-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Uống nước gì và uống thế nào để hạ nhanh cơn sốt? (Phần 5)
10/09/2021
Sốt là triệu chứng thường gặp nhất là khi thay đổi thời tiết hay khi nhiễm virus. Việc trang bị cho bản thân kinh nghiệm hạ sốt là điều cần thiết, nhất là trong mùa dịch bệnh hiện nay. Uống nước gì và uống thế nào để hạ nhanh cơn sốt, The Water MAN sẽ bật mí cho bạn ngay bây giờ.
Đừng tiếc rẻ 3 phút của mình để có thêm những kinh nghiệm bổ ích nhé.
Nguyên nhân bị sốt
Sốt hiểu đơn giản là tình trạng nhiệt độ trong cơ thể tăng cao, thường trên 37.5 độ C. Sốt có vô số những nguyên nhân khác nhau. Chúng tôi cập nhật những nguyên nhân thường gặp để mọi người đề phòng cũng như có phương pháp điều trị hiệu quả.
- Sốt sinh ra do cơ thể bị một loại virus nào đó tấn công
- Ký sinh trùng gây ra sốt, thường đi kèm với những biểu hiện như nhiệt tăng cao đột ngột, ớn lạnh, buồn nôn.
- Sốt xuất huyết do virus có tên Dengue gây ra thường nhiệt độ cơ thể tăng cao trên 39 độ, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, đau đầu
- Sốt do viêm gan gây ra, đi kèm những biểu hiện như vàng da, mệt mỏi, chán ăn
- Sốt cho thương hàn. Thường xảy ra đối với những hộ gia đình sinh sống trong môi trường nước bị ô nhiễm, đi kèm biểu hiện tiêu chảy, đau bụng, sốt, mệt mỏi
- Sốt do virus corona xâm nhập. Thường đi kèm những biểu hiện của bệnh cảm cúm thông thường như ho, rát cổ họng, mệt mỏi, nặng hơn có nổi mẩn, tiêu chảy, mất mùi và bị, khó thở…
Vì sao khi sốt cần uống nhiều nước?
Khi bị sốt cao, bệnh nhân có xu thế mất nước. Nhu cầu nước của họ sẽ cao hơn người bình thường. Trường hợp không can thiệp kịp thời, người bệnh rất dễ sinh ra những biến chứng nặng về và khó lường.
Sốt thường là cơ thể để cơ thể sản sinh ra những kháng thể để chống lại virus và vi khuẩn gây bệnh. Nhiệt độ cao, mồ hôi ra nhiều, nhịp tim tăng, thở gấp là những biểu hiện cho biết cơ thể đang tự chống lại thành phần gây hại. Bổ sung nước kịp thời là cách gián tiếp để bạn tiếp thêm năng lượng để cơ chế chiến đấu với bệnh tật.
Hơn nữa, nước được xem là thành phần quan trọng trong tạo ra dung môi, giúp mọi hoạt động sinh hóa bên trong cơ thể diễn ra trơn tru và hiệu quả. Nước chính là chất xúc tác để cơ thể đào thải độc tố ra môi trường bên ngoài. Từ những giải thích trên, chắc hẳn mọi người đã biết được lý do vì sao chúng ta cần bổ sung nhiều nước khi bị sốt rồi đúng không nào?
Bị sốt uống nước gì để nhanh hạ sốt?
Uống nước để hạ sốt, điều đó đã được chứng minh ở trên. Vậy vấn đề mọi người quan tâm ở thời điểm này là uống nước gì để hạ sốt. The Water MAN xin trả lời luôn. Ngoài nước lọc, bệnh nhân nên bổ sung thêm những loại nước có thành phần là các khoáng chất, vitamin thiết yếu đối với cơ thể, chẳng hạn như nước trái cây, nước khoáng, nước dừa…
Bạn có thể tham khảo một số loại nước mà được bác sĩ khuyên dùng khi bị sốt nhé:
Nước Oresol
Mất nước có thể khiến người bệnh tử vong. Trong trường hợp sốt do virus Corona gây ra, các bác sĩ khuyến khích người bệnh sử dụng nước Oresol (ORS) để bù nước và điện giải cho cơ thể. ORS bù nước hiệu quả, ngoài ra nosco cung cấp một lượng muối khoáng thiết yếu cho cơ thể.
Nước cam, chanh
Tăng cường hệ miễn dịch là cách để cơ thể chúng ta chiến đấu với bệnh sốt. Nước cam, chanh sả là ví dụ điển hình đầu tiên cho việc bổ sung vitamin C và khoáng chất có lợi. Nước cam có khá nhiều công dụng với người bị sốt: tăng đào thải độc tố, điều hòa nhiệt độ cơ thể, kích thích tiêu hóa, ngăn ngừa mất nước và thiếu máu...
Nước rau diếp cá
Trong Đông y, diếp cá chính là loại rau có tính mát, được ứng dụng trong nhiều phương thuốc. Diếp cá có khả năng thải độc, thanh lọc, tiêu đờm và hỗ trợ điều trị táo bón hiệu quả. Khi bị sốt, người nhà nên chuẩn bị loại nước này cho người bệnh. Bằng việc rửa sạch, xay và lấy nước diếp cá cho người bị sốt uống. Chắc chắn một điều rằng, chi trong thời gian ngắn thôi, người bệnh sẽ chuyển hướng tích cực.
Nước dừa
Chắc chắn một điều rằng, chúng ta đều được ít nhất một lần trong đời uống nước dừa khi bị sốt đúng không nào. Các bác sĩ cho rằng, trong nước dừa chứa thành phần và công dụng tương tự như nước oresol vậy. Ngoài ra, những khoáng chất như kali, vitamin, canxi trong nước dừa hỗ trợ làm giảm cơn sốt nhanh chóng. Nhớ là không cho người bệnh uống nước dừa vào ban đêm để tránh đầy bụng, tiêu chảy nha.
Nước từ các loại đậu
Nước từ các loại đậu như: đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ,... giúp cơ thể nhanh hạ nhiệt, nhanh phục hồi năng lượng và cảm thấy dễ chịu hơn. Khi nấu nên pha lẫn thêm chút muối và đường để vị nước dễ uống. Bạn cũng có thể chế biến những món chè từ đậu. Thêm một chút gừng để tăng hương vị món ăn lại hỗ trợ làm ấm nóng cơ thể và cắt cơn ho hiệu quả.
Uống nước như thế nào khi bị sốt?
Uống nước dễ dàng nhưng uống làm sao để đạt hiệu quả cao nhất thì không phải ai cũng làm được điều đó. Bệnh nhân bị sốt cần quan tâm hơn chế độ nước uống của mình. Dưới đây là một vài lưu ý:
Thứ nhất, nhu cầu nước uống của người bị sốt luôn cao hơn người bình thường. Bạn hoàn toàn có thể kết hợp giữa việc uống nước tinh khiết và những loại nước khác như trái cây, oresol.
Thứ hai, không nên uống quá nhiều nước trong một lần. Ngoài việc gây áp lực cho thận và nhiều cơ quan khác, cách uống này hoàn toàn không có tác dụng trong việc giảm sốt. thay vào đó, người bệnh nên uống từ tốn, chia nhỏ lượng nước thành nhiều lần trong ngày.
Thứ ba, đừng cho rằng chất lỏng nào cũng là nước và có thể dễ dàng thay thế cho nhau. Điều đó hoàn toàn không có cơ thể. Đồ uống cồn, đồ lạnh, cafe là những loại nước đẩy nhanh tốc độ mất nước bên trong cơ thể.
Thứ tư, việc thay thế nước tinh khiết bằng những loại nước khác hoàn toàn sai. Suy cho cùng, tác dụng của nước tinh khiết với cơ thể không có bất cứ loại nước nào thay thế được. Bạn nên nhớ điều đó.
Khi bị COVID sốt bao nhiêu độ?
Nhiều người thắc mắc sốt Covid bao nhiêu độ vì chúng khó phân biệt với những bệnh khác như cảm lạnh, cúm. Tuy nhiên, dựa vào những diễn biến của bệnh cũng như yếu tố dịch tễ, các bác sĩ sẽ phân biệt đâu là sốt cho Covid-19 gây ra. Muốn biết mình nhiễm Covid hay không, chúng ta có thể dùng que test nhanh. Phương pháp này cho kết quả nhanh, độ chính xác tương đối. Nếu xuất hiện hai vạch ở que test, bệnh nhân xét nghiệm PCR sẽ có kết quả chính xác tuyệt đối.
Có khoảng 80% bệnh nhân nhiễm Covid đi kèm triệu chứng sốt. Nhiệt độ sốt phổ biến nằm trong khoảng 38-39 độ C, một số trường hợp có thể cao hơn. Ngoài sốt ra, người bệnh có thể xuất hiện thêm những triệu chứng như mệt mỏi, ho khan, đau đầu, mất vị giác và khứu giác…Tuy nhiên, không ít trường hợp người nhiễm không bị sốt và không biểu hiện rõ ràng ra ngoài nên việc phát hiện bệnh cực kỳ khó khăn.
Cần Làm gì khi F0 bị sốt?
Sau khi biết được nhiệt độ sốt do Covid gây ra, người bệnh phải được theo dõi thân nhiệt thường xuyên. Nếu thân nhiệt trên 38.5 độ C đi kèm những biểu hiện khác như đau cơ, nhức mỏi thì có thể uống ngay một viên paracetamol 500ml để hạ sốt. Sau 4-6h đồng hồ, cho F0 uống thuốc hạ sốt một lần nữa. Đó là với người trường thành. Còn trường hợp là trẻ em mắc Covid và bị sốt trên 38.5 độ C, bố mẹ nên cho bé uống paracetamol theo liều lượng 10-15mg/kg/lần, tương tự, cứ sau 4-6h cho bé uống lần nữa nếu vẫn còn sốt.
Kết hợp với việc cho bệnh nhân uống nước, việc cho bệnh nhân uống đủ nước cũng là điều quan trọng không ké. Điều này đã được các bác sĩ đầu ngành khuyến cáo. Ngoài uống thuốc hạ sốt, bổ sung đa dạng những loại nước kể trên, chúng ta có thể áp dụng thêm những biện pháp cơ học như cho người bệnh mặc đồ thoáng, chườm ấm…Cơn sốt dai dẳng dù đã kết hợp những phương pháp trong, việc nên làm của bạn là liên hệ ngay với lực lượng y tế để được tư vấn và hỗ trợ.
Kết luận
Sốt gây khó chịu, mệt mỏi, khó tập trung nên việc làm “đánh bay” chúng trong thời gian ngắn là điều ai cũng mong muốn. Uống nước đúng cách, đúng loại là cách đơn giản bạn có thể áp dụng để hạ sốt. Ngoài ra, hãy kết hợp thêm những phương pháp khác như lâu người bằng nước ấm, chườm lạnh, ngâm tay chân bằng nước ấm cũng là những phương pháp làm dịu cơn sốt nhanh chóng.
>>> Đọc thêm: Vì sao uống nước là 1 trong 10 điều F0 cần nhớ? (Phần 6)