Phở là một món ăn không thể thiếu trong đời sống của chúng ta, có thể nói phở là bộ mặt ẩm thực của đất nước Việt Nam. Các du khách nước ngoài khi sang Việt Nam du lịch, họ luôn luôn tìm một quán phở ngon để thưởng thức món ăn này, có thể thấy nhắc tới phở là nhắc đến Việt Nam thế nhưng ngoài món phở nước truyền thống ra thì bạn còn có biết phở có bao nhiêu loại và cách làm chúng như thế nào không. Hãy để The Water MAN bật mí cho bạn 3 món phở đặc sản của nhưng lại khác rất nhiều so với phở truyền thống nhé!

Phở chua Lạng Sơn

Phở chua Lạng SơnMón phở chua 

Món phở này là đặc sản của tỉnh Lạng Sơn một tỉnh ở phía bắc Việt Nam, giáp với Trung Quốc. Món ăn này thường xuất hiện trong các dịp lễ tết, cỗ bàn ở một số vùng miền núi phía Bắc. Tuy gọi là nó có tên gọi là  phở nhưng hình thức và cách chế biến của món này không hề giống phở truyền thống. Điểm nhấn của phở chua chính ở thứ nước sốt chua ngọt đan xen lẫn nhau và có vị nguội nguội khác hẳn một tô phở truyền thống luôn luôn nóng hổi.

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Bánh phở khô 

  • Thịt nạc vai/  500 gram

  • Bột năng/ 1 muỗng

  • Bột xá xíu/ 50 gram

  • Hành phi/ 10 gram

  • Đậu phộng rang/ 10 gram

  • Khoai lang/ 1 củ

  • Hành/ 2 củ

  • Tỏi/ 10 gram

  • Các loại rau như xà lách, rau thơm/ 500 gram

  • Các loại gia vị khác

Cách nấu món phở Lạng Sơn

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

Ớt bạn thái nhỏ ra, tỏi thì lột bỏ vỏ sau đó băm nhuyễn ra, rau thì bạn rửa thật sạch lặt bỏ những lá hư và bị sâu.

Bước 2: Chần bánh phở

Bắt một nồi nước sôi, sau đó cho phở vào trụng  sau đó chần thêm khoảng 30 giây cho bánh chín tới. Sau khi chần bánh xong bạn cho phở vào một cái rổ rồi xả nước lạnh qua.

Bước 3: Chế biến thịt xá xíu

Bắt nồi nước sôi lên bếp, đến khi sôi thì cho khoảng 1 muỗng muối vào.Cho thịt nạc đã chuẩn bị sẵn sau đó ướp cùng ½ muỗng muối rồi luộc khoảng 10 phút đến khi thịt chín.

Thịt sau khi luộc xong thì bạn cho thịt ướp cùng 1 muỗng bột xá xíu, 1 muỗng dầu hào, 1 muỗng nước tương, 1 muỗng nước mắm, trộn đều hỗn hợp này lên sau đó để khoảng 20 – 30 phút.

Sau khi ướp thịt xá xíu xong,  bạn đặt chảo lên bếp, cho dầu ăn và vặn nhỏ lửa. Khi dầu ăn đã nổi bọt khí thì cho thịt xá xíu vào áp chảo cho cháy xém bề mặt rồi lấy ra.

Bước 4: Làm nước sốt phở

Đây là một bước khá quan trọng và kỹ lưỡng vì ngoài thành phần cấu tạo lạ mắt ra thì nước sốt cũng là một trong những điểm nhấn của món ăn này.

Pha 1 muỗng bột năng cùng 2 muỗng nước. Đặt nồi lên bếp, cho vào một chén nước lọc và 2 muỗng đường, 2 muỗng dầu hào, 1 muỗng nước tương, 1 muỗng  nước mắm, 2 muỗng giấm, và đổ từ từ bột năng đã hòa nước ở trên, khuấy đều đến khi nước sốt sền sệt. Sau đó, cho thêm ½ muỗng bột xá xíu, ớt, hành phi và tỏi băm nhỏ vào thì tắt bếp, đổ ra bát.

Bước 5: Chế biến khoai lang

Khoai lang gọt bỏ vỏ, sau đó rửa sạch, cắt thành những sợi mỏng nhỏ. Đổ dầu vào chảo, đun nhỏ lửa đến khi dầu nổi bọt khí thì cho khoai lang từ từ vào chảo sau đó chiên lên. Hạn chế không nên đảo nhiều nha. Đến khi khoai đã vàng ruộm và giòn thì vớt ra.

Bước 6: Trình bày và thưởng thức

Bạn chuẩn bị một chiếc tô thật đẹp, sau đó thái thịt xá xíu thành những miếng nhỏ, cho rau sống vào tô trước rồi bạn cho bánh phở vào rồi tới các nguyên liệu đã làm xong vào rồi dùng đũa thưởng thức nó thôi.

>>> Xem thêm:

 2 công thức nấu phở thơm ngon tại nhà

Top 5 công thức làm món cơm gà ngon tuyệt hảo

Phở khô Gia Lai

Phở khô Gia LaiMón phở khô

Trong nhiều năm trở lại đây, món phở khô Gia Lai đã dần trở nên phổ biến và xuất hiện tại nhiều địa phương, nhiều khu vực trên toàn đất nước Việt Nam. Tuy nhiên, do khẩu vị và cách nấu và nguyên liệu chuẩn bị của nhiều vùng miền có sự khác nhau, cho nên ở mỗi nơi bạn thưởng thức món này thì lại có nhiều vị và cảm giác khác nhau vì thế The Water MAN sẽ hướng dẫn bạn làm món phở này đúng cách và đặc biệt chuẩn vị Gia Lai nhé.

Nguyên liệu cần có

  • Bánh phở khô/ 1kg

  • Gà / 1 con

  • Thịt bò/ 1kg

  • Thịt băm/ 500 gram

  • Xương ống/ 2kg

  • Rau sống/ 500 gram

  • Gia vị muối, ớt, tiêu, tỏi, dầu.

  • Đinh hương/ 15 nhánh

  • Sa tế/ 1 muỗng

  • Hoa hồi/ 4 lát

  • Hành tây/ 1 củ

  • Hành lá/ 2 nhánh

Cách nấu

Bước 1: Sơ chế xương và thịt gà

Chuẩn 1 nồi hoặc thau nước muối để ngâm gà, rửa sạch bên ngoài lẫn bên trong gà, lấy hết các mạch máu dơ và các chất cặn trong cơ thể sau đó rửa nước sạch khoảng 2 đến 3 lần, chặt đôi gà rai và để ráo nước.

Tương tự như gà, bạn cũng ngâm xương ống heo trong nước muối loãng 15 phút, sau đó rửa lại với 2 - 3 lần nước sạch và để ráo.

Bước 2: Hầm nước dùng

Bạn bắc nồi lên bếp đổ nước cho gần đầy nồi,  sau khi nước sôi, cho gà và xương ống cùng 1 củ hành tây và các loại gia vị , vài nhánh đinh hương đã được rang vào.

Để nước dùng đậm đà, bạn nên cho vào 1 muỗng bột ngọt, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê muối và 1 muỗng cà phê đường phèn. Sau đó, bạn đậy nắp, để lửa vừa và ninh nước dùng từ 1 - 2 tiếng.

Sau khi xong, nước dùng sẽ trong hơn, béo và ngọt thanh, để tăng thêm hương vị bạn có thể cho vài lát hành cắt khúc vào.

Bước 3: Ướp thịt bò và thịt băm

Trước khi ướp thì bạn nên khử mùi hôi thịt bò, dùng muối chà xát lên thịt bò, sau đó rửa lạ vài lần với nước sạch, để ráo và cắt thành từng lát mỏng.

Khi bắt đầu bước vào công đoạn ướp thịt bạn cho 1 muỗng nước tương, 1 muỗng dầu hào, 1 muỗng tỏi băm, 1 muỗng hành băm, 1 muỗng đường và ½ muỗng bột năng vào thịt bò rồi trộn đều, ướp từ 20 - 30 phút.

Bước 4: Xào thịt băm và nấu sốt

Bạn cho 2 muỗng dầu ăn vào chảo, khi dầu nóng lên, cho 1 muỗng hành tím băm nhuyễn, 1 muỗng tỏi băm rồi phi thơm lên. Khi hành tỏi ngả vàng, cho thịt băm vào xào đến khi săn lại.

Tiếp đến, bạn cho khoảng 50ml nước vào thịt băm, nêm nếm với 2 muỗng dầu hào, 1 muỗng nước tương, 1 muỗng  tương ngọt, 1 muỗng tương ớt, ½ muỗng đường, ½  muỗng bột nêm rồi nấu sôi, vớt bọt.

Sau đó, bạn cho 1 muỗng  tiêu, 1 muỗng  sa tế vào đảo đều. Cuối cùng, cho 1 muỗng bột bắp pha loãng vào, để lửa nhỏ để nấu, khuấy đều tay giúp sốt có độ sánh, thơm ngon hơn.

Bước 5: Chế biến thịt bò và thịt gà

Xào thịt bò bạn cho bạn cho 2 muỗng dầu ăn vào chảo, khi dầu nóng lên, bạn để lửa lớn và cho thịt bò vào xào nhanh từ 3 - 4 phút đến khi bò săn lại.

Còn thịt gà bạn vớt khỏi nồi nước lèo để ráo nước sau đó cắt và xé thành những miếng nhỏ vừa ăn.

Bước 5: Trụng phở

Bạn chuẩn bị một nồi nước sôi, khi nước sôi lên cho bánh phở vào và trụng khoảng 1 phút rồi vớt ra. Để bánh vẫn giữ được độ dai và ngon, bạn không nên trụng quá lâu trong nước.

Lưu ý tuyệt đối không được trụng phở trong nồi nước dùng vì khi trụng phở sẽ tiết ra các chất làm cho nồi nước lèo bị hỏng vị.

Bước 6: Thưởng thức thành phẩm

Bạn cho bánh phở vào một chiếc tô thật đẹp, kế đến là các loại rau sống đã chuẩn b rồi tới  thịt gà xé, thịt bò xào và cuối cùng là chan phần nước sốt hấp dẫn lên trên, ăn cùng nước dùng nóng hổi.

Phở cuốn

Phở cuốnPhở cuốn

Phở cuốn là món cuối cùng trong danh sách này và có lẽ ít ai biết món phở này với phở truyền thống có cùng quê hương xuất xứ đó chính là thủ đô Hà Nội. Món ăn này đem lại cho bạn một cảm giác mới lạ với nhiều hương vị khác nhau.

Cần chuẩn bị

  • Bánh phở cuốn/ 1kg

  • Thịt thăn bò/ 400 gram

  • Hành tây/ 1 củ

  • Bún sợi/ 400 gram

  • Lạc rang/ 100 gram

  • Hành tím/ 10 củ

  • Các loại rau sống: mùi tàu, xà lách, kinh giới, húng láng, giá đỗ.

  • Gia vị: mắm, tỏi, ớt, dấm, chanh, đường, gừng, hạt tiêu, dầu ăn.

Cách làm

Bước 1:  Sơ chế thịt bò và rau sống

Đầu tiên, bạn đem thịt bò ướp với gia vị gồm: mắm, tỏi, gừng, hạt tiêu. Kế đến xào bò vừa chín tới cùng hành tây. Còn các loại rau sống thì bạn đem rửa thật sạch ngoài ra bạn có thể đem rau đi ngâm với nước muối.

Bước 2: Pha nước chấm ăn kèm

Tỏi bạn lột hết vỏ rồi băm nhuyễn ra,ớt đem rửa sạch rồi cắt thành từng lát mỏng nhỏ và băm nó nhuyễn ra, chanh thì cắt thành miếng nhỏ và vắt lấy nước cốt, cho vào bát.

Bạn sử dụng một chiếc bát rồi cho khoảng 3 muỗng nước chanh, 2 muỗng đường, 2 muỗng nước mắm sau đó cho 2 muỗng giấm vào.

Sau đó, cho hỗn hợp tỏi ớt đã băm nhuyễn vào bát đó rồi trộn thật đều tay.

Bước 3: Gói phở cuốn 

Bạn chuẩn bị một chiếc đĩa thật tỏ sau đó trải những miếng phở cuốn lên. Sau đó cho lần lượt xà lách, bún, thịt bò xào, một ít rau sống các loại. Rắc thêm một ít lạc, hành phi lên.

Bước 4: Thành phẩm

Sau khi gói xong những phần phở cuốn bạn xếp chúng lên một chiếc đĩa sau đó cho nước chầm vào một chén nhỏ và thưởng thức thôi.

Kết luận

Bài viết trên the water man đã hướng dẫn các bạn cách chế biến 3 món phở đặc sản thơm ngon và trứ danh của đất nước Việt Nam ta. Còn chần chờ gì mà không mau trổ tài cho người thân và bạn bè thưởng thức ngay nào! Chúc các bạn thực hiện thành công!