Phân loại ô nhiễm môi trường nước cho tới nay chưa thống nhất về kết quả. Nói đúng hơn, có khá nhiều cách phân loại ô nhiễm nước. Xét về đặc thù, ta có thể chia thành nhóm ô nhiễm tự nhiên và ô nhiễm nhân tạo. Dựa vào nguồn gốc thì có thể chia nhóm ô nhiễm do công nghiệp, nông nghiệp hay sinh hoạt. Nếu như dựa vào môi trường thì dễ dàng chia ra ô nhiễm môi trường nước ngọt, biển và đại dương. Còn xét trên tính chất thì không khó để xếp chúng vào nhóm ô nhiễm sinh học, hóa học hoặc vật lý.

Suy xét tới cùng thì phương pháp phân loại theo tính chất có tính ưu việt, phù hợp với nhiều giai đoạn này. The Water MAN sẽ tập trung vào cách phân loại này, thử xem bạn đúng được bao nhiêu phần trăm nhé.

Ô nhiễm sinh học 

Ô nhiễm sinh học trong nước được hiểu là nguồn nước bị các chất hữu cơ phân hủy và vi sinh vật gây bệnh từ nước thải, hoạt động nông nghiệp hoặc chất thải công nghiệp tạo ra. Chất thải sinh hoạt, chất thải từ con người, phân động vật hay nước sinh hoạt đều có khả năng gây ô nhiễm sinh học.

Vi sinh vật tồn tại dưới nhiều dạng, nhiều nhóm khác nhau. Chúng ta cần lưu ýđể dễ dàng phòng ngừa. Vi khuẩn, siêu vi khuẩn và ký sinh trùng là 3 trong nhiều nhóm vi sinh vật có hại. Bộ ba này là nguyên nhân chính gây ra những bệnh lý liên quan tới nguồn nước như tiêu chảy, thương hàn, kiết lị, sốt rét, siêu vi khuẩn, viêm não Nhật Bản. Tất nhiên, bên cạnh những vi sinh vật có hại thì cũng có nhóm vi khuẩn có lợi cho con người.

Thông thường, để đánh giá mức độ ô nhiễm sinh học, các chuyên gia sẽ dùng chỉ số đo lường vi khuẩn coliform trong nước. Để tiến hành phương pháp này, người thực hiện sẽ lấy mẫu nước tại vùng có nguy cơ ô nhiễm. Sau đó, tiến hành nuôi cấy trong môi trường dung môi đặc thù. Sau khoảng thời gian nhất định, số lượng vi khuẩn sẽ được xác định thông qua việc thống kê số lượng. Các chuyên gia sẽ mang số lượng đó đối chiếu với giá trị tiêu chuẩn để kết luận nước an toàn hay không? Nếu vượt ngưỡng tiêu chuẩn thì các chuyên gia sẽ cảnh báo mức độ nguy hại của nước đối với người dùng.

Rác thải phân hủy tạo vi sinh có hại cho sức khỏe người sử dụng nước

Ô nhiễm môi trường nước so yếu tố sinh hoạt nghe qua không đáng lo ngại. Tuy nhiên, từ những số liệu ghi nhận được, bạn sẽ bất ngờ vì tác hại của nước ô nhiễm sinh học. Một báo cáo của Ngân hàng thế giới năm 1992 chỉ ra rằng ô nhiễm sinh học trong nước gây bệnh tiêu chảy hàng loạt, 3 triệu người chết, 900 triệu người mắc bệnh mỗi năm. Cứ một năm, số người mắc giun đũa tăng 900 triệu người, mắc bệnh sán lá gan có 600 triệu người. Vậy mới biết mức độ nguy hại của ô nhiễm sinh học trong nước.

Ô nhiễm hoá học 

Ô nhiễm hóa học trong nước thường xuất phát từ ngành nông nghiệp và công nghiệp. Nitrai, phosphat, Cr, Ni, Cd, Mn, Cu, Hg là những thành phần có khả năng gây ô nhiễm nguồn nước.

Trong nông nghiệp, người ta thường dùng phân hóa học để cải thiện năng suất cây trồng. Điều đáng lo ngại ở đây chính là tàn dư hóa chất trong phân bón. Ước tính chỉ có khoảng 30-40% lượng phân bón được cây cối hấp thụ. Liều lượng hóa chất dư thừa thẩm thấu, hòa tan vào mạch nước ngầm. Phì nhiêu hóa sông hồ hay tình trạng yếu khí ở nước ngầm cũng do nguyên nhân này gây ra. Ô nhiễm do tàn dư nitrat và phosphat từ phân bón là một lo ngại lớn ngành nông nghiệp nên đánh giá để có những thay thế an toàn, hiệu quả hơn.

Ô nhiễm hóa họctập trung chủ yếu tại những nhà máy

So với nông nghiệp, ô nhiễm nước do ngành công nghiệp nguy hiểm không kém. Nguồn xả thải từ các nhà máy trở thành vấn đề nghiêm trọng với môi trường. Không ít ngành công nghiệp xả nước chưa qua xử lý ra môi trường một cách bất hợp pháp để tiết kiệm chi phí. Thiết bị công nghiệp cũ kĩ, giảm tuổi thọ cũng đóng góp một phần chất thải làm ô nhiễm nguồn nước. 

Một vài ví dụ:

Ngành khai thác mỏ sinh ra nhiều chất làm ô nhiễm nước. Thủy ngân chì hay asen là những kim loại nặng xuất phát từ việc khai mỏ. 

Ngành năng lượng nguyên tử có khả năng làm ô nhiễm môi trường nước. Trong quá trình tạo ra năng lượng sẽ cho ra một phần nước thải nhất định. Nếu được thải ra ngoài mức độ nguy hại chúng gây rất lớn. Không ai đảm bảo rằng nước thải ngày không ngấm vào lồng đất hay nước sông, hồ lân cận đó cả.

Ngành nhiên liệu cũng không nằm ngoài danh sách các ngành công nghiệp có khả năng lớn gây ô nhiễm môi trường nước. Xăng dầu bị rò rỉ ra ngoài môi trường, chúng thẩm thấu và làm giảm chất lượng của nguồn nước. Nếu sử dụng những nguồn nước này, bạn có thể bị vấn đề tiêu hóa hay những tổn thương về ruột và dạ dày.

Ngành khai thác nhiên liệu tạo ra một lượng nước thải khá lớn

Ô nhiễm vật lý

Những chất rắn rơ lửng và làm giảm chất lượng nguồn nước, ta xếp chúng vào nhóm ô nhiễm vật lí. Chất rắn càng nhiều thì độ đục ngầu của nước càng cao. Chất rắn này cũng có thể là những thành phần hóa học hoặc vi sinh. Nước bị ô nhiễm vật lý thật khó để thấy được độ xuyên thấu của ánh sáng khi chiếu vào chúng. Đó là chưa kể đến bản thân nguồn xả thải có màu sắc đặc biệt như xanh, đỏ, vàng. Khi hòa vào nguồn nước, chúng tạo ra sự khó chịu về tính thẩm mĩ lẫn giá trị sử dụng.

Ô nhiễm vật lý không có mứcđộ nguy hại đứng sau ô nhiễm sinh học, hóa học

Chất thải công nghiệp chứa các hợp chất đặc biệt. Tùy vào hàm lượng, mức độ biến đổi hương vị nước cũng có sự khác nhau. Bạn đã bao giờ gặp trường hợp nước sinh hoạt có màu đục bất thường đi kèm mùi tanh nồng khó chịu. Không loại trừ khả năng nguồn nước bạn đang dùng bị ô nhiễm vật lý. 

Một số chất như canver, sulfur, amoniac...sẽ làm cho nước có những mùi lạ. Vi sinh vật đơn bào gây ra hiện tượng nước sinh hoạt có mùi tanh như cá biển. Nước nhiễm thanh tảo khi ngửi sẽ cảm nhận mùi bùn. Đó là một số tình huống bạn nên biết để kịp thời xử lý nếu gia đình mình gặp phải.

Cảnh báo tốc độ ô nhiễm môi trường nước

Một thực tế, chất lượng nước sinh hoạt tại Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới suy giảm nghiêm trọng. Ô nhiễm sinh học, hóa học, vật lý là 3 nhóm nguyên nhân căn bản làm ô nhiễm nước. 
Bài trước, The Water MAN dã chỉ ra thực trạng ô nhiễm nước ở Việt Nam và Thế giới. Trong bài tới, The Water MAN sẽ tập trung chia sẻ về cách cách khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nước. Bạn là một người có ý thức, đừng quên theo dõi hết series "Ô nhiễm môi trường" nhé.