Xôi ngũ sắc hay xôi ngũ vị là một trong những đặc sản đến từ núi rừng Tây Bắc. Món ăn gây ấn tượng mạnh bởi màu sắc đẹp cùng hạt nếp nương thơm dẻo vô cùng hấp dẫn. Nếu bạn muốn các dịp lễ tết này thêm phần đặc biệt, hãy cùng The Water Man tham khảo ngay công thức nấu xôi ngũ vị ngay dưới đây nhé!

Công thức nấu xôi truyền thống

Xôi ngũ sắc truyền thống sử dụng những nguyên liệu đặc trưng sẵn có như nghệ, rượu trắng, lá cẩm, gấc… Hãy cùng tìm hiểu nguyên liệu và cách nấu ngay nào.

Chuẩn bị nguyên liệu

Xôi ngũ vị truyền thống sẽ cần các nguyên liệu sau:

  • 2kg nếp loại ngon, dẻo;

  • 1 bó lá dứa;

  • 1 bó lá cẩm;

  • ½ quả gấc đỏ;

  • 200g bột nghệ hoặc nghệ tươi;

  • Rượu trắng;

  • Gia vị: 6 muỗng muối, 4 muỗng đường và 5 muỗng nước cốt dừa.

Cách nấu

Để nấu được món xôi ngon chuẩn bị, bạn cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Gạo nếp vo sạch với nước và ngâm từ 6 - 8 tiếng. Lá cẩm, lá dứa, nghệ tươi rửa sạch để riêng.

Nghệ tươi sau khi giã đem trộn cùng 1.5 lít nước lọc rồi lọc qua rây, chắt lấy phần nước cốt nghệ.

Lá cẩm cắt thành từng khúc, đun sôi với 1.5 lít nước lọc trong khoảng 15 phút đến khi nước chuyển màu tím. Lọc lấy nước và bỏ phần bã lá cẩm đi.

Lá dứa cắt thành khúc nhỏ, cho vào máy xay hoặc cối giã nhuyễn rồi hòa cùng 1.5 lít nước khuấy đều. Lọc qua rây để chắt lấy nước và bỏ bã đi.

Về gấc, sau khi lấy thịt gấc ra thì cho vào bát, thêm chút rượu trắng vào và bóp nhẹ đến khi thịt gấc tách khỏi hạt. Bỏ phần hạt gấc đi.

Bước 2: Ngâm hạt gấc với phần nước màu đã tạo

Gạo sau khi ngâm vớt ra và chia thành 5 phần. Mỗi phần sẽ trộn cùng với một loại nước màu tương ứng là lá dứa, lá cẩm, nghệ và gấc. Phần còn lại để nguyên không tạo màu. Trộn thêm 1 muỗng nước cốt dừa, 1 muỗng muối, 1 muỗng đường vào hỗn hợp. Ngâm gạo trong vòng 3 tiếng để gạo được nhuộm đều màu.

Bước 3: Hấp xôi ngũ vị

Sau khi ngâm đủ thời gian, tiến hành cho gạo vào xửng hấp. Lưu ý, chia đều các phần gạo bằng giấy nến hoặc tấm tre để gạo không bị lẫn màu. Bắc xửng hấp lên bếp và hông trong 30 - 45 phút. Sau khi xôi chín đều, rưới thêm nước cốt dừa lên bề mặt xôi và hấp thêm 3 - 5 phút nữa là được.

Xôi sau khi hấp xong cần được bày trí sao cho đẹp mắt. Xôi ngon đúng điệu sẽ có mùi thơm từ lá dừa, màu sắc đẹp, hạt xôi mềm dẻo. Xôi có thể ăn kèm cùng muối vừng hay ruốc khô đều rất ngon.

Xôi ngũ vị thường được tạo màu nhờ rau củ quả thông dụng

Công thức nấu xôi ngũ sắc từ rau củ quả

Nguyên liệu chuẩn bị

Xôi ngũ sắc từ hoa quả cần có các nguyên liệu sau:

  • 2kg gạo nếp loại ngon;

  • 1 bó lá dứa;

  • 1 quả thanh long đỏ;

  • 200g nghệ tươi;

  • ½ quả gấc;

  • Nước cốt dừa.

Cách nấu xôi

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Gạo nếp đem ngâm từ 6 đến 8 tiếng để khi nấu được dẻo mịn, nở đều.

Lá dứa giã nhỏ, hòa với 1.5 lít nước rồi lọc bỏ phần bã lá. Nghệ tươi rửa sạch, giã nhuyễn, trộn cùng 1.5 lít nước và  lọc lấy phần nước cốt. Thanh long ruột đỏ dằm nhỏ, hòa cùng 1 lít nước rồi lọc lấy nước cốt. Phần thịt gấc để riêng ra tô, cho thêm rượu trắng và trộn lên, loại bỏ phần hạt.

Bước 2: Tạo màu cho xôi

Sau khi đã chuẩn bị xong, tiến hành ngâm gạo vào các hỗn hợp lá dứa, nghệ, thanh long, gấc. Cho thêm một ít muối, đường để món ăn thêm đậm vị. Tùy vào khẩu vị của mỗi người để điều chỉnh lượng muối và đường phù hợp.

Bước 3: Hấp xôi

Sau khi ngâm gạo, tiến hành đổ gạo vào xửng hấp để hấp. Nên sử dụng giấy nến hoặc manh tre để tránh tình trạng lẫn màu khi hấp. Thực hiện hấp trong vòng 30 - 45 phút. Khi thấy xôi đã chín đều, tiến hành rưới nước dừa lên bề mặt và hấp thêm 15 phút nữa. 

Xôi ngũ sắc thành phẩm có màu đẹp mắt, thơm béo vị dừa, hạt xôi dẻo mịn. Bạn có thể ăn kèm cùng giò, chả, thịt ruốc đều rất ngon.

Xôi ngũ sắc là món ăn truyền thống từ lâu đời của người Tày, Nùng ở Cao Bằng

Công thức nấu xôi mít ngũ sắc

Xôi mít ngũ sắc là món ăn ngon, lạ miệng được khéo léo biến tấu từ loại xôi ngũ vị truyền thống. Công thức nấu xôi đơn giản gồm các bước dưới đây.

Chuẩn bị nguyên liệu

Những nguyên liệu cần chuẩn bị cho món xôi mít ngũ sắc gồm:

  • 2kg gạo nếp ngon;

  • 500g mít chín;

  • 150g lá cẩm;

  • 150g lá dứa;

  • 150g hoa đậu biếc;

  • Nghệ tươi;

  • Nước cốt dừa. 

Cách nấu xôi mít

Để có được món xôi ngon chuẩn bị, bạn hãy thực hiện theo quy trình dưới đây.

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Gạo nếp đem ngâm từ 6 đến 8 tiếng để khi nấu được dẻo mịn, nở đều.

Mít tách bỏ hạt, cho vào túi kín và bỏ vào ngăn mát tủ lạnh. Nghệ tươi rửa sạch, giã nhỏ rồi cho 1 lít nước vào hòa tan, chắt lấy nước cốt. Lá cẩm cắt khúc, đun sôi 15 phút rồi lọc lấy phần nước màu tím. Hoa đậu biếc cũng xử lý phần nước cốt tương tự như lá cẩm. Lá dứa rửa sạch, giã nhuyễn rồi hòa tan cùng nước và lọc lấy phần nước màu. 

Bước 2: Ngâm gạo nếp

Gạo sau khi ngâm từ 6 - 8 tiếng thì vớt ra, chia thành 5 phần đều nhau. Mỗi phần gạo sẽ trộn với một phần nước đã chuẩn bị ở trên. Tiếp tục ngâm trong vòng 1 - 3 tiếng để gạo ngấm màu. Sau đó, trộn đều tất cả các loại gạo với nhau để tạo thành hỗn hợp màu sinh động.

Bước 3: Hấp xôi và bày trí

Tiến hành hấp phần gạo trên bẳng xửng hấp cách thủy trong vòng 30 - 45 phút. Chờ khi xôi chín đều, rưới phần nước dừa lên trên bề mặt và hấp thêm 5 - 10 phút. Vậy là món xôi đã hoàn thành. Bạn tách nhỏ từng múi mít đã chuẩn bị sẵn và cho xôi vào. Sau đó, bày ra dĩa.

Xôi mít ngũ sắc không chỉ có màu đẹp mà còn có hương vị thơm ngon, ngọt lành. Đây đích thị là món xôi cực hợp để chiêu đãi bạn bè, người thân trong dịp Tết đến, xuân về.

Xôi mít ngũ sắc có hương vị thơm ngon, độc đáo và màu sắc bắt mắt

Bài viết trên đây đã gửi đến quý độc giả thông tin về 3 công thức nấu xôi ngũ vị chuẩn ngon cho những đặc biệt. Hy vọng với những chia sẻ của The Water Man, bạn sẽ biết cách nấu món ngon để chiêu đãi gia đình nhé!

>>> Đọc thêm: Hướng dẫn nấu xôi hạt sen đậm đà vị bắc