Chuyển mùa, thời tiết Sài Gòn nắng mưa bất chợt. Ban ngày, nắng oi ả khiến người người bứt rứt, khó chịu. Lúc chiều muộn lại ào ào cơn mưa lớn gây ngập úng vùng trũng thấp. Nhân tiện mùa vải độ chính, The Water MAN chia sẻ bạn công thức làm sinh tố vải thiều thơm ngon, lạ miệng. Làm ngay món đồ uống hấp dẫn để giải khát, thư giãn cuối tuần thôi nào.

Vải thiều có tác dụng gì?

Vải thiều là trái cây được trồng nhiều vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Loại quả này cùng họ với nhãn và quả chôm chôm. Nhờ hương vị ngọt, mọng nước nên nó được yêu thích. Ngoài bóc vỏ và ăn trực tiếp, quả được dùng trong pha chế đồ uống, làm rượu, sản xuất bánh kẹo và nước ngọt đóng chai. 

Vải thiều có nhiều hình dạng như tròn, bầu dục, trái tim. Khi còn non, lớp vỏ có màu xanh đặc trưng. Khi chín, vỏ chuyển từ xanh sang đỏ hồng. Lớp vỏ này không ăn được. Chúng ta chỉ sử dụng phần thịt màu trắng và bỏ phần hạt, phần vỏ của vải. 

Vải thiều được trồng nhiều ở Hà Giang, Bắc Giang nước ta

Cứ trong 100g vải tươi chứa tới 82% là nước, 66 calo, 16.5g đạm, 15.2g đường, 0.4g chất béo, 1.3g chất xơ. Ngoài ra, vitamin c, kali, đồng là những thành phần không nên bỏ qua khi nhắc đến loại quả đặc sản vùng nhiệt đới này. Ngoài ngăn ngừa nguy cơ mất nước trong cơ thể, chất chống oxy hóa trong vải làm chậm lại sự phát triển của gốc tự do. Vitamin C kích thích cơ thể sản sinh nhiều tế bào bạch cầu nên nó giúp bạn chống lại những cơn cảm lạnh, viêm nhiễm, xơ vữa động mạch, huyết áp…Ăn vải thiều là cách bạn bổ sung niacin để cơ thể tổng hợp và tăng sinh lượng cholesterol tốt. Chưa kể hàm lượng kali ổn định trong quả này giúp tăng cường sức mạnh vùng cơ bắt, ngăn ngừa chuột rút, yếu cơ. 

Nguyên liệu làm sinh tố vải thiều thơm ngon tại nhà

300g vải thiều tươi

100ml sữa tươi 

2 thìa sữa đặc

1 trái chanh

3 bước thực hiện sinh tố vải thiều

Bước 1: Rửa sạch vải thiểu, lột bỏ phần vỏ và hạt. Vắt ½ trái chanh tươi

Bước 2: Cho toàn bộ cùi vải thiều, sữa, nước cốt chanh, đá viên vào cối xay. Khởi động và cho máy xay trong vòng 2 phút.

Bước 3: Cho sinh tố ra ly, thêm một lát chanh tươi để bắt mắt hơn khi thưởng thức.

Lượng sữa, nước cốt chanh có thể điều chỉnh để phù hợp với sở thích của các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, vải thiều có vị ngọt tự nhiên nên không cần thêm quá nhiều sữa đặc khi pha chế. Thành phẩm cuối cùng có màu trắng ngà, hỗn hợp mịn màng, thơm mát khi thưởng thức. 

Công thức sinh tố vải thiều

Lưu ý trong quá trình sử dụng sinh tố vải thiều

Vải thiều ngon lại tốt. Vào mùa, không khó để mua được loại quả này. Tuy nhiên, The Water MAN đề cập luôn một vài lưu ý trong quá trình sử dụng:

Thứ nhất, vải ngọt và nóng nên chúng ta không nên sử dụng nhiều vì chúng dễ gây nhiệt miệng, nóng trong, mụn nhọt. 

Thứ hai, người cơ địa dễ dị ứng khi ăn vải cần lưu ý. Ăn nhiều vải có thể gây dị ứng, chóng mặt, tiêu chảy

Thứ ba, một số người gặp triệu chứng say, buồn nôn, đau đầu, toát mồ hôi khi ăn nhiều vải. 

Thứ tư, không nên ăn vải buổi tối để bảo vệ hệ tiêu hóa và ngừa tăng cân.

Đường trong vải thiều nhiều nên người bép phì không nên ăn nhiều

Trường hợp nào không nên uống sinh tố vải thiều

Theo chia sẻ của những chuyên gia dinh dưỡng, người đang trong quá trình điều trị bệnh, trị liệu bắt buộc tuân thủ chế độ dinh dưỡng nghiêm không nên sử dụng vải và những đồ ăn, thức uống từ loại quả này. Ngoài ra, bệnh nhân bị tiểu đường, thừa cân nên hạn chế tối đa việc ăn loại quả này mỗi ngày. Nếu được, bạn nên thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. 

Cách phân biệt vải thiều Việt Nam và vải Trung Quốc

The Water MAN sẽ hướng dẫn mọi người cách phân biệt vải Việt và Trung Quốc. Mọi người nên lưu ý những điều này trong quá trình mua hàng: 

Hình dáng: Vải thiều Việt Nam có kích thước khá nhỏ, khi chín vỏ hồng không đều, hạt nhỏ và cùi dày. Trong khi đó, vải thiều của Trung Quốc có kích thước lớn hơn nhiều so với vải Việt. Trong một chùm vải Trung, các trái đồng đều, bắt mắt hơn. 

Hương vị: Vải Việt Nam ngọt thanh, nhiều nước, mùi thơm đặc trưng. Trong khi đó, loại vải được nhập khẩu từ Trung quốc có vị ngọt đậm, ngọt kiểu đường hóa học nên khách hàng khá e dè khi ăn chúng.

Thời gian thu hoạch: Mùa vải ở nước ta bắt đầu từ tháng 6, chín rộ vào tháng 6 trở đi những mùa vải Trung lại sớm hơn 1 tháng. Yếu tố này khá quan trọng nên khách hàng nên lưu tâm để mua đúng hàng Việt.

Hướng dẫn phân biệt vải thiều Việt Nam và Trung Quốc

Kết luận

Sinh tố vải thiều là một món đồ uống nên thử vào thời điểm này. Tranh thủ cuối tuần làm ngay cho gia đình thưởng thức thay vì ra tiệm.