Việc tập luyện phục hồi chức năng cho người bị tai biến là cần thiết. Bên cạnh những bài tập trị luyện tại bệnh viện, người bệnh có thể áp dụng một số bài tập phục hồi khác tại nhà để giúp chức năng vận động được phục hồi nhanh chóng. Dưới đây là một số bài tập phổ biến được các chuyên gia đánh giá cao.

Bài tập giữ thăng bằng, đứng thẳng

Động tác giữ thăng bằng, đứng thẳng sẽ giúp khôi phục chức năng đi lại, di chuyển, hạn chế tình trạng vấp ngã khi đi. Cách thực hiện như sau:

  • Đối với bệnh nhân còn yếu thì cần có người hỗ trợ đứng thẳng, dang hai chân rộng bằng vai.

  • Mắt người bệnh hướng về phía trước, toàn bộ trọng lực dồn vào 1 chân. Chân còn lại co lên khỏi mặt đất, giữ nguyên tư thế này càng lâu càng tốt.

Để tăng hiệu quả, người bệnh cần luyện tập thường xuyên và tăng dần thời gian giữ thăng bằng. Việc dồn trọng lực vào 1 chân sẽ giúp cơ chân được mạnh khỏe, kích thích não bộ giữ thăng bằng khi vận động.

Thăng bằng là bài tập cơ bản cho người bị ti biến

Bài tập bắc cầu

Bài tập bắc cầu giúp kích thích cơ bắp vận động và tăng cường sức mạnh cho các nhóm cơ. Cách thực hiện:

  • Bệnh nhân nằm úp xuống mặt sàn. Đặt gối hoặc khăn ngay dưới khớp gối của người bệnh để đỡ đau chân.

  • Người hỗ trợ hướng dẫn người bệnh tập trung dồn lực từ khớp gối xuống khăn/gối và từ từ nâng bàn chân lên cao nhất. Thực hiện liên tục từ 5 - 10 lần, tùy theo sức khỏe của người bệnh.

Bài tập bắc cầu sẽ giúp các khối cơ vận động linh hoạt

Bài tập kéo căng cơ 2 bên đùi

Bên cạnh tập chân, bắp chân, cơ chân, bạn cũng nên tập bài tập hỗ trợ cơ đùi để đảm bảo sự linh hoạt trong quá trình vận động và đi lại:

  • Đầu tiên, người bệnh kéo căng cơ đùi 2 bên bằng cách đặt lòng bàn chân đạp lên khăn. Sau đó, dùng hai tay kéo căng khăn về phía cơ thể, chân tác động lực lên khăn.

  • Cho bệnh nhân nằm nghiêng xuống sàn, 1 tay đặt gối dưới đầu, 1 tay chống ngang bụng.

  • 2 đầu gối co lên, mở rộng ra hai bên, 2 bàn chân kẹp chặt vào nhau. Giữ tư thế này trong vòng 10 giây và lặp lại mỗi ngày để thấy rõ hiệu quả.

Bài tập đi bộ

Để người bị tai biến phục hồi chức năng vận động nhanh chóng thì việc tự đứng và đi lại được là điều rất quan trọng. Khi người bệnh đã có thể tự đi lại được thì nên duy trì thói quen đi bộ 30 phút mỗi ngày. Khi đó, có các cơ xương khớp sẽ được giãn ra, giúp việc di chuyển dễ dàng hơn.

Đi bộ sẽ giúp các khối cơ vận động linh hoạt

Bài tập vận động đơn giản

Với nhóm bài tập vận động đơn giản, người bệnh sẽ hạn chế được tình trạng teo cơ, cứng khớp.  Các bài tập có thể kể đến như:

  • Bài tập đưa hai tay lên phía đỉnh đầu: Các ngón tay đan vào nhau và duỗi thẳng về phía đầu. Bạn phải cố gắng đặt khuỷu tay ngang với tay rồi hạ về vị trí cũ. Thực hiện liên tục từ 10 - 15 lần để thấy rõ hiệu quả. Bài tập này chỉ áp dụng được trong các trường hợp người bị liệt 1 bên tay.

  • Bài tập nâng mông khỏi mặt giường: Bệnh nhân nằm ngửa, hai tay đặt dọc theo thân mình, hai chân đặt sát nhau. Dùng lực toàn thân nhấc mông lên càng cao càng tốt, giữ tư thế lâu nhất có thể. Bạn nên lặp đi lặp lại động tác từ 10 - 12 lần để thấy rõ hiệu quả.

Bài tập phục hồi các cơ bị liệt

Các bài tập chuyên nghiệp thường đòi hỏi bệnh nhân phải có các dụng cụ chuyên nghiệp. Nếu bạn chưa chuẩn bị được dụng cụ, hãy thử bắt tay vào các bài tập như:

  • Tập tay: Duỗi hoặc gấp cánh tay ra vào, thực hiện động tác bật/tắt điện, mở đóng nắp hộp, kéo ngăn tủ…

  • Tập chân: Bắt chéo hay chân lại với nhau và giữ nguyên tư thế trong vòng 5 - 10 phút.

  • Tập cổ: Cho bệnh nhân ngồi từ từ dậy rồi ngoái cổ nhìn về 2 bên vai, phía sau hoặc ngẩng lên, cúi xuống.

Bài tập luyện các cơ bị liệt khá đơn giản và có thể thực hiện bất cứ khi nào muốn. Do đó, bệnh nhân và người hỗ trợ cần chủ động luyện tập bất kể khi nào muốn.

Các bài tập linh hoạt cho người tai biến

Bài tập nói

Theo các nghiên cứu gần đây cho thấy, có tới 20% bệnh nhân bị tai biến thường bị mất tiếng nói. Do đó, người nhà cần tạo điều kiện để người bệnh có thể tập nói, đơn giản như việc đọc bảng chữ cái, đếm số,... Sau khi đã quen, bạn tiếp tục nâng độ khó bài tập lên bằng việc yêu cầu miêu các vật dụng xung quanh, đọc đoạn văn ngắn dài…

Các bài tập phục hồi chức năng tại nhà cần thực hiện đều đặn trong thời gian dài mới phát huy tác dụng được. Do đó, bệnh nhân cần thường xuyên tập động để nhận thấy sự thay đổi tích cực. Ngoài ra, người nhà, điều dưỡng, bác sĩ cần chủ động quan sát bệnh nhân để tránh tình trạng người bệnh tập sai dẫn đến chấn thương hoặc gặp các vấn đề sức khỏe khác.

Tổng hợp bài tập phục hồi chức năng sau tai biến tại nhà hiệu quả nhất đã được The Water Man tổng hợp đến với quý bạn đọc. Đây là những bài tập cốt lõi nhất, đơn giản nhất mà bạn hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà. Chúc bệnh nhân luôn may mắn và sớm bình phục.

>>> Đọc thêm: Top 5 bài tập cho người ít vận động