-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Rùng mình trước những hậu quả đáng sợ từ nguồn nước nhiễm chì
22/09/2021
Mỗi năm có khoảng 143.000 ca tử vong do phơi nhiễm chì tại những nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Dù kim loại này đã được hạn chế sử dụng nhưng nhiều nguồn nước vẫn bị nhiễm độc chì do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy nguyên nhân, nhận biết, khắc phục tình trạng nước nhiễm chì thế nào, The Water MAN sẽ bật mí ngay bây giờ.
Nước nhiễm chì là gì?
Nhiều người đinh ninh rằng, nước sinh hoạt nhiễm chì là lúc chúng ta thấy cặn đen xuất hiện trong ly nước. Tuy nhiên, quan niệm này hoàn toàn sai.
Theo khoa học, nước nhiễm chì được hiểu là tình trạng nước có hàm lượng chì cao hơn mức cho phép. Theo tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN, giới hạn chì trong trước sinh hoạt là 0.01mg/L.
Nước sinh hoạt nhiễm chì có dấu hiệu gì?
The Water MAN khẳng định: Nhận biết nước sinh hoạt nhiễm chì bằng ngửi mùi hay nhìn hầu như không thể. Chì lẫn trong nước không làm chúng biến đổi màu sắc hay gây ra những mùi khó chịu.
Muốn biết nước sinh hoạt gia đình bạn đang dùng có nhiễm chì hay không, bạn cần dụng cụ đo chỉ số chì trong nước. Tốt hơn, hãy tần soát tình trạng đó bằng việc mang mẫu nước đi kiểm tra chất lượng 6 tháng/ lần.
Vì sao nước sinh hoạt nhiễm chì?
Có khá nhiều nguyên nhân có thể làm nước sinh hoạt trong gia đình bạn bị nhiễm chì. Trong đó, 3 nhóm nguyên nhân chính sau đây bạn nên đặc biệt chú ý.
Rỉ sét đường ống nước
Nước đã được xử lý từ hệ thống lọc đầu nguồn, khi vận chuyển về từng hộ gia đình phát hiện nhiễm chì. Hãy nghĩ ngay tới nguyên nhân hư hỏng đường ống nước đầu tiên. Quá trình súc rửa đường ống hạn chế. Khi nước vận chuyển qua các đường ống, nước sẽ hấp thụ chì và những thành phần độc hại có trong ống nước. Mức độ ô nhiễm và bị ăn mòn sẽ tỉ lệ thuận với lượng chì được vận chuyển bằng những đường ống đó.
Chất thải công nghiệp
Công nghiệp hóa thúc đẩy quá trình sản xuất theo hướng hiện đại hóa. Nhưng chính những khu công nghiệp đó là nguồn khởi phát của dòng nước thải không qua xử lý và chứa nhiều chì. Khi xả thẳng ra môi trường, chì sẽ theo nước ngấm vào dòng nước sinh hoạt, theo cơ thể động thực vật…Lượng chì ngấm trong lòng đất càng cao thì nguồn nước giếng khoan, giếng thủ công, sông suối có nguy cơ nhiễm chì nặng.
Yếu tố tự nhiên khác
Ở nước ta, qua khảo sát cho thấy nhiều khu vực có hàm lượng chì trong đất cao. Mạch nước ngầm trong lòng đất thuộc khu vực đó bị nhiễm chì là điều có khả năng cao.
Tác hại của nước sinh hoạt nhiễm chì
Trẻ nhỏ | Mẹ bầu | Người lớn tuổi |
|
|
|
Khắc phục tình trạng nước nhiễm chì bằng cách nào?
Nếu phát hiện nước sinh hoạt bị nhiễm chì, hay tham khảo và áp dụng những phương pháp thay thế sau đây:
Thứ nhất, xác định nguyên nhân và khắc phục. Chẳng hạn như nhiễm chì do đường ống lâu ngày rỉ sét, hệ thống chứa nước không được súc rửa. Hãy vệ sinh, thay thế chúng trong thời gian ngắn nhất để đảm bảo chất lượng nguồn nước sinh hoạt trong gia đình bạn.
Thứ hai, mua máy lọc nước RO. Máy lọc nước ứng dụng công nghệ lọc RO ngày càng được ưa chuộng, không kể nguồn nước gia đình họ có nhiễm chì hay không. Lợi ích nổi bật của hệ thống lọc RO là loại bỏ tới 99,9% vi khuẩn và những thành phần gây hại trong nước. Bạn có thể uống trực tiếp nguồn nước này mà không cần thêm bất cứ một khâu xử lý nào khác.
Thứ ba, sử dụng nước đóng bình, đóng chai thay thay thế. Bạn có thể tắm giặt bằng nước sinh hoạt. Song, hãy ưu tiên việc ăn uống bằng nguồn nước chất lượng. Thị trường có khá nhiều thương hiệu nước tinh khiết với nhiều mức giá như PETAL, Bidrico, Aquafina, Sapuwa, Wami...thảo mái cho bạn chọn lựa. Nước đóng bình trải qua quy trình sản xuất nghiêm ngặt với việc ứng dụng công nghệ tân tiến. Sử dụng nước này để ăn uống bạn hoàn toàn yên tâm.
Kết luận
Nước nhiễm chì trở thành mối đe dọa ghê gớm tới sức khỏe người sử dụng. Hãy kiểm tra chất lượng nước định kì. Nếu phát hiện, hãy tìm ngay những biện pháp xử lý để tránh gây tai họa cho bản thân. The Water MAN cảnh báo một lần nữa, chì trong nước sinh hoạt là nguyên nhân cướp đi tính mạng của 143.000 con người/năm tại những nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
>>> Đọc thêm: Tiêu chuẩn nước sinh hoạt của Bộ Y Tế