70% cơ thể chúng ta là nước nên chẳng có gì nghi ngờ về lợi ích của nước đối với cơ thể. Chúng ta thường được khuyến cáo nên uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày để quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể diễn ra thuận lợi hơn. Tuy nhiên, thời điểm uống nước đóng vai trò không nhỏ vì lựa chọn thời điểm uống đúng hoặc sai sẽ mang lại lợi ích hay những phản ứng gây hại cho cơ thể. Một trong những thói quen tưởng như vô hại mà nhiều người đang duy trì chính là vừa ăn vừa uống. 

Liệu, hành động uống nước trong khi ăn gây hại thế nào đối với cơ thể?

Hệ tiêu hóa “vận hành” thế nào?

Để biết được nước có tác động thế nào tới quá trình vận chuyển và tiêu hóa thức ăn, trước hết chúng ta phải biết cơ thế hoạt động của hệ tiêu hóa.

Ngay khi bạn đưa thức ăn vào miệng và nhai, tuyến nước bọt bắt đầu sản sinh enzyme để phân hủy thức ăn. Nước bọt sẽ làm mềm thức ăn và đưa chúng đi qua thực quản và vận chuyển xuống dạ dày một cách trơn tru. Tiếp đó, dịch vị chứa axit có sẵn trong dạ dày sẽ tiến hành phân giải thức ăn lần nữa. Hỗn hợp này sẽ được trộn với men tiêu hóa từ tuyến tụy và mật xanh từ gan và đi vào ruột non.

Sau quá trình trên, các chất dinh dưỡng trong thức ăn sẽ được hấp thụ vào máu để phân bổ và nuôi sống mọi cấu trúc bên trong cơ thể. Chu trình tiêu hóa kết thúc khi những chất cặn bã bên trong được “tống khứ” ra khỏi cơ thể. Việc bổ sung nước đúng và đủ sẽ hạn chế tình trạng táo bón và đẩy nhanh quá trình tiêu hóa.

Quá trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng trong cơ thể

Hậu quả của việc “vừa ăn vừa uống”

Như đã đề cập ở trên, việc bổ sung đúng và đủ nước sẽ hỗ trợ nhiều cho quá trình trao đổi chất. Nước sẽ hỗ trợ bạn nuốt, tiêu hóa và làm bạn cảm thấy no nhanh. Tuy nhiên, thói quen uống nhiều nước, uống liên tục trong bữa ăn sẽ gây nên những tác động xấu tới sức khỏe của chính bạn.

1. Làm loãng acid clohydric

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, acid clohydric trong dạ dày đóng vai trò phá vỡ cấu trúc của thực phẩm cơ thể nạp vào. Khi bạn nuốt thức ăn, acid này hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra thuận tiện hơn. Trường hợp trong bữa ăn, dạ dày đang làm việc tối đa công suất để tiêu thụ thức ăn, bất chợt một khối lượng lớn nước đi vào, lượng acid trong dạ dày sẽ loãng ra. Từ đó, việc tiêu hóa thức ăn ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng, quá trình xử lý thức ăn diễn ra lâu hơn, có thể ảnh hưởng tới những cơ quan khác trong cơ thể.

2. Gây đầy hơi khó khó tiêu

Nước gây cản trở quá trình tiêu hóa ở dạ dày nên việc hấp thu dưỡng chất sẽ khó khăn hơn. Nguy cơ cao, chúng sẽ gây nên đầy hơi hay khó tiêu. Bởi lẽ, quá trình tiêu hóa thức ăn ở dạ dày vốn không cần thêm lượng nước lớn từ bên ngoài đưa vào, thậm chí nếu uống nước khi ăn, hoạt động tiêu hóa sẽ diễn ra chậm hơn, khó khăn hơn, thậm chí gây táo bón.

3. Hấp thu dưỡng chất kém

Khi đang ăn mà uống nước, thức ăn có thể chưa được nhai kĩ nhưng theo phản xạ tự nhiên, thực phẩm sẽ bị trôi tuột xuống dạ dày, tăng thêm gánh nặng cho bao tử. Việc bao tử phải tăng co bóp hơn mức bình thường, lâu ngày dạ dày sẽ mệt mỏi và sinh ra những bệnh nguy lí hiểm.

Uống nhiều nước làm giảm quá trình hấp thu

4. Làm khối lượng mỡ tăng lên

Duy trì thói quen uống nước trong khi ăn có thể gây khó khăn cho năng suất làm việc của hệ tiêu hóa, hàm lượng insulin bị dao động mạnh sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho quá trình tích tụ mỡ thừa bên trong cơ thể.

5. Gây cảm giác chán ăn, no khi chưa ăn đủ

Hành động vừa ăn vừa uống nước tưởng như vô hại nhưng trong bữa ăn thì khác. Khi quá nhiều chất lỏng và thức ăn dòn tới dạ dày, quá trình tiêu hóa diễn ra sẽ chậm lại. Đồng thời, nước trong dạ dày sẽ khiến cho bạn nhanh no mặc dù cơ thể bạn chưa được bổ sung đủ lượng thức ăn để duy trì năng lượng cho ngày dài. Với những ai muốn tăng cân hoặc những người suy dinh dưỡng, đây là thói quen tai hại mà họ nên tránh.

Uống nhiều nước gây chán ăn, nhanh no

Uống nước đúng khi ăn cơm

Theo các chuyên gia, chúng ta nên bổ sung lượng nước uống ứng với những thời điểm phù hợp. Trước bữa ăn, sau bữa ăn khoảng 1h đồng hồ là thời điểm hợp lý để uống nước. Cần hạn chế thói quen vừa ăn vừa uống để hỗ trợ các acid clohydric có đủ thời gian để tiêu hóa thức ăn một cách khoa học nhất, ngăn ngừa hình thành đầy hơi, khó chịu.

Ngoài ra, trong dùng bữa bạn cũng có thể uống một vài ngụm nước nhỏ vì nó hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn nhanh hơn. Hay trường hợp khó nuốt, bị nghẹn, bạn có thể uống một ít nước ấm chẳng hạn. Nó sẽ giảm nhanh tình trạng nghẹn cứng ở cổ và mang lại sự dễ chịu cho hệ tiêu hóa của bạn đấy.

Nên uống nước trước và sau bữa ăn khoảng 1h đồng hồ

Kết luận

Chất lỏng là một phần của chế độ ăn uống mà bạn không thể bỏ qua, nhưng việc duy trì thói quen uống quá nhiều nước trong bữa ăn hoặc uống đan xen liên tục trong quá trình nhai nuốt là những hành động có hại. Bạn nên đảm bảo cơ thể luôn đủ nước suốt ngày dài để hạn chế tối đa thói quen uống quá nhiều nước trong khi ăn, tốt nhất, uống đúng là ưu tiên uống nước trước và sau khi ăn khoảng 1h đồng hồ vì nó có lợi cho sức khỏe chính bạn.

>>> Xem thêm: Thực hư việc nước kiềm có thể chữa được bệnh Gout?