Khoa học đã tìm thấy khoáng 60 nguyên tố trong một cơ thể người. Trong đó khoáng chất đóng vai trò vô quan trọng nhất trong tổ chức xương, duy trì áp lực thẩm thấu, tham gia cấu tạo tế bào, chuyển hóa và cung cấp năng lượng cũng như tất cả các hoạt động sống cơ thể. Vậy khoáng chất là gì? Vai trò thế nào? Cung cấp từ đâu?...và rất nhiều những thắc mắc sẽ được The Water MAN giải đáp. Hãy bắt đầu tìm hiểu về bức tranh tổng quát với tên gọi “Khoáng chất” nào.

Chất khoáng là gì?

Theo định nghĩa của Wiki, khoáng chất là một nhóm nguyên tố hóa học cần thiết như một chất dinh dưỡng thiết yếu của các sinh vật để thực hiện các chức năng cần thiết. Khoáng chất là một trong 4 nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu, còn lại là vitamin, axit béo thiết yếu và axit amin thiết yếu.

Chất khoáng hay khoáng chất là một nhóm các chất không sinh năng lượng nhưng giữ nhiều vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ thể. Khi nói đến sức khỏe cũng như các chức năng trong cơ thể thì đây là thành phần không thể thiếu. 

Những khoáng chất thiết yếu trong cơ thể

Khoáng chất là một trong những dinh dưỡng thiết yếu đóng vai trò duy trì các hoạt động hàng ngày và bảo vệ sức khỏe con người. Nhất là việc cân bằng chất lỏng, duy trì sự phát triển bình thường của xương, răng, cơ và hệ thần kinh.

Khoáng chất được bổ sung vào cơ thể thông qua nguồn thực phẩm, nước uống hàng ngày. Trong đó, những thành phần khoáng như Natri, Canxi, Photpho, Kali, Magie là những khoáng chất chính, đặc biệt quan trọng trong sự phát triển bình thường của một cá thể sống.

Nguồn gốc của khoáng chất

Tương tự như vitamin, khoáng chất có vai trò quan trọng đối với sức khỏe chúng ta. Khoáng chất tham gia vào cấu tạo tế bào, duy trì sự ổn định của môi trường điện giải, chất lỏng bên trong cơ thể, hỗ trợ quá trình phát triển, hoàn thiện khung xương, răng, cơ và hệ thần kinh.

Thành phần khoáng không phải là chất cơ thể tự sản sinh được theo thời gian. Nên việc chúng ta cầm đảm bảo cung cấp lượng khoáng chất mỗi ngày thật sự cần thiết. Một chế độ ăn uống khoa học, đủ chất sẽ đảm bảo sức khỏe cho cả bạn và những người yêu thương trong gia đình.

Các thành phần khoáng chính bao gồm: Clorua, Natri, Kali, Canxi, Photpho, Magie. Các khoáng chất vi lượng bao gồm: Sắt, Kẽm, Selen, Mangan, Đồng, I ốt, Florida, Cobalt. 

Thực phấm, nước uống cung cấp lượng khoáng chất thiết yếu cơ thể cần

Những chức năng chính của khoáng chất

Cả khoáng chất chính hay yếu tố vi lượng đều trực tiếp ảnh hưởng tới sự phát triển của xương, răng, cơ bắp, tim mạch của chúng ta. Trong đó, những chức năng chính bạn nên nắm rõ:

Giúp răng và xương chắc khỏe

Canxi là khoáng chất được phát hiện nhiều nhất trong răng và xương. Bạn nên biết rằng, xương của bạn liên tục được cơ thể hấp thụ và tái tạo các chất dinh dưỡng nên việc bổ sung vitamin và khoáng chất là điều bạn nên chú trọng. Khoáng chất sẽ duy trì và tăng cường sự chắc khỏe của xương và răng. Đối với người cao tuổi, chức năng cương, răng suy giảm nên bạn nên lưu ý vấn đề này nha.

Canxi là khoáng chất giúp răng khỏe

Sản xuất năng lượng

Các tế bào hồng cầu sẽ mang oxy để đi nuôi các tế vào và nó được dùng để sản sinh ra năng lượng cho cơ thể các tế bào hồng cầu chứa yếu tố vi lượng sắt mới vận chuyển được. Nên dù lượng sắt nhỏ, nhưng thiếu sắt sẽ dẫn đến tình trạng chóng mặt, mệt mỏi, khó tập trung.

Bảo vệ cơ bắp và hệ thần kinh

Kali là yếu tố giúp duy trì và cân bằng lượng nước trong cơ bắp và các tế bào thần kinh. Nếu không có thành phần này, các dây thần kinh của bạn sẽ không thể tạo ra các tín hiệu để điều khiển cơ thể. 

Tăng hệ miễn dịch

Một trong những thành phần khoáng quan trọng việc hỗ trợ tăng đề kháng, tăng miễn dịch trong cơ thể chính là kẽm. Thành phần khoáng này tạo hàng rào bảo vệ và giữ hệ thống miễn dịch của bạn khỏe mạnh, giúp cơ thể chống lại sự nhiễm trùng và đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương trên cơ thể. 

Cấu tạo nên chất đạm và chất béo

Chất khoáng là thành phần cấu tạo nên chất đạm, chất béo trong cơ thể người. Phospho là thành phần chính của 1 số men quan trọng tham gia chuyển hóa protid, lipid, glucid, hô hấp tế bào mô, các chức phận của cơ và thần kinh. Để đốt cháy các chất hữu cơ, mọi phần tử hữu cơ đều phải qua liên kết với phospho.

Nguyên nhân và cách nhận biết thiếu khoáng

Việc cơ thể thiếu khoáng xuất phát từ nguyên nhân chính đó là việc bạn không nhận đủ lượng khoáng thiết yếu từ thực phẩm, nước uống bổ sung. Tình trạng thiếu khoáng có thể xuất phát từ việc cơ địa khó tiêu và khó hấp thụ dinh dưỡng, hoặc đối với những người ăn kiêng chẳng hạn. Phụ nữ mang thai hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt cũng có nguy cơ thiếu khoáng cao. Ngoài những đối tượng trên, thiếu khoáng còn gặp ở những đối tượng:

  • Người nghiện rượu mãn tính
  • Người phẫu thuật đường tiêu hóa
  • Người có bệnh về gan, túi mật, thận
  • Người phải sử dụng nhiều loại thuốc liên quan đến nhuận tràng, lợi tiểu, kháng sinh

Tiêu chảy làm mất một lượng khoáng đáng kế, bạn nên có kế hoạch bù

Khi lượng khoáng không đáp ứng nhu cầu tối thiểu cơ thể cần, cơ thể bạn sẽ gặp những triệu chứng. Việc nhận biết những triệu chứng này rất cần thiết. Vì khi phát hiện kịp thời và xử lý hiệu quả sẽ cải thiện được tình trạng tồi tệ đó. Các triệu chứng bạn nên lưu ý:

  • Tiêu chảy
  • Mệt mỏi
  • Khó tập trung
  • Chuột rút
  • Nhịp tim không đều
  • Dễ cảm lạnh, ho
  • Táo bón, đầy hơi
  • Cơ thể bé còi cọc, chậm phát triển

Mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu là những biểu hiện của cơ thể thiếu khoáng

Trên đây là những triệu chứng dễ gặp khi cơ thể thiếu khoáng chất. Một số triệu chứng có thể nhẹ đến mức bằng khó nhận ra bằng mắt thường. Do đó, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ là điều bạn cần thực hiện để bảo vệ sức khỏe cho tất cả các thành viên trong gia đình. 

Cách bổ sung khoáng chất cho cơ thể

Chúng ta có thể bổ sung khoáng chất bằng thực phẩm chức năng nhưng thực phẩm tự nhiên là nguồn bổ sung khoáng chất đầy đủ, đa dạng và an toàn tuyệt đối. Và một trong những nguồn khoáng quý giá đối với cơ thể bạn nên biết chính là nước khoáng. Trong thành phần của nước khoáng luôn chứa một lượng khoáng ổn định. Việc đều đặn sử dụng nước khoáng mỗi ngày sẽ giúp gia đình bạn ngăn ngừa được việc thiếu khoáng và những hậu quả không mong muốn đi kèm từ việc thiếu khoáng.

Kết luận

Khoáng chất vô cùng cần thiết đối với sự phát triển bình thường của cơ thể. Một trong những nguồn khoáng bạn có thể bổ sung mỗi ngày chính là nước khoáng. Vậy trong nước khoáng có những thành phần gì?, Công dụng thế nào? Thắc mắc này sẽ được giải đáp trong chuỗi serier tìm hiểu về khoáng chất mà The Water MAN sẽ tiếp tục chia sẻ với các bạn, đừng quên đón đọc nha!

>>> Xem thêm: Khoáng chất có thực sự quan trọng đối với cơ thể bạn?