối mặt với nhiều vấn đề liên quan tới sức khỏe như: giảm chức năng tim mạch,huyết áp không ổn định, cholesterol tăng cao, thừa cân và béo phì…Do đó, bạn cần cần nhắc lại thói quen uống nước trước khi đi ngủ, lựa chọn thời gian uống, lượng nước, loại nước rất quan trọng vì tác hại của việc uống nhiều nước vào ban đêm lớn hơn gấp nhiều lần so với nhóm lợi ích mà hành động đó tạo ra.

Khoáng 250ml nước trước khi ngủ 1h đồng hồ là giải pháp bảo vệ sức khỏe hiệu quả

Uống nước trong luyện tập với cường độ lớn

Đây là một trong những sai lầm rất nhiều người gặp phải. Trong quá trình luyện tập với cường độ lớn, cơ thể sẽ tăng nhiệt độ nên khiến bạn cảm thấy nóng nhanh, khát nhanh. Thế nhưng, việc uống nhiều nước mát thời điểm này vô tình làm mất cân bằng điện phân trong cơ thể. Uống nước lúc này có thể dẫn đến tính trạng đau đầu, chóng mặt, tim đập nhanh và ngất xỉu thậm chí là tử vong do sốc nhiệt. Để ngăn ngừa những hậu quả lớn do mất cân bằng điện giải bạn phải biết cách bổ sung những dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Bên cạnh việc uống nước lọc, bạn có thể bổ sung nước điện giải, chanh muối, nước dừa vào chế độ nước uống sau luyện tập chẳng hạn. Nguyên tắc uống đúng khi luyện tập đó là uống vừa đủ trước và sau luyện tập, uống ít nước trong khi luyện tập. 

Khi luyện tập với cường độ cao, bạn nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để bù nước hiệu quả

Kết luận

Bạn đang duy trì việc uống nước vào những thời điểm trên? Nếu có hãy dừng ngay việc những thói quen đó vì chúng hoàn toàn không tốt đối với sức khỏe của bạn. Và đừng quên chia sẻ để thông điệp này tới với nhiều người yêu thương quanh bạn nhé.

>>> Xem thêm: Hành trình của nước trong cơ thể và những bí mật sắp được bật mí