Yoga là một bộ môn thể dục có sức cuốn hút đặc biệt trong thời gian trở lại đây. Mỗi người tìm tới bộ môn này với một mục đích riêng, chẳng hạn như giảm cân, thư thái tâm hồn, tĩnh tâm để giảm căng thẳng trong cuộc sống và nhiều  mục đích khá. Nhưng để nói về sự hiểu biết về yoga thì không nhiều người.

Bạn có chắc chắn bản thân hiểu đúng về bộ môn xuất phát từ Ấn Độ? Hay đơn thuần, bạn tập luyện nó theo phong trào?

Yoga là gì?

Yoga là tên gọi của một phương pháp luyện tập bắt nguồn từ Ấn Độ. Tính đến nay, tuổi thọ của bộ môn này lên tới 5000 năm. Nhắc đến yoga, người ta nghĩ ngay tới những tư thế, động tác uốn éo kì lạ. Môn Này phù hợp với mọi đối tượng thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để có một sức khỏe tốt. Trên thực tế, bộ này có nhiều tác dụng trong việc cải thiện vóc dáng lẫn tinh thần. Nhiều người còn cho rằng, nó có thể thay đổi thế giới quan giúp bình tâm, giảm căng thẳng trong cuộc sống nhanh chóng.

Yoga có nguồn gốc từ “yuj”. Áp vào từ ngữ tiếng Phạn, “yuj” có nghĩa là “tham gia”, “đoàn kết, “đính kèm”. Yoga xây dựng trên ý tưởng tâm trí và thể chất hòa quyện với nhau. Người tập phải làm chủ được hơi thở. Từng tư thế trong luyện tập có sự liên kết, chuyển động và đặc thù. Ví dụ như nhóm đối tượng mang thai, lớn tuổi sẽ có bài tập chuyên biệt. 

Yoga bắt nguồn từ Ấn Độ hơn 5000 năm qua

Có những loại yoga nào?

8 loại hình yoga phổ biến nhất hiện nay. Việc tham khảo sẽ giúp bạn có sự cân nhắc, so sánh để đưa qua quyết định việc chọn loại hình phù hợp nhất.

Hatha yoga

Loại hình này phù hợp với những ai mới luyện tập. So với ashtanga, vinyasa, iyengar và power yoga thì hatha yoga ưu tiên những động tác có tốc độ chậm. Các tư thế trong hatha yoga tập trung vào việc hít thở và thư giãn. Loại hình này phù hợp với mọi đối tượng, mọi lứa tuổi.

Hatha yoga là loại hình cơ bản, phù hợp với người mới tập

Iyengar yoga

Bộ môn này tập trung vào độ chính xác và thống nhất cao. Người tập thường phải duy trì một tư thế trong khoảng thời gian tương đối dài. Một trong những khả năng đặc biệt của nó là hỗ trợ trị bệnh. Những người vừa ốm dậy, bị chấn thương đang phục hồi được khuyến khích tập chúng.

Kundalini

Kundalini tập trung vào kỹ thuật thở, thiền định và đọc kinh. Những bài tập sẽ tập trung vào hít thở, thiền, niệm và hoạt động tay. Bộ môn này thích hợp với những người yêu thích sự khám phá, yêu thiên nhiên và có tư duy nhạy bén.

Ashtanga Yoga

Loại hình này là tổ hợp của những tư thế mạnh mẽ. Chúng giúp khơi thông khí huyết, giải phóng năng lượng và tăng cường đề kháng. Môn này đặc biệt phù hợp với những người luyện tập cường độ cao.

Ashtanga Yoga mức độ khó cao hơn, luyện tập cường độ lớn hơn

Vinyasa yoga

Loại này kết hợp giữa chuyển động và hơi thở. Từng động tác thực hiện sẽ tệp với hơi thở khi hít vào và thở ra. so với những loại khác, Vinyasa yoga yêu cầu sự sáng tạo. Nếu bạn là người thích trải nghiệm sự mới mẻ khi luyện tập, đăng ký học ngay loại này.

Bikram Yoga

Thiết kế bài tập Bikram Yoga sẽ có 26 tư tế, 2 kỹ thuật hít thở. Một bài tập sẽ kéo dài 90 phút. Đặc trưng của loại hình này là tập trong một căn phòng tương tự phòng xông hơi và có mức nhiệt ổn định. Bikram Yoga đặc biệt phù hợp với dân văn phòng hay những công việc áp lực cao.

Yin yoga

So với những loại hình trên, Yin yoga tập trung vào sự thụ động. Chúng được hiểu rằng thời gian thực hiện mỗi động tác sẽ kesi dài hơn. Thường thì từ 3-5 phút. Cách này tạo áp lực lên các mô, kích thích hệ hô hấp và hệ tuần hoàn.

Yoga cho bà bầu

Loại hình tập trung vào những di chuyển nhẹ nhàng để mẹ thoải mái hơn trong thai kỳ. Ngoài tốt cho mẹ, bài tập sẽ giúp bé con trong bụng tăng hấp thu dinh dưỡng và có nhiều oxy hơn. Các huấn luyện viên chuyên nghiệp mới thiết kế được bài tập dành riêng cho mẹ bầu mà thôi.

Yoga cho mẹ bầu sẽ được thiết kế riêng

Tập yoga có tác dụng gì?

Bộ môn này yêu cầu sự chậm rãi, chủ động trong từng thao tác. Người tập phải dùng tâm trí để quan sát mọi di chuyển trong cơ thể. Yoga tạo ra nhiều tác dụng tuyệt vời có thể bạn chưa biết: 

  • Giúp tĩnh tâm: Cuộc sống có vô vàn lo toan, bận rộn. Đôi khi bản thân chúng ta cuốn vào dòng chảy hối hả mà quên luôn thời gian cho cơ thể nghỉ ngơi. Luyện tập một vài động tác yoga cũng là cách để bạn tái tạo năng lượng sau một ngày dài.

  • Rèn luyện sức dẻo dai, bền bỉ: Kiểm soát hơi thở, kiểm soát từng di chuyển cơ thể không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, khi người tập làm được điều đó thì họ đã đạt tới thăng bằng cả tâm hồn và thể xác. Yoga rèn luyện sự chịu đựng, bền bỉ và giúp bạn trẻ khỏe hơn mỗi ngày.

  • Cải thiện bệnh lý: Từng di chuyển trong yoga giúp bạn thư giãn, hít thở nhẹ nhàng và điều hòa thân nhiệt. Những đối tượng vừa ốm, vừa điều trị xong, yoga hỗ trợ phục hồi cơ thể hiệu quả. Chức năng thanh lọc, giải độc cơ thể cũng hiệu quả hơn.

  • Cải thiện cân nặng: Bạn có thể giảm cân bằng việc tập yoga và ăn uống khoa học. Tập bộ môn này bài bản, đúng quy trình hỗ trợ đốt năng lượng, ngừa mỡ thừa một cách hiệu quả. Đương nhiên, một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ đẩy nhanh những điều bạn muốn.

  • Tốt cho xương: Theo thời gian, chức năng xương mỗi người sẽ suy giảm. Điều này sẽ nhanh hơn nếu bạn ít vận động. Tập yoga thường xuyên sẽ kích thích vận động, kích thích tăng tiết nhờn bôi trơn xương và khớp. 

Yoga hỗ trợ cải thiện vóc dáng, tinh thần hiệu quả

Yoga sex là gì?

Chủ đề này nhận được khá nhiều sự quan tâm. Bài viết này sẽ đề cập tới môi tiên hệ giữa tình dục và yoga. Theo nhiều nghiên cứu, yoga ngoài tác dụng nhất định trong việc giữ gìn sắc vóc, ổn định tinh thần, duy trì tuổi xuân và giúp thời gian quan hệ kéo dài hơn. Ví dụ như duy trì nhịp thở trong yoga giúp giải phóng ức chế thần kinh nên chất lượng quan hệ tình dục sẽ tăng lên. 

Khi tập yoga,, chúng ta hầu như kiểm soát được di chuyển của cơ thể, trong đó có hành động liên quan đến tình dục. Việc “yêu” theo những tư thế truyền thống đôi khi tạo sự nhàm chán. Áp dụng những tư thế luyện tập yoga trong quan hệ có thể cải thiện sự nhàm chán nêu trên. Luyện tập yoga hỗ trợ nhiều trong việc tạo ra những điều thú vị trong cuộc vui. Bạn có thể áp dụng điều này.

Yoga có thể giúp người tập kéo dài thời gian quan hệ

Tác hại của yoga

Tập yoga không đúng sẽ mang lại những hệ lụy không thể lường trước. Thông tin từ bác sĩ Nguyễn Xuân Anh, phòng khám chấn thương Mỹ Quốc: “Tập yoga không đúng phương pháp sẽ có hại nhiều hơn lợi, vì có thể gây tổn thương dây chằng khớp háng, cổ tay, gối, cột sống cổ, cột sống thắt lưng… dẫn đến thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, u hoạt dịch cổ tay, hội chứng ống cổ tay… nhanh và sớm hơn người bình thường. Do vậy khi tập yoga nên tập với thầy có chuyên môn mới chỉnh sửa được từng động tác, tư vấn được cách tập phù hợp với từng đối tượng. Nếu thấy đau sau khi tập thì nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt”.

Để ngừa những nguy hiểm trong luyện tập, trước đó người tập nên luyện khí công dưỡng sinh. Bước luyện tập này cần đòi hỏi sự kiên trì và nhẫn nại. Yoga cần sự quyết tâm và theo đuổi tới cùng. Muốn hiệu quả, người tập cần đi từ đơn giản đến phức tạp. Yếu tố thời gian quyết định khá nhiều. Nếu không chuẩn xác trong từng động tác, người tập có nguy cơ thoái hóa xương khớp, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh. 

Tập sai tư thế yoga có thể gây chấn thương cho người tập

Thảm tập yoga

Thảm tập, gạch, dây yoga, bóng, khăn thấm mồ hôi, quần áo là những gì bạn cần chuẩn bị khi quyết định theo đuổi bộ môn này. Tuy nhiên, bạn có thể làm quen bộ môn này tại nhà bằng việc mua ngay một tấm thảm yoga. Mỗi người tập trên một thảm sẽ đảm bảo vệ sinh hơn. Thảm với chức năng chống trượt nên bạn có thể sử dụng nó với nhiều bộ môn khác.

Thông thường, một thảm tập cho nữ giới có ích thước 175x61 (cm), với nam giới sẽ có kích thước lớn hơn là 183x61 (cm) hoặc 185x80 (cm). 

Một tấm thảm có giá giao động từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng. Giá cả sẽ phụ thuộc vào kích thước, độ dày, thương hiệu, chất lượng và một số thông tin khác. Dụng cụ tập yoga sẽ được The Water MAN đề cập riêng trong một bài viết để mọi người dễ nắm hơn.

Thảm yoga cho người tập yoga

Kết luận

Bài viết cung cấp những thông tin mang tính khái quát, tổng quan nhất liên quan đến bộ môn yoga. Lợi ích nhiều nhưng nó chỉ có khi bạn tập đúng mà thôi. Với những người bắt đầu ý định theo đuổi bộ môn này, những thông tin trong bài thực sự cần thiết. Vậy nên, đừng ngại chia sẻ để bài viết đến gần hơn với độc giả của nó.

>>> Đọc thêm: Tập yoga không bị mất nước, bạn đang sai lầm