Bạn bị tiêu chảy khi uống nước ion kiềm? Tình trạng này thường xuyên xảy ra nếu người sử dụng uống nước không đúng cách hoặc sử dụng nguồn nước kém chất lượng. Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này thế nào nhé!

Nước ion kiềm là loại nước gì?

Nước ion kiềm (nước kiềm, nước hydrogen, nước điện giải) là loại nước được tạo ra nhờ ứng dụng công nghệ điện giải tách nước thành các ion H+ và OH-. Nước có độ kiềm tự nhiên với độ pH từ 8.5, 9.0, 9.5. Trong nước có chứa nhiều khoáng chất, chất chống oxy hóa có lợi cho người dùng. Do đó, sản phẩm nước được khuyên dùng trong chăm sóc sức khỏe gia đình, hỗ trợ điều trị bệnh.

Nước ion kiềm được loại bỏ chất bẩn, tạp khuẩn, hóa chất nên không có mùi vị khó chịu. Các khoáng chất trong nước được giữ lại triệt để nên người dùng có thể cảm nhận được vị ngọt mát tự nhiên. Nước được sử dụng trực tiếp, không cần đun nấu.

Nước khoáng ion life

Lý giải nguyên do người dùng bị tiêu chảy khi uống nước ion kiềm

Uống nước ion kiềm bị tiêu chảy không phải là tình trạng hiếm gặp. Một số nguyên nhân có thể kể đến như:

  • Sử dụng nguồn nước kiềm có độ pH cao >9.0 có nguy cơ phá hủy axit tự nhiên trong cơ thể dẫn đến việc ức chế hoạt động của các lợi khuẩn. Từ đó, cơ thể sẽ có hoạt động phản vệ gây nên tiêu chảy. Yên tâm rằng, nước kiềm được bày bán trên thị trường không vượt ngưỡng kiềm cho phép.

  • Sử dụng quá 3.5 lít nước ion kiềm mỗi ngày. Việc uống quá nhiều nước ion kiềm sẽ gây sản xuất nhiều dịch vị và enzym tiêu hóa để cân bằng pH làm tăng nguy cơ tiêu chảy. Không chỉ vậy, trong một số trường hợp, các khoáng chất trong nước kiềm tích tụ quá nhiều trong cơ thể mà không đào thải kịp có thể gây nên tình trạng quá tải. Tình trạng này chỉ xảy ra với những người đang thần thánh hóa nước kiềm nên uống càng nhiều càng tốt. 

  • Uống nước kiềm kém chất lượng, mất vệ sinh gây mất an toàn cho sức khỏe người sử dụng. Nguyên nhân nước nhiễm bẩn có thể xuất phát do nguồn nước không được xử lý triệt để chất bẩn dẫn đến tồn dư vi khuẩn và các chất gây hại. Thay vì mua nước kiềm theo quán tính, thấy đâu mua đó, bạn hãy tập thói quen mua tại những đơn vị phân phối chính hãng, ví dụ như Chuỗi giao nước tận nơi The Water MAN chẳng hạn.

Nước khoáng ion life

Nếu bị tiêu chảy có nên sử dụng nước ion kiềm tiếp tục?

Tình trạng tiêu chảy khi uống nước ion kiềm không hiếm gặp. Để giải quyết sự phiền toái này, người dùng nên ngừng sử dụng nước trong vòng 1 tuần. Sau đó, bạn có thể sử dụng nước uống này trở lại. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý về phương pháp uống phù hợp để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân.

Giải pháp khắc phục tình trạng uống nước ion kiềm bị tiêu chảy

Nếu bạn bị tiêu chảy khi uống nước ion kiềm, hãy áp dụng một số cách sau để khắc phục:

  • Việc làm đầu tiêu, hãy chắc chắn nguyên nhân đau bụng là do uống nước kiềm. Bởi tình trạng này khá hy hữu. Hơn nữa, nước kiềm là đột phá của người Nhật trên con đường tạo ra nguồn nước uống chất lương, an toàn và tốt cho con người.

  • Tham vấn ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Người có chuyên môn sẽ đưa ra nguyên nhân, lời khuyên để bạn giải quyết tình trạng tiêu chảy triệt để.

  • Lựa chọn nước kiềm có độ pH phù hợp. Đối với người mới uống, bạn nên chọn nước có độ pH từ 7.5 đến 8.5. Sau khi cơ thể đã quen và hấp thụ nước tốt, bạn nên sử dụng nước có độ pH cao hơn 9.0.

  • Sử dụng nước với liều lượng phù hợp với độ tuổi. Người trưởng thành nên uống đủ 2 lít nước kiềm mỗi ngày. Trẻ em hoặc người cao tuổi nên tham vấn ý kiến của chuyên gia. 

  • Để nước ion kiềm phát huy hiệu quả tốt nhất, bạn nên uống nước đều đặn mỗi ngày. Nên chia nhỏ lượng nước uống cho từng đợt để cơ thể kịp thích nghi và hấp thụ.

  • Nếu có các dấu hiệu tiêu chảy, buồn nôn… bạn nên ngừng sử dụng nước ion kiềm. Hãy hỏi ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Nước khoáng ion life

Như vậy, nguyên nhân bạn bị tiêu chảy khi uống nước ion kiềm đã được lý giải. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn hãy áp dụng ngay các biện pháp khắp phục để đảm bảo sức khỏe bản thân. Lan tỏa thông tin này để người thân và bạn bè được biết nhé!

>>>Đọc thêm: Đau bụng kinh nên uống gì? Cách giảm đau bụng kinh