Nước nhiễm mặn trở thành thực trạng báo động nhiều năm trở lại đây. Nhất là những tỉnh thành sát hay giáp ranh với biển. Nước nhiễm mặn không chỉ ảnh hưởng tới tuổi thọ tàu thuyền, gây hư hỏng đồ dùng trong gia đình mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người sử dụng. 

Chất lượng nước ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe nên việc đưa ra những biện pháp xử lý, thay thế là điều nên tiến hành sớm nhất. Trong bài viết này, The Water MAN giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này, ảnh hưởng của nước ngập mặn cũng như gợi ý những biện pháp khắc phục hiệu quả, đơn giản, ít tốn kém nhất.

Thế nào là nước nhiễm mặn

Nước nhiễm mặn được hiểu là nguồn nước chứa hàm lượng muối hòa tan vượt ngưỡng cho phép. Thông thường, tình trạng này xảy ra do quá trình xâm nhập nước biển vào đất liền. Quá trình xâm nhập vô tình làm cho nguồn nước ngọt ở sông, suối, ao hồ nhiễm muối. 

Nước nhiễm mặn diễn ra nhiều nơi, nhất là những khu vực ven biển, vùng trũng. Mùa hè, khi nguồn nước ngọt khô cạn dần vô tình tạo điều kiện xâm nhập của nước biển nhanh hơn. Không những nước ao hồ sông suối mà nước giếng khoan, giếng đào cũng bị ảnh hưởng do tình trạng trên gây ra. Nguyễn nhân nữa là do tình trạng thủy triều dâng cao, nước biểm xâm nhập vào sông hồ, kênh rạch. Hiện tưởn thủy văn cũng như mức đô thủy triều toàn vùng quyết định nồng độ nhước nhiễm mặn. 

Theo những thông tin khuyến cáo, chúng ta không nên sử dụng nước nhiễm mặn trong sinh hoạt: ăn uống, tắm giặt. Nước muối có khả năng sát trùng tuy nhiên nồng độ muối cao có thể gây ra những bệnh lý không mong muốn. Dễ nhận thấy nhất chính là tình trạng viêm loét miệng. Ngoài ra, tiếp tục sử dụng nguồn nước này thời gian dài, không ngoại trừ nguy cơ dị ứng, mẩn ngứa, nhiễm trùng, bệnh liên quan đế hệ tiêu hóa, gan, thận...

Tình trạng nước nhiễm mặn ở khu vực Nam Bộ

Ảnh hưởng của nước nhiễm mặn đối với sức khỏe

Nước nhiễm mặn được khuyến cáo không nên dùng. Vì nó có thể ảnh hưởng tới nhiều cơ quan trên cơ thể. 

Ảnh hưởng tới não bộ

Não bộ là một trong những cơ quan quan trọng nhất trên cơ thể chúng ra. Não đảm nhận việc tổ chức và điều khiển hệ thống thần kinh trung ương. Một trong những nguyên nhân làm giảm chức năng não bộ chính là việc cơ thể nạp quá nhiều muối. Ăn mặn trong thời gian dài rất dễ dẫn đến tình trạng mất trí nhớ do thiếu hụt dinh dưỡng, tổn thương não bộ thậm chí là tai biến, đột quỵ. 

Nạp nhiều muối có thể làm giảm chức năng não bộ

Gây biến chứng về tim

Sử dụng nước nhiễm mặn giống như việc đưa nhiều muối vào cơ thể vậy. Khi đó, khối lượng máu tuần hoàn tăng lên bắt buộc tim mạch làm việc nhiều hơn. Càng kéo dài hoạt động đó, taam thất trái có xu hướng tăng kích thước. Không ngoại trừ nguy cơ suy tim. Nạp nhiều muối còn có thể gây ra những tình trạng như tăng cơn co thắt ở tim, biến dạng, tắc ngẽn thậm chí là nhồi máu cơ tim. Do đó, để ngăn ngừa bạn nên giảm lượng muối nạp vào cơ thể mỗi ngày. 

Muốn tim khỏe, bạn nên hạn chế đối đa việc nạp muối vào cơ thể

Gây nguy hiểm cho thận

Nước nhiễm mặn chứa lượng lớn Na. Nạp vào cơ thể nhiều vô tình làm tăng lượng Na ở máu. Và thận chính là cơ quan đảm nhận việc xử lý những điều đó. Khi làm việc dưới cường độ cao làm tăng áp lực thẩm thấu trong lòn mạch. Hậu quả là nước di chuyển vào bên trong theo lòng mạch. Thận sẽ quá tải dẫn đến rối loạn.

Nạp nhiều muối là nguyên nhân gây bệnh ở thận

Các biến chứng về động mạch

Ăn hay uống nước nhiễm mặn làm tăng thẩm thấu trong tế bào. Ion Natri di chuyển nhiều vào các tế bào cơ trơn và làm tăng lượng nước trong tế bào, tăng sức cản ngoại vi, co mạch và dẫn tới tăng huyết áp. Do đó, những người đã mắc hoặc có nguy cơ mắc bệnh lý liên quan đếm mạch máu, động mạch. Việc cắt giảm lượng muối trong khẩu phần ăn nên được ưu tiên. Tốt nhất, người bệnh nên tránh hoàn toàn việc tiếp xúc, sử dụng nguồn nước nhiễm mặn.

Chất lượng máu suy giảm nếu chế độ ăn uống nhiều muối

Ảnh hưởng của nước nhiễm mặn đối với đời sống

Không những đối với sức khỏe, nước nhiễm mặn ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt, đời sống nhiều vùng miền. Khi tiếp xúc trong thời gian dài, nước nhiễm mặn có xu hướng làm gỉn, ăn mòn những thiết bị, đồ dùng bằng kim loại. trong ngành công nghiệp, nước nhiễm mặn ảnh hưởng nghiêm trọng tới nồi hơi nước, gây nổ, phá hủy lò. Loạt hệ lụy sinh ra. Đất đai khu vực đó trở nên cằn cỗi, mùa màng mất, trồng trọt hay chăn nuôi trở nên khó khăn hơn lúc nào. 

Ống nước hoen gỉ do nước nhiễm phèn

Giải pháp cho nguồn nước bị nhiễm mặn

Cần những giải pháp phạm vi công nghệ, lọc nước với công suất lớn cho tình trạng nước nhiễm mặn. Tuy nhiên, làm được điều này không dễ chút nào. Nói đúng hơn, khắc phục tận gốc cần nguồn chi phí, nhân lực lớn. Do với, với phạm vi từng hộ gia đình thì giải pháp thay thế hoàn toàn có thể.
Máy lọc nước chính là giải pháp hoàn hảo cho tình trạng nước nhiễm mặn. Sự phát triển của công nghệ, máy lọc RO với lỗ lọc siêu nhỏ giúp loại bỏ tối đa những thành phần gây hại trong nước, thậm chí là muối. Bạn có thể hình dung kiểu này, máy lọc tạo ra một áp lực bơm lớn, dòng nước sẽ chảy với tốc độ cao trên bề mặt. Phân tử nước có kích thước siêu nhỏ sẽ chui qua màng lọc. Riêng các phần tử cồng kềnh như muối sẽ mắc lại và cuốn theo đường ống nước thải ra ngoài. Một thương hiệu máy lọc nước khách hàng nên tham khảo là Coway. Thương hiệu này là sản phẩm nhập khẩu nguyên máy từ Hàn Quốc. Ứng dụng công nghệ hiện đại, giao diện bắt mắt, gọn gàng phù hợp với mọi không gian. 
Ngoài máy lọc, bạn cũng nên suy nghĩ với việc sử dụng nước uống đóng bình, đóng chai thay thế nước nhiễm mặn. Nguồn chi phí không quá lớn nhưng chất lượng nước đảm bảo. Nước trước khi đóng bình chai được xử lý bằng công nghệ lọc tân tiến. Nước bình còn mang lại sự tiện lợi cho khách hàng. Những thương hiệu nước uống không nên bỏ qua như Vĩnh Hảo, Lavie, Aquafina, Bidrico, PETAL...

Những thương hiệu nước uống bán chạy nhất năm 2022

Tóm lại, nước nhiễm mặn luôn là mối đe dọa với sức khỏe người sử dụng. Tác hại của nó được đề cập chi tiết trong bài viết. The Water MAN chũng đã gợi ý giải pháp thay thế phù hợp. Cả máy lọc và nước đóng bình đều có những ưu điểm vượt trội. Nếu như gia đình bạn muốn đầu tư một lần để sử dụng dài hạn thì máy lọc phù hợp. Ngược lại, gia đình bạn khó khăn trong việc huy động nguồn chi phí trong một lần thì việc sử dụng nước bình phù hợp hơn.

>>> Đọc thêm: Tại sao nên kiểm tra chất lượng nước sinh hoạt định kỳ?