Nhiều năm trở lại đây, nổi cộm tình trạng nhiều trường học sử dụng nguồn thực phẩm ôi thiu, kém chất lượng. Ngoài vấn đề nhức nhối về thực phẩm, chất lượng nước cho học sinh cũng là nỗi lo lắng của cả gia đình và trường học. Mặc dù ngành giáo dục, đào tạo quan tâm hơn về việc đảm bảo chất lượng nước nhưng việc kiểm soát nó còn khá nhiều bất cập. The Water MAN sẽ điểm danh những mối nguy hại xoanh quanh vấn đề nước uống mà con bạn đang đối mặt mỗi ngày ở trường học:

Chất lượng nước uống ở trường học đang là vấn đề nhiều người quan tâm

Hiểm họa từ nước uống trong trường học

Bạn thấy vô lý đúng không? Nhưng điều này đang diễn ra thường ngày và có thể con của bạn đang là nạn nhân của tình trạng đó. Với quy định mỗi ngày học sinh cần uống ít nhất 0.3L nước, trung bình mỗi ngôi trường tầm khoảng 1 nghìn học sinh thì nhà trường cần tới 300L nước/ngày. Với lượng nước lớn như thế này liệu ban giám hiệu, bộ phận chuyên môn có quả quản lý được chất lượng nước uống cho học sinh.

Thông thường, nhà trường có gửi mẫu nước đi kiểm tra 6 tháng/lần. Liệu con số thực sự đảm bảo chất lượng con trẻ mỗi ngày. Thông tin trên báo Hà Nội Mới nói về một tình trạng đáng lo khác. Theo đó, nhiều trường học lợi dụng việc quen biết với phụ huynh làm trong bộ phận kiểm định chất lượng nước nên việc kiểm tra chất lượng nước trở nên dễ dàng gấp nhiều lần. Suy cho cùng, nguồn nước đầu vào hoàn toàn phụ thuộc vào “lòng hảo tâm” của nguồn cung ứng. 

Việc kiêm định chất lượng nước được nhiều ngôi trường thực hiện lỏng lẻo

Hiểm họa từ thói quen dùng chung ly uống nước

Uống chung ly dường như ai cũng biết đó là thói quen xấu nhưng điều này vẫn thường trực đặc biệt là ở lớp học. Tiến sĩ nha khoa Thomas P. Connelly, giáo sư giảng dạy tại trường Nha khoa Columbia, New York City (Mỹ) đã cảnh báo rằng: “Nước bọt liên quan đến bất kỳ việc chia sẻ đồ uống nào chung cốc và việc truyền vi khuẩn, virus sẽ không thể tránh khỏi”. Có rất nhiều nguồn bệnh có thể lây nhiễm và lan truyền thông qua việc dùng chung ly uống nước: vi rút gây cảm lạnh, viêm họng, quai bị, virus herpes hay bạch cầu đơn nhân mononucleosis gây ra và thậm chí cả bệnh lở mồm long móng hay chân tay miệng. 

Nguy cơ lay nhiễm chân tay miệng do việc uống chung ly nước rất cao

Việc chuẩn bị cho con trẻ ly uống nước cá nhân chuyên chuyên dụng là điều thực sự cần thiết. Bố mẹ có thể mua bình nước cá nhân Finme do The Water MAN cung cấp. Đây là loại bình nước thông minh giúp con bạn kiểm tra nhiệt độ nước trước khi con mang chúng tới lớp, tiện lợi hơn, bình nước cá nhân này còn có chức năng nhắc nhở việc uống nước. 

Vì vậy, việc cơ thể con trẻ mất nước, thiếu nước được giải quyết rồi đúng không. Một trong những giải pháp thuận tiện hơn mà bố mẹ chọn lựa cho con chính là nước uống đóng chai. Trên thị trường nước uống hiện nay có vô vàn những thương hiệu nước uống an toàn cho sức khỏe trẻ nhỏ. Việc mua chai dung tích nhỏ vừa phù hợp với nhu cầu nước uống của trẻ vừa giảm thiểu tình trạng lây nhiễm chéo khi dùng chung ly uống nước. Bố mẹ có thể tham khảo những thương hiệu nước uống an toàn, uy tín có bán trên thị trường hiện nay như: PETAL, Aquafina, Lavie, Vĩnh Hảo…

Hiểm họa từ nguồn nước trước cổng trường

Nguồn nước trước cổng trường mà The Water MAN nhắc đến ở đây chính là nguồn nước ngọt có gas, nước đủ màu được bày bán tràn lan trước cổng trường học. Thay vì dúi ít tiền vào tay con mình vào mỗi buổi sáng bạn phải quan tâm nhiều hơn việc nguồn tiền đó được sử dụng vào việc gì. Những thức uống này chứa nhiều chất độc hại, không rõ nguồn không, không qua nghiên cứu và kiểm định. Nên việc con trẻ uống thức uống này thường xuyên gây hệ lụy nghiêm trọng đối với sức khỏe. Hóa chất độc hại sẽ tích tụ dần và ngộ độc, đây cũng là một trong những nguyên nhân lớn gây tình trạng ung thư. 

Nước ngọt có ga, nước ngọt từ phẩm màu là những hung thủ gây nên tiêu chảy, chán ăn, đau đầu và hàng loạt bệnh nguy hiểm ở trẻ

Nguồn nước để làm nên những loại nước ngọt, nước màu thường lấy từ nước giếng nên nguy cơ lây nhiễm giun sán tăng lên nhiều lần. Đặc biệt với cơ thể của trẻ, nhiều chức năng chưa hoàn thiện niêm việc xử lý hết những thành phần độc hại nạp vào từ nguồn nước này trở nên khó khăn. Vì vậy, một lần nữa chúng tôi khuyến cáo bố mẹ không nên cho con tiền để con trẻ tự ý mua những thứ bản thân thích. Suy cho cùng, tư duy của học sinh khá non trẻ nên việc hiểu hết những hậu quả từ hành động trên chưa có. Ngoài sự can thiệp của bố mẹ, nhà trường cần có những giải pháp triệt để hơn trong việc cấm hoạt động bày bán những đồ uống có hại trước cổng trường.

Kết luận

Trên đây là 3 mối nguy hại tiềm ẩn đang dần bào mòn sức khỏe của con trẻ. Để giải quyết vấn đề này cần sự quan tâm của nhà trường, bố mẹ và ý thức cá nhân của học sinh. Trường học cần quy định rõ ràng hơn trong việc kiểm duyệt chất lượng nước uống cho học sinh, bố mẹ cần chủ động trong việc tìm kiếm những dụng cụ nước uống an toàn hơn, cá nhân học sinh phải là người tự ý thức được tái hại từ những hiểm họa trên. Việc chúng ta quan tâm đến chất lượng nước uống của con trẻ hôm nay chính là chăm lo cho tương lai của đất nước mai sau.

>>> Xem thêm: 7 cách này chắc chắn sẽ giúp con bạn uống nhiều nước hơn khi ở trường