Người bị sỏi thận nên uống nước gì là câu hỏi được rất nhiều bệnh nhân thắc mắc. Có nhiều lời khuyên cho rằng, người bệnh nên uống nhiều nước để đào thải viên sỏi ra ngoài nhanh chóng. Tuy nhiên, chỉ có một số ít loại nước phù hợp dành cho nhóm bệnh nhân này. Dưới đây là một số gợi ý hoàn hảo mà bạn nên tham khảo.

Nước tinh khiết

Nằm đầu danh sách các loại nước uống dành cho người bị sỏi thận chính là nước lọc. Cơ thể con người có 80% là nước, mọi hoạt động của cơ thể đều bị ảnh hưởng bởi lượng nước, trong đó có thận. Việc bạn bổ sung đủ nước sẽ giúp thận nâng cao khả năng phân hủy dinh dưỡng và đào thải chất cặn bẩn ra khỏi cơ thể. Đồng thời, ngăn chặn quá trình lắng đọng canxi, axit uric là nguyên nhân chính gây hình thành viên sỏi trong thận.

Khi uống nước, bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc: uống đủ nước ít nhất 2 lít mỗi ngày; không uống nước ngay sát bữa ăn hoặc trong khi ăn dễ gây ảnh hưởng đến tiêu hóa; uống nước ngay cả khi không thấy khát; hạn chế uống nước vào buổi tối vì nó dễ gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ; chỉ sử dụng nước an toàn để đảm bảo sức khỏe.

Nước tinh khiết ấm sẽ giúp cổ họng dễ chịu ngay tức thì

Nước lá sa kê

Nước lá sa kê già đem nấu nước uống thay trà có thể giúp đào thải viên sỏi trong thận nhanh chóng. Sa kê có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc, hỗ trợ bào mòn và thu nhỏ kích thước sỏi. Nhờ đó, sỏi dễ dàng bị tống khứ ra khỏi cơ thể nhờ lực đẩy của dòng nước tiểu. Các trường hợp tiểu rắt, tiếu xón nếu uống nước này sẽ giúp hoạt động tiểu tiện được dễ dàng, thông suốt hơn.

Mỗi ngày, bệnh nhân nên nấu 2 - 3 lá sa kê để lấy nước uống. Bạn có thể kết hợp sa kê và dưa chuột, cỏ xước để làm tăng hiệu quả trị bệnh. Khi nấu, nên cho nước sôi kỹ trong khoảng 10 - 15 phút để các dưỡng chất trong dược liệu được tiết ra hết.

Nước dừa

Nước dừa là loại đồ uống giải nhiệt quen thuộc, vị ngọt thanh, rất dễ uống. Ngoài ra, nước còn có tác dụng giảm các triệu chứng của bệnh sỏi thận. Cụ thể, nước dừa có tính mát, lợi tiểu, kích thích quá trình bài tiết nước tiểu. Tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt được cải thiện nhiều. Đồng thời, thành phần vitamin B, C, magie, kẽm, sắt, kali trong nước có tác dụng nâng cao sức đề kháng, cải thiện chức năng hoạt động của cơ thể.

Lưu ý, việc sử dụng nước dừa quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng tụt huyết áp, tăng kali máu dẫn đến mất cân bằng điện giải, làm tăng lượng đường trong máu. Vì vậy, mỗi ngày bạn chỉ nên uống từ 1 - 2 quả dừa. Đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, người bị thừa cân, béo phì nên cân nhắc khi uống loại nước này.

Nước dừa làm giảm những triệu chứng khi bị sỏi thận

Nước ép cần tây

Nước ép cần tây được xem là cứu tinh cho người bị sỏi thận lâu năm. Trong cần tây có chứa hàm lượng khoáng chất như natri, kali cao giúp thông tiểu, bào mòn và thu nhỏ kích thước viên sỏi. Đặc biệt, hoạt chất Poly-acetylene được tìm thấy trong loại dược liệu còn có công dụng kháng khuẩn, tiêu viêm tốt, giúp ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng đường tiết niệu thường gặp.

Bạn hãy chuẩn bị khoảng 500g rau cần tây, 1 quả chanh tươi, 1 thìa cà phê mật ong. Cho tất cả vào máy xay xay nhuyễn rồi uống trực tiếp trong ngày. Hãy cho thêm một ít viên đá lạnh để làm giảm nhiệt độ của nước trong những nắng nóng. Lưu ý, không nên sử dụng nước ép cần tây cho các trường hợp bị sỏi thận kèm thêm các vấn đề như huyết áp thấp, thể trạng yếu hoặc đang mang thai 3 tháng đầu.

Nước ép quả lựu

Nếu bị sỏi thận, bạn hãy thử sử dụng nước ép quả lựu trong một thời gian. Nước này có chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe. Trong lựu còn chứa hàm lượng chất oxy hóa phong phú có khả năng nâng cao chức năng đào thải độc tố và chất cặn trong thận. Ngoài ra, lựu có chứa đến 1.22% axit citric có khả năng phân tách canxi ra khỏi viên sỏi và khiến nó bị ăn mòn. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi để đưa viên sỏi ra ngoài thông qua hệ bài tiết.

Bệnh nhân nên duy trì việc uống nước ép lựu vài lần trong tuần để cải thiện các triệu chứng của bệnh sỏi thận. Vì nước có vị ngọt sẵn nên bạn không cần phải bỏ thêm đường nhưng có thể cho thêm ít muối ăn để làm tăng vị đậm đà.

Nước ép lựu làm giảm những triệu chứng khi bị sỏi thận

Nước râu ngô

Nếu bạn mới bị sỏi thận thì hãy uống nước râu ngô để giúp đào thải sỏi ra khỏi cơ thể. Râu ngô có tác dụng lợi tiểu, thanh lọc và giải độc tốt, chống tiểu buốt, tiểu rắt. Ngoài ra, nước râu ngô còn chứa hàm lượng viitamin A, B, C, K, chất xơ, kali rất phong phú. Nó có thể điều trị nóng trong, hỗ trợ làm mát gan, đào thải axit uri ra khỏi cơ thể, giúp ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh gout, sỏi thận.

Để đạt hiệu quả tốt nhất, bệnh nhân nên sử dụng râu ngô đã già đung cùng 1 lít nước trong vòng 10 phút. Để nguội nước và uống nhiều lần trong ngày, thay thế cho trà. Nên uống nước râu ngô cách bữa ăn khoảng 1 tiếng để các hoạt chất được phát huy hiệu quả tốt nhất.

Tổng kết

Người bị sỏi thận nên uống gì đã được The Water Man gửi đến bạn một số gợi ý. Hy vọng với những chia sẻ này, bạn sẽ biết cách sử dụng loại đồ uống phù hợp với bệnh tình của mình. Đồng thời, hạn chế sử dụng đồ uống có gas, chất kích thích gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình điều trị bệnh.

>>> Đọc thêm: Uống nước khoáng có gây sỏi thận không?