-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-

Cách làm bánh trung thu thập cẩm truyền thống đơn giản tại nhà
07/09/2022
Qua nhiều năm, người ta tạo thêm nhiều loại bánh trung thu mới lạ, độc đáo hơn. Những vị mới mới mẻ như gà quay, trân châu, lava...nhận được sự quan tâm khá nhiều người. Tuy nhiên, không vì thế mà khách hàng quên đi hương vị bánh truyền thống vốn có xưa nay. Bởi hơn hết, đó là hương vị của tuổi thơ được gói gém và lưu truyền qua một thời gian dài. Bánh trung thu thập cẩm mang hương vị đặc trưng của rằm tháng 8. Đó cũng là lý do để The Water MAN có thêm động lực chia sẻ công thức với mọi nhà.
Bạn đang tìm kiếm cách làm bánh trung thu thập cẩm, đừng bỏ qua bài viết này nhé!.
Nguyên liệu làm Bánh trung thu nhân thập cẩm
Phần nguyên liệu này sẽ cho ra 4 chiếc bánh với 150g/chiếc. Chúng vừa khéo để gia đình quầy thưởng trà ăn bánh rồi. Trước khi bắt tay thực hiện, bạn cần chuẩn bị đầy đủ những nguyên liệu sau:
Bột mì 150g
Nước đường bánh nướng 100g
Lòng đỏ trứng gà 1 cái
Dầu ăn 20g
Bơ đậu phộng 5g
Hạt điều rang chín 30g
Hạt vừng trắng rang chín 30g
Hạt dưa bóc nõn rang chín 30g
Lạp xưởng hấp chín 30g
Mứt bí 30g
Mứt sen 30g
Mỡ đường 5g
Lá chanh cắt nhỏ 1 ít
Rượu mai quế lộ 5 ml
Bột bánh dẻo 1 ít
5 bước làm bánh trung thu nhân thập cẩm tại nhà
Bước 1: Trộn bột bánh
Chuẩn bị một tô lớn, sạch để làm vỏ bánh. Bạn lần lượt cho nước đường, lòng đỏ trứng, dầu ăn, bơ rồi khuấy đều cho hỗn hợp sánh mịn. Tiếp đó, rây qua bột mì rồi cho vào hỗn hợp vừa xong. Nhanh chóng dùng tay nhào bột đến khi bột kết dính thành khối, dễ dàng tạo hình là được. Nếu khó khăn trong khi nhồi vì bột khá cứng, bạn có thể cho thêm chút nước hoặc chút dầu ăn. Mẹo này sẽ giúp bột đủ ẩm, dễ nhào hơn.
Bước 2: Làm nhân bánh
Các nguyên liệu hầu như đã được sơ chế hay làm chín rồi nên bước này khá đơn giản. Bạn cũng chuẩn bị một tô đủ lớn rồi cho lần lượt hạt điều, hạt vừng, hạt dưa, lạp xưởng thái hạt lựu, mớt bí, mứt sen, mỡ đường, lá chanh thái rượu, 1 muỗng cafe rượu mai quế lộ. Trộn đều các nguyên liệu trên rồi cho thêm 3 thìa cafe bột bánh dẻo để kết dính các nguyên liệu với nhau. Vẫn không kết dính thì bạn cho têm 3 thìa cafe bột nếp khi làm nhân.
Bước 3: Tạo hình bánh
Bột sau khi nghỉ được 30 phút thì chia từng phần. Tương tự, nhân cũng chia phần rồi vo tròn. Tỉ lệ hoàn hảo nhất là là 2 phần vỏ mà 3 phần nhân. Ví dụ khuôn 50g thì 20g bột và 30g nhân. Tương tự cho những khuôn bánh cỡ lớn hơn.
Lăn tròn rồi cán bột mỏng đến độ vừa phải. Cho nhân vào rồi gói đều để nhân không rơi ra ngoài. Xong rồi thì lăn qua một lớp bột thật mỏng để không dính khi in hay đúc bánh.
Dùng cọ phết một lớp dầu ăn trên khuôn trước, cho phần bánh vừa nặn vào và ép mạnh lò xo xuống để tạo hình mình muốn. Tương tự cho đến khi hết phần bột mình chuẩn bị là được.
Bước 4: Nướng bánh
Để bánh ngon, đủ độ giòn, độ chín chúng ta nên nướng bánh 3 lần. Trước khi nướng, bạn cần chuẩn bị hỗn hợp gồm lòng đỏ trứng, sữa tươi, dầu ăn để quét lên mặt bánh trước khi nướng
- Lần 1: Làm nóng nồi chiên trong vòng 10 phút. Lấy thân nồi lót một lớp giáy nến. Cho bánh vào rồi, quét hỗn hợp đã chuẩn bị lên toàn bộ bề mặt bánh rồi nướng trong 5-7 phút với lượng nhiệt 150 độ C. Lấy bánh ra, xịt một lớp nước để nguội 15 phút.
- Lần 2: Quét hỗn hợp lòng lỏ trứng lên bánh rồi cho vào nướng tiếp trong 5 phút với nhiệt độ 150 độ C. Sau thời gian đó thì lặp lại thao tác xịt nước, quét hỗn hợp để vỏ bánh không bị nứt.
- Lần 3: Cho bánh vào nướng lần cuối cũng trong 5 phút với 150 độ C. Khi này, bánh đã kho và có màu sắc cực kì bắt mắt. Nếu độ khô của bánh chưa vừa ý, bạn có thể nướng thêm 3 phút.
Bước 5: Thành phẩm
Bánh sau khi nướng sẽ có màu vàng, bánh hơi cứng. Lấy bánh ra khỏi nồi rồi để khô tự nhiên. Tiếp đến là khâu đóng gói rồi chò vào tủ lạnh. Bạn có thể thưởng thức sau đó 1-2 ngày. Bánh thủ công có hạn sử dụng khoảng 5 ngày. Bạn nên lưu ý để làm lượng vưa phải.
Cách bảo quản nhân bánh trung thu thập cẩm
Nhân thập cẩm nếu bạn chưa chế biến mà mới mua về, nguyên liệu vẫn còn nguyên thì bảo quản sẽ dễ hơn. Đối với các loại hạt, bạn cho vào túi nilon hoặc túi zip, buộc chặt và để hạt ở nơi khô ráo, thoáng mát, hạt sẽ giòn, thơm mà không bị ỉu nhé. Nếu hạt có lỡ bị ỉu do cách bảo quản nhân bánh trung thu chưa tốt, kiểm tra lại xem hạt có mốc hay có mùi không. Nếu không thì trước khi làm nhân rang hạt lại cho thơm và giòn là được. Đối với mỡ đường, nên cho vào túi zip, ấn hết không khí và trữ đông trong tủ lạnh. Các loại mứt khô, bạn cho vào lọ có nắp và cất nơi khô ráo nhé. Bọc nilon và để ở ngoài ở nhiệt độ phòng hoặc cho vào hộp có nắp kín, cất trong ngăn mát tủ lạnh, để được trong 1 tuần.
Bánh tự làm cần được rút hết không khí bên trong hoặc bỏ vào 1 gói hút ẩm rồi đóng bao thật kín để tránh không khí và hơi nước làm bánh bị mốc. Nên để những nơi khô mát, tránh nơi có nhiệt độ cao hay thời tiết nóng ẩm. Bạn có thể bọc bánh lại rồi để bánh ngăn mát tủ lạnh.
Chúc mọi người thành công với công thức bánh trung thu nhân thập cẩm nhé. Cận Trung Thu rồi, tranh thủ vào bếp làm ngay cho cả gia đình thưởng thức thôi nào.
>>> Đọc thêm: Cách làm bánh trung thu nhân đậu xanh thơm ngon tại nhà