-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Cách làm bánh trung thu nhân đậu xanh thơm ngon tại nhà
06/09/2022
57.700.000 kết quả khi tìm kiếm từ khóa “Bánh Trung Thu” trên google. Điều này nói lên sự quan tâm đặc biệt của mọi người tới Tết Đoàn Viên và món ăn đặc trưng dịp này. Trung thu là cơ hội để mọi thành viên sum họp bên nhau. Cứ vào độ này, nhiều người tìm mua những chiếc bánh thơm ngon, bắt mắt để dâng lên gia tiên rồi sau đó thưởng thức cùng người thương yêu. Loạt cửa hàng bày bán bánh trung thu nên không khó để mua được loại bánh ưng ý.
Song, một gợi ý hay ho hơn chính là việc tự tay làm bánh để tặng mọi người. Bạn muốn trải nghiệm tự làm bánh, tuy nhiên bạn nghĩ mình không khéo tay, cộng thêm "mù" công thức. Yên tâm, The Water MAN sẽ giúp bạn bằng việc hé lộ công thức bánh trung thu đậu xanh nướng siêu ngon, siêu hấp dẫn.
Vì sao Tết Trung Thu lại ăn bánh trung thu?
Như một thói quen vậy, cứ vào dịp Tết Trung Thu, người người nhà nhà tìm mua những chiếc bánh trung thu đẹp mắt. Trước là để dâng lên bàn thờ tổ tiên, sau là để cùng nhau thưởng thức. Thói quen tưởng như đơn giản thể hiện lòng thành kính với bề trên và người lớn tuổi trong nhà. Trẻ thơ được nhận bánh dịp này cũng vui vẻ, hào hứng.
Trước đây, bánh trung thu thường được làm 2 hình dạng chính. Hình tròn tượng trưng cho mặt trang, hình vuông tượng trưng cho mặt đất. Về sau, sự đột phá trong sáng tạo, nhiều hình thù bánh được ra đời. Điều này tích cực vì chúng tạo sự mới mẻ, đa dạng sự cho lựa cho người mua hàng.
Bánh trung thu mang những ý nghĩa tốt đệp. Bánh là biểu tượng của sự tròn vẹn, đoàn tụ, sung túc, đủ đầy. Thường thì bánh có vị ngọt nên thưởng thức cùng nước trà rất hợp. Cặp đôi hoàn hảo trong Tết đoàn viên được nhiều người chọn lựa cũng vì lẽ đó. Vị chát, đắng của trà quyện với vị ngọt đậm đà của bánh tạo ra một nét riêng, khó cưỡng.
Nguyên liệu làm Bánh trung thu nhân đậu xanh
Bánh trung thu nhân đậu xanh nướng là một trong những bị bánh phổ biến nhất. Vị này ngon, thơ, bùi nên cả người cao tuổi, trẻ nhỏ đều thích. Do đó, The Water MAN sẽ hướng dẫn bạn làm nó trong bài này. Nguyên diệu dưới đây làm khoảng 6 bánh trung thu 200g.
Bột mì đa dụng 300g
Bột bánh dẻo 20g
Bột sư tử 15g
Mạch nha 40g
Đường cát 200g
Nước đường bánh nướng 250g
Trứng gà 2 quả
Đậu xanh tách vỏ 250g
Bơ đậu phộng 30g
Rượu mai quế lộ 5ml
Dầu mè 1 muỗng cà phê
Dầu ăn 150g
Sữa tươi 1 muỗng cà phê
6 bước thực hiện bánh trung thu nhân đậu xanh
Bước 1: Ngâm và nấu đậu xanh
Mang đậu xanh tách bỏ đi vo rồi ngâm trong nước khoáng 2h đồng hồ. Cách này giúp thời gian nấu đậu rút ngắn. Nếu được, bạn có thể ngâm đậu từ đêm trước đó cũng được. Mang đậu đã ngâm xả lại với nước sạch rồi hang hấp hay nấu chín.
Bước 2: Sên nhân đậu xanh
Cho đậu đã nấu chín vào máy xay khoảng 2 phút. Cho hợp vào nồi, thêm đường cát vào rồi sên dưới lửa nhỏ. Khi thấy hỗn hợp sệt lại thì cho vào một chút dầu ăn rồi đảo liên tục để hỗn hợp không cháy, không vón cục.
Khi hỗn hợp trên dẻ, không dính chảo nữa thì tắt bếp, cho 20g bột dẻo vào rồi đảo đều bằng đũa, bằng tay. Đợi nguội thì chia phần bằng nhau và vo tròn thành từng viên.
Bước 3: Trộn vỏ bánh
Chuẩn bị một cái ô lớn rồi cho lần lượt nước đường, đậu phộng, bột sư tử, mạch nhà, 1 lòng đỏ trứng, dầu ăn rồi đảo đều. Khi hỗn hợp đã đều thì cho chúng nghỉ khoảng 30 phút.
Sau thời gian ủ thì cho bột mì vào. Nhớ rây thya vì cho trực tiếp bột mì vào tô. Trộn đều hỗn hơp bằng tay để thu khối bột dẻo, mịn, dễ tạo hình. Mang khối bột ủ tiếp trong vòng 30 phút trước khi mang tạo hình.
Bước 4: Bọc nhân
Mang phần bột chia nhỏ rồi cán dẹt. Cứ một vỏ thì cho một phần nhân đậu xanh chuẩn bị ở bước 2. Nhớ tán và bộc nhân đều, không để lòi nhân ra ngoài. Sự dính thì cứ sau bọc nhân bạn lăn qua một lớp bột trước đó.
Bước 5: Đóng bánh
Mang khuôn đã chuẩn bị phủ sơ một lớp bột mì. Mẹo này giúp tránh được tình trạng bánh dính vào khuôn. Cho phần bánh đã nắn vào khuôn. Đóng bánh thật nhanh rồi từ từ tháo khuôn, cho bánh vào giấy bạc để chuẩn bị nướng.
Bước 6: Nướng bánh
Trước khi mang nướng, đừng bỏ qua thao tác trộn đều 1 lòng đỏ, 1 muỗng sữa tươi, 1 muỗng dầu mè, 1/4 lòng trắng trứng, vài giọt mai quế lộ. Dùng chổi chuyên dụng phết chúng lên toàn bộ mặt bánh.
Trong thời gian chờ đợi, bạn khởi động lò nướng trước. Nướng 3 lần sẽ giúp bánh chín đều, màu đẹp, bảo quản lâu.
Lần nướng 1: Nướng ở nhiệt độ 210 độ C khoảng 15 phút. Đến khi bánh đục thì nhấc bánh ra phun sương lên để bánh nhanh nguội trong vòng 2h.
Lần nướng 2: Tiếp tục làm nóng lò trước khi nướng 15 phút rồi nướng bánh trong vòng 10 phút ở 180 độ C. Lấy bánh ra, tiếp tục phun sương và để nguội khoảng 1 giờ, rồi quét lại lớp hỗn hợp như lần 1.
Lần nướng 3: Bạn làm nóng lò rồi nướng bánh ở nhiệt độ 170 trong vòng 8 - 10 phút là hoàn thành.
Bánh trung thu khi nướng xong bạn để được khoảng 2 ngày cho xuống dầu ăn thì sẽ ngon hơn. Bánh trung thu nhân đậu xanh khi nướng xong có màu cam vàng bên ngoài cùng màu xanh vàng của phần nhân đậu xanh vô cùng đẹp mặt. Lớp vỏ ăn vào thì mềm, thơm hòa quyện cùng nhân đậu xanh bùi bùi, ngọt ngọt khiến bạn ăn hoài cũng không ngán.
Ăn bánh Trung Thu với món gì cho đỡ ngấy?
Ban đầu ai cũng nghĩ uống trà sẽ giúp làm dịu đi cái vị ngọt của bánh, nhưng sự thật không phải vậy. Trà sẽ giúp cho cái ngọt kéo dài hơn và giúp cho bánh được thơm ngon hơn rất nhiều.
Chẳng phải bỗng nhiên mà trà được chọn trở thành thức uống kèm để thưởng thức cùng bánh trung thu. Lý do cực kỳ đơn giản là vì sau khi ăn một miếng bánh ngọt ngào, bạn luôn muốn lưu sự ngọt ngào ấy lại. Lúc này chỉ cần nhấp một ngụm trà kèm, vị ngọt dịu của bánh sẽ được đọng lại trên đầu lưỡi của bạn, để sự ngọt ngào thơm thơm ấy cứ kéo dài thêm.
Một vài loại trà được nhiều người lựa chọn
Ngày nay, dù có rất nhiều thức uống ra đời nhưng để uống vào dịp trung thu thì chỉ có những tách trà nóng hổi. Dưới đây là một số loại trà ngon thường dùng để thưởng thức vào đêm trung thu.
Trà ô long: Nếu bạn là một "fan cuồng" bánh trung thu thập cẩm với hương vị đậm đà, mặn mà của trứng muối thì trà ô long với vị ngọt sẽ cân bằng lại hương vị của bánh trung thu trong miệng. Trà ô long hiện nay cũng là loại trà phổ biến nhất trên thị trường.
Trà Atiso: Thêm một lựa chọn hoàn hảo để thưởng thức bánh trung thu và nhâm nhi tách trà nóng atiso thơm lừng trứ danh. Vị hậu ngọt của trà Atiso và mùi thơm quyến rũ của nó chắc chắn sẽ làm bánh trung thu thơm ngon hơn rất nhiều. Rất thích hợp cho những loại bánh trung thu vị mặn như nhân thập cẩm.
Trà hoa cúc: Nếu bạn thích hương vị ngọt ngào của bánh trung thu hạt sen trứng muối thì trà hoa cúc sẽ là lựa chọn tuyệt vời hàng đầu cho bạn. Trà hoa cúc có được hương vị thơm nồng nàn đặc trưng, thanh nhẹ và cực kỳ dễ uống. Trà hoa cúc phù hợp với tất cả mọi người.
Ngoài những loại trà trên, các loại bánh như bánh dẻo bạn nên uống với trà sen, trà hoa hồng hoặc trà bạc hà sẽ mang lại một cảm giác ngọt ngào đọng lại đầu môi. Không những thế, những loại trà này còn giúp bạn khó ngán hơn khi ăn chung với bánh ngọt. Và công thức làm bánh được chia sẻ một cách tỉ mỉ rồi. Việc của bạn là áp dụng ngay công thức để tạo nên những chiếc bánh đáng yêu, thơm ngon, đậm đà khi thưởng thức. Bánh trung thu làm tại nhà chứa đựng nhiều ý nghĩa, thể hiện tình yêu thương và sự quan tâm của bạn tới mọi thành viên. Người được nhận bánh sẽ hạnh phúc, điều đó chắc chắn.
>>> Đọc thêm: 15 loại trà thảo mộc kết hợp với bánh trung thu ngon hết sẩy