Chè thập cẩm từ lâu đã trở thành món ăn yêu thích của nhiều người, từ lớn đến nhỏ, hầu hết ai cũng đều mê món ăn vặt này. Chè được kết hợp từ các loại nguyên liệu hấp dẫn khác nhau, tạo nên hương vị độc đáo, thơm ngon khiến thực khách khó mà cưỡng lại. Cùng The Water MAN khám phá bí quyết nấu món chè thập cẩm thanh mát, ngọt vị này nhé.

Chè thập cẩm miền Bắc

Chè thập cẩm miền Bắc

Nguyên liệu

  • Đậu đỏ: 250g

  • Khoai môn: 1 củ

  • Khoai lang:  2 củ

  • Bột báng: 120g

  • Nước cốt dừa: 200ml 

  • Thạch rau câu: 160g

  • Đường: 250g

  • Đậu phộng rang: 50g

  • Dừa khô: 50g

Cách nấu chè thập cẩm miền Bắc

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Khoai lang đem rửa sạch, gọt vỏ, ngâm với nước muối pha loãng để khoai không bị đen.

  • Khoai môn cũng rửa sạch, gọt vỏ, ngâm với nước muối pha loãng cho bớt nhớt.

  • Đậu đỏ rửa sạch, lựa bỏ các hạt lép, hư, sau đó ngâm đậu trong nước khoảng 4 tiếng cho đậu mềm.

  • Bột báng rửa sạch, ngâm trong nước khoảng 60 phút trước khi nấu.

Bước 2: Nấu chè

  • Luộc bột báng cho chín, rồi vớt bột báng ra ngâm vào tô nước lạnh khoảng 10 phút và vớt ra để ráo.

  • Bắt nồi khác lên bếp, cho khoai lang và khoai môn vào luộc chín.

  • Cho đậu đỏ vào nồi, đổ nước hơi ngập mặt đậu, nấu với lửa nhỏ cho đến khi đậu mềm. Tiếp tục cho thêm đường vào đậu, nêm nếm đúng khẩu vị của mình. Nấu thêm khoảng 5 phút nữa cho đường tan thì tắt bếp.

Bước 3: Thành phẩm

Cho đá vào ly, thêm phần khoai lang, khoai môn và đậu đỏ vào, cuối cùng bạn cho bột báng vào, rưới thêm nước cốt dừa, thêm đậu phộng, thạch, dừa khô vào trộn đều lên và thưởng thức thôi.

Chè thập cẩm miền Trung

Chè thập cẩm miền Trung

Nguyên liệu

  • Đậu đỏ: 250gr

  • Đậu xanh: 250gr 

  • Đậu phộng rang: 100gr

  • Bột nếp: 100gr

  • Bột năng: 100gr

  • 50gr dừa tươi nạo sợi

  • Lá dứa tươi: 3 lá

  • Đường: 300gr

  • Nước cốt dừa: 250ml

  • Sữa tươi: 300ml

  • Bột rau câu: 1 gói

Cách nấu chè thập cẩm miền Trung

Bước 1: Nấu đậu 

Đậu đỏ đem rửa, vớt hết hạt lép, hạt hư bỏ, ngâm với nước khoảng 3 - 4 tiếng để hạt nở đều, khi nấu sẽ nhanh chín hơn. 

Cho đậu vào nồi nấu với 1 lít nước. Khi đậu mềm thì cho đường vào nấu cùng. Vặn lửa nhỏ, đun thêm 10 phút thì tắt bếp. Đảo đậu liên tục để đậu không bị sít dưới đáy nồi. 

Đậu xanh sau khi đã tách vỏ, ngâm nước ấm khoảng 45 phút cho đậu mềm. Bắc nồi lên bếp, đổ nước ngập mặt khoảng 1 đốt ngón tay, đun đến khi sôi thì vặn nhỏ lửa, nấu tiếp khoảng 10 - 15 phút đến khi hạt đậu chín thì cho 50gr đường vào cùng, khuấy cho tan hết. 

Tiếp theo, pha bột năng với nước, sau đó khuấy đều các nguyên liệu, đến khi đậu xanh chín thì đổ vào nồi, khuấy đều lên. Khi hỗn hợp sôi thì tắt bếp.

Bước 2: Làm thạch rau câu

Cho 0,5l nước + 5g bột rau câu dẻo vào nồi. Vừa cho bột rau câu vừa khuấy đều để bột tan hết. Đun sôi nồi nước rau câu, vừa đun vừa khuấy để không bị bết dính dưới đáy nồi.  Hạ lửa nhỏ, đun đến khi nước sôi trở lại, đường tan hết thì tắt bếp, cho ra hộp đựng. Để thạch nguội bớt rồi cho vào tủ lạnh để 90 phút cho đông lại, sau đó cắt thành từng miếng vừa ăn. 

Bước 3: Làm trân châu

Cho bột năng và bột nếp ra thau, cho thêm đường vào. Cho một ít nước sôi vào thau đựng bột, trộn đều. Dùng tay nhào nhanh tay đến khi bột thành một khối mịn, dẻo, không bị dính tay là được. Chia bột thành từng viên nhỏ, cho miếng dừa tươi đã cắt hạt lựu vào bên trong, sau đó vo thành viên tròn.

Bắc một nồi nước lên bếp, đun sôi. Khi nước sôi thì cho lần lượt từng viên trân châu vào nồi. Tiếp tục luộc đến khi viên trân châu chín, chuyển sang màu trắng trong thì vớt ra, ngâm vào thau nước lạnh khoảng 5 phút, roi vớt ra chén.

Bước 4: Thành phẩm

Cuối cùng múc đậu đỏ, đậu xanh, thạch rau câu, trân châu vào chén, rưới một chút nước cốt dừa, rắc lên bên trên đậu phộng rang, dừa tươi nạo sợi là có thể thưởng thức. Nếu thích ăn lạnh thì các bạn có thể múc ra ly và cho thêm đá bào vào.

>>> Xem thêm: 

Chè thập cẩm miền Nam

Chè thập cẩm miền Nam

Nguyên liệu

  • Đậu đỏ: 300g

  • Cốm khô: 100g

  • Bột báng: 100g

  • Bột mì: 100g

  • Bột năng: 100g

  • Chuối xiêm chín: 2 trái  

  • Nước cốt dừa: 300ml

  • Bột thạch rau câu: 50g

  • Đường: 200g

Cách nấu chè thập cẩm miền Nam

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Lựa bỏ những hạt đậu đỏ bị sâu, lép, rồi ngâm nước lạnh cho đậu ngậm nước mềm.

  • Cốm ngâm khoảng 10 phút cho nở ra rồi để ra rổ, ráo nước.

  • Bột báng rửa sạch, ngâm khoảng 40 phút, vớt ra rổ cho ráo nước.

  • Trộn đều bột mì và bột năng, chế nước vào nhồi nhuyễn rồi vo thành viên nhỏ.

  • Bóc bỏ vỏ chuối, cắt miếng cỡ 1cm. 

Bước 2: Nấu chè

  • Nấu nhừ đậu đỏ, nêm vào 1 muỗng đường, nấu thêm 5 phút thì tắt bếp.

  • Chuối đun sôi với lượng nước vừa phải, cho bột năng, bột báng vào đun sôi, khuấy nhẹ đều để bột báng không dính vào nồi mà chuối không nát. Cuối cùng bạn chỉ cần cho nước cốt dừa với 2 thìa cafe đường vào đun sôi trở lại thì tắt bếp.

  • Bột mì luộc chín ngâm trong nước lạnh, vớt ra, để ráo nước.

  • Cho bột rau câu, đường với 300ml nước khuấy đều, đun sôi rồi đổ vào tô đợi nguội, có thể dùng nước cốt dừa, nước lá dứa, nước gấc để tạo màu cho thạch bắt mắt. Thạch nguội bạn bỏ thạch vào ngăn mát tủ lạnh.

Bước 3: Hoàn thành

Mức chè ra chén, thêm nước cốt dừa, dừa nạo sợi hoặc dừa khô, trộn đều lên là thưởng thức được rồi. Hoặc thêm chút đá bào nếu bạn thích ăn chè lạnh.

Lựa chọn nguyên liệu tươi ngon

Các loại đậu

  • Để chọn mua đậu ngon bạn chọn những hạt có vỏ ngoài đẹp, bóng mượt căng mịn, đều màu.

  • Lựa những hạt đậu có kích thước đều nhau, căng tròn không bị lép hay biến dạng.

  • Tránh chọn những hạt đậu có vết đốm, sọc hay vỏ nhăn nheo vì đây là đậu có chất lượng không tốt.

Mẹo bảo quản chè ngon lâu

Chè sau khi nấu xong thì tách riêng với nước cốt dừa, sau đó cho vào hộp kín và bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh. Thời gian bảo quản trong 2 ngày.

Kết Luận

Trên đây là cách nấu chè thập cẩm 3 miền vô cùng đơn giản mà lại thơm ngon. Bạn có thể lựa chọn nấu theo hương vị mà mình yêu thích để thưởng thức cùng với gia đình nhé! Chúc bạn thực hiện thành công! 

>>> Xem thêm:  Uống nước detox gì giúp làn da của bạn trắng sáng hơn mỗi ngày?