-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Uống nước ngải cứu tươi và những tác dụng tốt cho sức khỏe
12/12/2023
Nước ngải cứu tươi mang đến nhiều tác dụng tích cực cho người sử dụng. Chỉ với khoảng 100gr ngải cứu, mật ong và nước lọc là bạn đã có ngay một ly nước bổ dưỡng uống mỗi ngày. Vậy nước ngải cứu có tác dụng gì mà được nhiều người ưa chuộng như thế?
Giảm ho, đau đầu và cảm cúm hữu hiệu
Ngải cứu tươi là “thần dược” giúp giảm đau đầu và các cơn ho khó chịu khi bị cảm cúm, sổ mũi. Ngải cứu có tính ấm, giúp long đờm, bổ phổi, giảm ho hiệu quả. Do đó, người bệnh thường sử dụng ngải cứu này để hỗ trợ điều trị các triệu chứng cảm, ho, sốt thông thường.
Để dùng ngải cứu trị ho, cảm lạnh, bạn cần 100gr ngải cứu, 50gr sả, 100gr lá húng chanh, 100gr tía tô. Cho tất cả vào nồi sạch, đun sôi với nửa lít nước. Bạn sử dụng hỗn hợp nước này liên tục trong vòng 5 ngày để các triệu chứng bệnh được cải thiện.
Điều trị mụn, mang đến làn da trắng sáng
Ngải cứu tươi còn có tác dụng điều trị mụn, giúp da trắng sáng, mịn màng. Đây là nguyên liệu tự nhiên lành tính, an toàn với da, không gây các triệu chứng dị ứng. Do đó, bạn hoàn toàn có thể sử dụng thường xuyên mà không cần lo lắng về các tác dụng phụ. Hãy sử dụng lá ngải cứu tươi để đắp trực tiếp lên mặt 20 phút. Đối với trẻ bị rôm sảy, bạn có thể giã nát ngải cứu để lấy nước tắm cho bé.
Hỗ trợ tuần hoàn não
Ngải cứu và trứng gà là hai nguyên liệu được sử dụng để chế biến món ăn ngon, bổ dưỡng. Hàm lượng protein, choline, adenosine cao giúp tăng cường lưu thông máu, nâng cao khả năng miễn dịch và thúc đẩy máu lên não. Nhờ vậy mà bạn sẽ tránh được những cơn đau đầu do thiếu máu não, tăng cường sự tập trung.
Cải thiện bệnh về xương khớp
Đau nhức khớp, đau thần kinh tọa gây ra không ít phiền toái cho người bệnh. Để cải thiện tình trạng, bạn có thể sử dụng ngải cứu nghiền nát, vắt lấy nước cốt và uống liên tục trong 2 ngày. Nếu nước đắng quá, bạn hãy thêm một ít mật ong để tăng độ ngọt. Các triệu chứng bệnh sẽ được cải thiện nhanh chóng.
Ngoài ra, ngải cứu cũng được sử dụng để rang cùng với muối hạt để đắp lên đầu gối. Ngải cứu có tính kháng khuẩn cao, muối nóng diệt khuẩn tốt, hỗ trợ kháng viêm, giảm đau. Tuy nhiên, bạn cần cẩn thận để không khiến đầu gối bị bỏng.
Chống nhiễm ký sinh trùng
Ngay từ thời Ai Cập cổ đại, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngải cứu có khả năng chống nhiễm trùng đường tiêu hóa. Lá ngải cứu ức chế quá trình hình thành và phát triển của sán dây, ký sinh trùng. Tuy nhiên, đây mới chỉ là nghiên cứu ứng dụng trên động vật. Các nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu tác dụng đối với người để đưa ra đáp án chính xác nhất.
Chống oxy hóa
Ngải cứu có chứa thành phần cornelene, nó hoạt động giống như chất chống oxy hóa, giảm stress, căng thẳng. Từ đó, giúp người dùng phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh ung thư, Alzheimer hoặc các bệnh lý liên quan đến tim. Người dùng nên duy trì thói quen uống nước ngải cứu để thấy rõ hiệu quả.
Giảm đau bụng kinh
Nếu chị em gặp các cơn đau khó chịu trong thời kỳ kinh nguyệt, hãy uống ngay một ly nước ngải cứu tươi. Các hoạt chất trong lá sẽ giúp điều hòa kinh nghiệm, giảm đau hiệu quả. Để phát huy tác dụng tốt nhất, bạn hãy uống nước ngải cứu 3 lần/ngày.
Nước ngải cứu tươi mang đến nhiều tác dụng thiết thực đối với người sử dụng. Hãy lan tỏa thông tin này đến với bạn bè, người thân để mọi người biết thêm một loại đồ uống tốt cho sức khỏe.
Chúc bạn thực hiện món đồ uống chất lượng này thành công.
>>> Đọc thêm: Tất tần tật thông tin về cây ngải cứu bạn nên biết