Chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học, áp lực học hành, công việc và vô vàn những lý do khác khiến cơ thể chúng ta không trung hòa được lượng axit, nồng độ pH trong cơ thể xuống thấp là nguyên nhân sản sinh ra nhiều bệnh lý nguy hiểm. Để ngăn ngừa điều tồi tệ trong, việc tìm hiểu độ pH trong nước là điều bạn nên thực hiện ngay bây giờ. Từ việc biết rõ về chỉ số này, bạn sẽ tự trả lời cho bản thân câu hỏi “Uống nước gì, độ pH bao nhiêu là tốt cho cơ thể?”.

Độ pH là gì?

PH là từ viết tắt của thuật ngữ: pondus hydrogenii (độ hoạt động của hydro), là chỉ số xác định tính chất hóa học của dung dịch.

Đối với nước, pH được hiểu là chỉ số đo độ hoạt động của các ion Hydro (H+) trong nước. Nếu lượng ion H+ trong nước nhiều, hoạt động mạnh thì nước đó mang tính axit, ngược lại, nếu ion H+ thấp thì nước đó mang tính chất bazơ. Và tất nhiên, lượng hydro (H+) cân bằng với lượng hidroxit (OH-) thì nước đó xếp vào trung tính.

PH là chỉ số đo độ hoạt động của các ion Hydro

Thang đo độ pH được kéo dài từ 0-14. Nước trung tính có chỉ số pH=7, nước có độ pH<7 được gọi là nước có tính axit, pH>7 là nước có tính kiềm.

Theo nhiều nghiên cứu, tiêu chuẩn đánh giá từ các tổ chức của Mỹ hay Việt Nam, nước an toàn sẽ có độ pH nằm trong khoảng 6.5-8.5.

Việc biết được độ pH trong nước giúp người ta đánh giá khả năng ăn mòn kim loại đối với đường ống, hay những vật chứa nước, thiết bị vận chuyển nước. Đồng thời, độ pH còn giúp chúng ta đánh giá nguy cơ kim loại có thể hoà tan vào các nguồn nước như chì, đồng, sắt...có trong những vật chứa nước, đường ống nước.

Ảnh hưởng của độ pH tới con người

Về cơ bản, độ pH của nước không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe người sử dụng. Tuy nhiên, nước uống có độ pH thấp và không qua xử lý trong thời gian dài, hệ men tiêu hóa sẽ ảnh bị đe dọa, gây nên nhiều biểu hiện như ợ chua, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa. Sử dụng thường xuyên loại nước này, nguy cơ hỏng men răng của bạn sẽ tăng cao.

Độ pH ảnh hưởng đến mùi vị của nước: Khi đun nấu thực phẩm bằng nước có độ pH cao những hợp chất hữu cơ trong đó sẽ giảm xuống, đóng cặn. Đây là mối nguy hiểm làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận và bệnh lý về tim mạch.

Độ pH của nước có liên quan đến tính ăn mòn thiết bị, đường ống dẫn nước và dụng cụ chứa. Môi trường pH thấp, khả năng khử trùng bằng Clo dễ sinh ra hợp chất trihalomethane có nguy cơ gây ung thư cao.

Khi sử dụng các loại nước chứa nhiều axit, hệ điều tiết và các cơ quan khác phải làm việc nhiều hơn mức bình thường, dẫn đến quá tải chuyển hóa chất. Từ đó, nếu không cân bằng độ kiềm, cơ thể sẽ thiếu kiềm gây nên nhiều hệ lụy bệnh tật nguy hiểm. Một số vấn đề sức khỏe khi độ pH mất cân bằng bạn nên biết: hệ suy giảm miễn dịch, tiêu hóa kém, đau dạ dày, lão hóa sớm, hội chứng về tim mạch, tiểu đường...

Độ pH càng thấp càng gây hại cơ thể

Lợi ích của việc theo dõi độ pH của nước

Độ pH tự nhiên trong cơ thể bạn thường duy trì mức 7.4. Nước uống hay thực phẩm hằng ngày bạn nạp vào cơ thể đều có tính axit hoặc tính kiềm. Chúng sẽ tác động tới mức độ pH của cơ thể. Trường hợp, độ pH vượt giới hạn cho phép, các bệnh lý nguy hiểm sẽ có điều kiện phát triển. 

Nước là thành phần quan trọng trong chế độ ăn uống hằng ngày. Vậy nên, bạn nên quan tâm độ pH của nước hơn độ pH của bất kì thực phẩm nào khác.

Nồng độ pH bao nhiêu thì tốt cho cơ thể?

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế ban hành (2/2009), nước an toàn với người sử dụng thường có độ pH nằm trong khoảng 6-8.5. Tuy nhiên các nhà khoa học đã khuyến cáo, uống nước có độ ph<7 có hại cho sức khỏe người dùng, nguyên nhân là do tính axit của nước có thể làm gia tăng các ion kim loại từ các vật chứa hay tiếp xúc.

Độ pH trong nước được xem là phù hợp cho sức khỏe con người dao động từ 7 – 9,5.

Nên thường xuyên kiểm tra nồng độ pH trong nước

>>> Đọc thêm: Chỉ số TDS trong nước uống bao nhiêu là an toàn? <<<

Cách đo độ pH trong nước

Dưới đây là một số phương pháp đo độ pH cơ bản:

  • Sử dụng giấy quỳ tím: Đây là phương pháp tiện lợi, đơn giản mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà. Khi thử với nguồn nước trong gia đình, bạn dễ dàng nhận biết nguồn nước có tính kiềm hay tính bazơ dựa vào màu sắc giấy thử. Nếu nó chuyển sang màu xanh thì nước mang tính bazơ, chuyển đỏ thì mang tính axit.
  • Dùng bút đo độ pH: Trên thị trường hiện nay có nhiều bút đo độ pH. Bạn có thể đặt mua chúng và thường xuyên kiểm tra nguồn nước sử dụng trong gia đình.
  • Ngoài những cách thông dụng bạn có thể tự thực hiện nêu trên, kiểm tra độ pH trong nước còn có thể kiểm tra bằng điện cực hydro hay điện cực thủy tinh.

Kiểm tra nồng độ pH trong nước uống

Kết luận

Nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể. Nước phân phối ở khắp nơi từ máu, cơ bắp, não, tim, xương khớp...Vì vậy lựa chọn đúng, uống đúng sẽ cải thiện sức khỏe, ngăn ngừa những bệnh lý nguy hiểm.

Độ pH là chỉ số vô cùng quan trọng trong nguồn nước bạn đang trực tiếp sử dụng mỗi ngày. Việc trang bị những hiểu biết về pH sẽ giúp bạn chọn ra thương hiệu nước uống chất lượng giúp bảo vệ sức khỏe chính bạn và những người yêu thương trong gia đình. Đừng quên ưu tiên nước uống độ pH từ 7-9.5 nha, nó rất tốt cho bạn đấy. 

>>> Xem thêm: Tập yoga không bị mất nước, bạn đang sai lầm