Chè trôi nước trở thành món ăn truyền thống của người Việt. Trong các dịp lễ tết, món chè này thường trực. Nó gửi gắm những ý nghĩa tốt đẹp. Viên chè mềm dẻo từ bột nếp, vị bùi béo của đậu xanh quyện hòa trong vị ngọt thanh của nước đường kèm một mùi gừng thơm đến nao lòng. Tất cả tạo nên một tác phẩm tuyệt vời, tròn vị, đủ gây thương nhớ cho những ai lần đầu thưởng thức.  

Rằm tháng 7 lại về trong không khí hân hoan của mọi người. Chè trôi nước trở thành gợi ý tuyệt vời cho mâm cỗ nhà bạn. Mọi người quây quần, nấu chè dâng cúng tổ tiên ông bà rồi cùng nhau thưởng thức. Mùa Vu Lan thế mà trọn vẹn.

Nguồn gốc chè trôi nước

Để hỏi về nguồn gốc, năm tháng ra đời chính xác của món chè này thực sự khó. Người ta chỉ biết rằng, chè trôi nước xuất hiện khá lâu. Trải qua nhiều năm tháng, nó vẫn được ưa chuộng ở miền Bắc, Trung hay Nam. Nhiều người gọi đây là món bánh trôi thay vì chè trôi. Vì mang ý nghĩa đặc biệt nên món này xuất hiện thường xuyên trong dịp lễ tế, cúng kiếng nhất là tết hàn thực.

Chè trôi nước làm chủ yếu từ bột gạo nếp. Vỏ bánh mỏng, dẻo, dai bao phủ lớp nhân ngọt bùi phía trong. Nếu như bánh trôi ở miền Bắc có kích thước nhỏ thì bánh miền Nam lớn hơn. Người miền Nam ăn bánh với nước đường.

Bánh trôi gợi nhớ về truyền thuyết Lạc Long Quân và Ấu Cơ

Ngay cái tên phần nào gợi ý về phương pháp làm bánh. Bánh trôi, người ta sẽ nghĩ ngay đến công đoạn luộc bánh. Sự liên tưởng này khá hợp lý. Song, một số tài liệu lại cho rằng, cái tên món ăn này bắt nguồn từ cảm hứng sự tích Con Rồng Cháu Tiên của nước ta. Bánh trôi biểu hiện cho sự gắn kết, yêu thương của người Việt. Những chiếc bánh trôi trắng tròn gợi nhắc về những quả trứng trong sự tích. Một dịp quan trọng như rằm tháng 7 này, gia đình bạn có thể làm món này để cúng, thưởng thức nhằm thể hiện lòng thành kính với bề trên. 

Nguyên liệu làm chè trôi nước

  • 500 g bột nếp

  • 100g đậu xanh cà

  • 50g bí đỏ tạo màu vàng

  • 50g lá dứa tạo màu xanh

  • 100g thịt quả gấc

  • 50g bắp cải tím

  • 300ml nước cốt dừa

  • 1 hộp sữa đặc

  • 50g gừng tươi

  • 100g mè trắng đã rang

  • Đường thốt nốt

  • Đường trắng

Bánh trôi nước

7 bước làm chè trôi nước tại nhà

Kiểm tra lại danh sách nguyên liệu The Water MAN gợi ý để bắt tay làm ngay món chè này thôi.

Bước 1: Sơ chế và nấu đậu xanh

Ngâm đậu xanh đã bóc vỏ đến khi nở mềm. Bạn có thể ngâm đậu qua đêm để rút ngắn thời gian nấu. Nếu mua nguyên hạt, bạn cần thao tác cà, ngâm và lược phần vỏ bỏ đi. Sau khi phần đậu được ngâm mềm, cho chúng vào nồi, đổ nước xâm xấp mặt đậu rồi nấu trên lửa nhỏ. Thi thoảng đảo để đậu không cháy. Đậu chín mềm, ráo nước thì tắt bếp.

Đậu xanh rửa sạch, mang hấp chín

Bước 2: Tạo màu cho viên trôi nước

Màu trôi nước đẹp như vậy nhờ công đoạn tạo màu từ những nguyên liệu tự nhiên. Màu xanh từ lá dứa, cam từ bí đỏ, tím từ cải, đỏ từ gấc. Mang rửa sạch lá dứa, thái nhỏ cho vào xay cùng một ít nước tinh khiết rồi lọc bỏ bã, giữ lại phần nước cốt. Bắp cải làm tương tự, thái, xay rồi vắt lấy nước cốt. Bí đỏ gọt bỏ vỏ và ruột, cắt miếng, xay rồi vắt lấy nước cốt. Ruột gấc đem xay, lọc bã. 

Làm nước màu từ rau củ

Bước 3: Xào nhân đậu xanh

Cho 150ml nước cốt dừa, sữa đặc và phần đậu đỏ nấu chín ở trên. Đảo đều tay đến khi hỗn hợp mịn màng, dễ dàng nặn thành viên là được. Đợi nguội, chia phần nhân thành từng phần nhỏ rồi vo tròn chúng. 

Xào nhân đậu xanh để làm nhân bánh

Bước 4: Công đoạn nhào bột

Chia 100g bột thành 4 phần để khi hoàn thành chúng ta có đủ 4 màu. Lần lượt nhồi bột cùng từng loại nước cốt đã thụ ở bước 2. Vừa ngồi vừa đổ nước đến khi phần bột mịn, dẻo, dễ vo viên là được.

Nhồi bột bánh trôi nước

Bước 5: Làm bánh trôi nước

Kết hợp cứ một viên bột thì đi kèm một viên đậu xanh được vo tròn. Bột làm vỏ, bao kính phần đậu xanh để khi luộc phần nhân không rơi ra ngoài. Nặn bánh xong rồi thì nấu khoảng 1.5L nước tinh khiết cùng một ít đường. Phần nước này dùng ở bước tiếp theo.

Vo viên bánh trôi nước

Bước 6: Nấu chè

Cho khoảng 1.5L nước tinh khiết đun sôi. Thả phần bánh trôi đã nặn ở trên vào. Nấu trong vòng 3 phút khi loại bánh nổi lên mặt nồi là được. Vớt bánh và cho ngược lại phần nước đường đã nguội ở bước 5.

Luộc bánh trôi nước

Bước 7: Nấu đường thốt nốt

Cho 700ml nước lọc, 300g đường thốt nốt, 1 bó lá dứa nấu sôi. Tranh thủ gọt gừng, thái lát rồi nấu chung cùng hỗn hợp trên. Sôi 5 phút thì tắt bếp.

Đun nước đường thót nốt

Đến công đoạn bày viên bánh trôi lên bát, rưới thêm chút nước đường, chút cốt dừa cùng một ít hạt vừng rang. Thế là xong những bát chè thơm phưng phức dâng cúng ông bà tổ tiên rồi. 

Bày biện bánh trôi nước

Một số lưu ý về cách nấu chè trôi nước

Chè ngon, ngoài việc làm đúng từng công đoạn The Water MAN gợi ý, bạn nên lưu tâm một số điều sau:

  • Bột gạo nếp quan trọng vì nó quyết định độ dẻo, dai của vỏ bánh. Do đó, bạn nên tự xay gạo nếp sẵn có càng tốt. Nếu không, chọn mua những loại bột mới để bánh đạt chất lượng cao.

  • Màu sắc bánh trôi có thể sáng tạo thêm. Bạn có thể sử dụng những loại lá, trái, củ để tạo màu. Lá dứa, củ dền, cà rốt, khoai lang…tạo màu tuyệt vời. Chúng không ảnh hưởng tới mùi vị đặc trưng của bánh đậu nhé.

  • Để tiết kiệm thời gian trong sơ chế đậu. Hãy chọn loại đậu được tách bỏ trước đó. Ngâm đậu qua đêm sẽ rút ngắn thời gian nấu chè lại.

  • Cách thưởng thức bánh trôi nước đa dạng. Người thích ăn với nước cốt dừa. Người thích ăn với xôi nếp nên không có một quy chuẩn nào cho hướng dẫn cách ăn chè. 

  • Chè đạt độ ngon dẻo nhất khi vừa nấu xong. Nên ăn trong một ngày. Nếu ăn không hết, bạn có thể bảo quản trong ngăn mát và mang hâm nóng trước khi ăn.

Bánh trôi nước

Thế là xong công thức chè hay bánh trôi nước thơm ngon. Chè trôi nước dễ làm, dễ ăn và hầu như người nào cũng thích. Trong những ngày mưa gió, vào bếp làm ngay món này rồi quây quần thưởng thức, điều này nghe qua có vẻ hợp lý. Đừng quên chia sẻ thành quả gia đình bạn sau khi làm nha. 

Chúc bạn đón một mùa Vu Lan trọn vẹn bên người yêu thương!

>>> Đọc thêm: https://thewaterman.vn/blogs/mon-ngon/cach-lam-che-khoai-deo