Hàng ngày cơ thể chúng ta cần hàng chục loại khoáng chất để duy trì sự sống bình thường. Nếu không cung cấp đủ lượng khoáng chất thiết yếu, cơ thể sẽ mất đi sự cân bằng điện giải dẫn tới các hoạt động về hệ thần kinh, hệ tuần hoàn bị gián đoạn theo, thậm chí là gây nên nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe. Tuy nhiên cuộc sống hiện đại, hầu hết mọi người không chú ý đến việc ăn uống sao để đủ khoáng chất và vitamin trong cơ thể. Nên nước khoáng chính là một trong những lựa chọn hiệu quả nhất, tiết kiệm nhất mà gia đình bạn nên ưu tiên đấy.

Trong Phần 1, The Water MAN đã chia sẻ những thông tin bổ ích về 4 khoáng chất thiết yếu có trong nước khoáng rồi đúng không? Ngoài những thành phần đó, trong nước khoáng còn chứa những gì, chức năng ra sao, hãy cùng The Water MAN làm giàu tri thức đó nhé.

Natri

Natri (hay Sodium) là chất điện giải tồn tại trong cơ thể dưới dạng ion (Na+). Natri giúp cân bằng nồng độ chất lỏng, điều tiết hoạt động của thận, giữ cho huyết áp ổn định, cần thiết cho sự phát triển bình thường của não bộ. Đối với một độ tuổi nhất định, lượng Natri cần được bổ sung có sự khác nhau, và chức năng của nó đối với cơ thể cũng có sự khác biệt.

Trong cơ thể người trưởng thạnh, Natri kết hợp với các ion khác để tạo sự cân bằng trong môi trường axit-kiềm, độ pH trong máu từ đó điều tiết hoạt động của thận, giúp đầu óc tỉnh táo, hạn chế tình trạng chuột rút, cứng cơ. Nhưng có lưu ý, lượng Natri bổ sung ở đối tượng này nên được cân đối. Vì khi lượng muối Natri quá cao dễ làm tăng huyết áp, nên những bệnh nhân có tiền lệ về huyết áp cao dễ bị những biến chứng nặng. Đối với trẻ nhỏ, thành phần khoáng này vô cùng cần thiết cho sự phát triển và hoạt động não bộ của trẻ nhỏ. Đối với mẹ bầu, nhu cầu muối Natri rất ít, nên việc bổ sung quá nhiều Natri dễ gây những vấn đề về thận, huyết áp, tim mạch và không tốt cho bé.

Lượng Natri quá nhiều sẽ gây quá tải cho thận

Theo khuyến cáo của WHO, trung bình người trưởng thành nên tiêu thụ dưới 2000mg/ngày, trẻ em từ 1-3 tuổi cần không quá 1000mg/ngày, trẻ từ 4-8 tuổi cần 1200mg/ngày, 9-18 tuổi cần không quá 1500mg/ngày. 

Ngoài muối là nguồn cung cấp Natri mỗi ngày, bạn có thể chọn những nguồn thực phẩm khác để bổ sung, chẳng hạn như trứng, cá, thịt, sữa. Và tất nhiên, nguồn Natri cân đối, ổn định bạn có thể ưu tiên sử dụng mỗi ngày chính là nước khoáng. Vĩnh Hảo, Lavie, Volvic là những thương hiệu nước khoáng có lượng natri phù hợp với nhu cầu thiết yếu của cơ thể. Cụ thể hơn, nước Vĩnh Hảo có chứa 153mg/L, nước Lavie chứa 95-130mg/L, nước Volvic chứa 12mg/L. Natri trong nước khoáng hoàn toàn tự nhiên, được lọc sạch cặn bẩn từ các tầng địa chất nên bạn tuyệt đối an tâm khi thưởng thức nguồn nước này.

Flo

Flo hay florua là vi chất dinh dưỡng nằm trong nhóm khoáng chất và tham gia vào quá trình phát triển của cơ thể, nhất là việc phát triển răng, tạo ngà răng và men răng, tạo xương, điều hòa chuyển hóa canxi, photpho trong cơ thể. Trong tự nhiên, thành phần này thường ở trạng thái kết hợp với những chất khác như calcium, phosphate hoặc ở trạng thái hòa tan trong nước với một lượng nhỏ Fluor. Lượng Flo nhỏ có thể giúp răng của chúng ta chắc khỏe, ngăn ngừa sâu răng do vi khuẩn gây nên. Theo thống kê của nha khoa, những vùng hấp thu lượng Flo vừa đủ thì tỉ lệ bị sâu răng giảm xuống. 

Lượng Flo quá ít dễ gây sâu răng, hư hỏng men răng

Mỗi ngày bạn có thể hấp thu từ 1-2mg Flo từ nguồn thực phẩm hay nước uống. Thực phẩm giàu Flo gồm: Cá thu, cá hồi, cá sardine, trà xanh, táo, sữa bò, trứng, và nước khoáng. Trong đó, nước khoáng là một trong những sản phẩm bạn nên chọn để bù Flo cho cơ thể vì thành phần này hoàn toàn tự nhiên, ổn định, lượng Flo hoàn toàn phù hợp với nhu cầu cơ thể bạn. Ví dụ trong nước khoáng Vĩnh Hảo có 1.3mg/L, Lavie có dưới 1.5mg/L. Rõ ràng, việc gia đình bạn uống những loại nước khoáng này mỗi ngày thật sự phù hợp vì nó đáp ứng vừa đủ nhu cầu của cơ thể bạn.

Clo

Clo là tên viết tắt của Chlorine là một halogen. Clo nặng hơn không khí khoảng 2,5 lần. Trong cơ thể người, Clo tồn tại chủ yếu ở dạng muối NaCl và một phần ở dạng muối KCl. Khi đi vào cơ thể chủ yếu dưới dạng muối ăn, Clo sẽ được trữ dưới da và nó tham gia gia vào quá trình cân bằng ion giữa nội bào và ngoại bào.

Clo kết hợp với Natri, Kali để tạo nên những hợp chất trong cơ thể, duy trì cân bằng axit-bazơ trong máu. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ hoạt động trong việc loại bỏ những chất độc, chất cặn để thải ra bên ngoài, giúp cơ thể hấp thụ kim loại và vitamin B12, ngăn ngừa đãng trí. Vì Clo tồn tại ở dạng ion âm nên nó có khả năng kích thích các dây thần kinh cơ của cơ thể, khắc phục hoặc hạn chế căn bệnh đãng trí, hay quên.

Khoáng chất Clo cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ đáng kể

Khoáng chất Clo có sẵn trong thực phẩm đặc biệt là muối. Mỗi đối tượng sẽ có nhu cầu Clo khác nhau cho cơ thể mỗi ngày. Ví dụ, người trưởng thành cần khoảng 1.7-5g/ ngày, nhưng trẻ em con số này lại khác, ước tính trẻ sơ sinh cần khoảng 0.5-1g khoáng chất Clo mỗi ngày. Nên việc bổ sung Clo bằng nước khoáng hay nguồn thực phẩm là điều thật sự cần thiết. Những thực phẩm giàu Clo hiện có như rong biển, lúa mạch, cà chua, diếp cá, cần tây, dầu oliu và nhất là muối ăn và muối biển có lượng Clo khá lớn. 

Clo thật sự cần thiết nhưng cần đảm bảo một lượng vừa đủ. Vì khi thiếu Clo thì tỉ lệ clorua trong máu thay đổi, thậm chí gây nên những biến chứng nguy hiểm. Thừa Clo trong thời gian kéo dài là nguyên nhân dẫn đến ung thư kết tràng, trực tràng và ung thư bàng quang. Vì vậy, nước khoáng là một trong những nguồn bổ sung Clo, đáp ứng được nhu cầu cần thiết của cơ thể. Nước khoáng Perrier, Volvic, Evian là những chọn lựa hoàn hảo vì có thành phần Clo ổn định, phù hợp với nhu cầu cơ thể, tuyệt đối an toàn khi sử dụng.

Trong 1 lít nước khoáng Perrier có khoảng 19.5 mg Clo, Volvic có 15mg, Evian có 10mg.

Nitrat

Nitrat (công thức hóa học là NO3-) là hợp chất của Nitơ và Oxy. Đây là một hợp chất thường xuyên xuất hiện trong nguồn nước, đặc biệt là nước khoáng. Thực ra, NO3- không độc hại với cơ thể nhưng khi vào cơ thể nitrat sẽ chuyển hóa thành Nitrit nhờ vi khuẩn đường ruột. So với Nitrite, ion này đặc biệt nguy hiểm đối với cơ thể. Trẻ sơ sinh khi bị ngộ độc Nitric dễ có những dấu hiệu như khó thở, ngạt thở. Với trẻ từ 6  tuổi trở lên và người lớn, nguy cơ ngộ độc bởi methemoglobinemia thấp hơn vì hệ tiêu hóa cơ bản hoàn thiện và có khả năng hấp thụ và đào thải nitrat ra môi trường bên ngoài.

Theo QCVN 01:2009/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống:

- Hàm lượng nitrat cho phép trong nước ăn uống không được vượt quá 50 mg/L.

- Hàm lượng nitrit cho phép trong nước ăn uống không được vượt quá 3 mg/L

Căn cứ vào quy định trên thì lượng khoáng Nitrat trong nước khoáng Perrier, Volvic, Evian hoàn toàn đạt mức an toàn với người sử dụng. Thành phần này hầu như không xuất hiện trong nước khoáng Núi lửa Jeju, Lavie, Vĩnh Hảo. 

Kết luận

Chắc chắn bạn đã có thêm kha khá kiến thức về khoáng chất trong nước rồi đúng không? Chất khoáng thực sự cần thiết đối với cơ thể chúng ta nên việc hiểu đúng, hiểu rõ là điều cần thiết. Việc thiếu hay thừa nhóm thành phần này đều gây hại cho sức khỏe chính bạn và những người yêu thương trong gia đình. Vậy nên, trong bài tới The Water MAN tiếp tục gửi tới bạn những thông tin bổ ích về khoáng chất trong nước khoáng. Thay vì tò mò nước mình uống có những thành phần gì, công dụng ra sau thì bạn không được bỏ qua series "Hiểu đúng 13 khoáng chất thiết yếu trong nước khoáng trước khi quá muộn" nha.

>>> Xem thêm:

13 khoáng chất thiết yếu trong nước khoáng bạn nên biết (Phần 3)

Hiểu đúng 13 khoáng chất thiết yếu trong nước khoáng (Phần 1)