-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Cách nấu nước lá tía tô trị ho đơn giản tại nhà
26/12/2021
Gia đình có người bị ho thường thì bạn sẽ tìm tới thuốc. Điều đó hoàn toàn hợp với logic tự nhiên. Song, dùng thuốc tây để loại bỏ cơn ho có thể sinh ra những tác dụng phụ, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe nếu bạn kéo dài quá trình sử dụng thuốc để dứt cơn ho.
Tại sao bạn không thử áp dụng những phương pháp dân gian đề điều trị ho, chẳng hạn dùng lá tía tô. The Water MAN xin hướng dẫn một số cách trị ho bằng nước lá tía tô đơn giản tại nhà. Đừng bỏ qua bài viết này nhé!
Công dụng trị ho của lá tía tô
Nhờ tinh dầu, vitamin, khoáng chất và nhiều thành phần có lợi trong tía tô nên loại lá này ngày càng được ứng dụng nhiều trong cuộc sống. Tía tô hay còn gọi là tô diệc có mùi thơm đặc trưng đi kèm với vị cay nồng. Chúng giúp tán phong hàn, hóa đờm, giảm sưng tiêu viêm ở cổ họng cực kì hiệu quả.
Vitamin C, A và các khoáng chất như sắt, kali, canxi và những hoạt chất chống viêm, chống oxy hóa có thể hỗ trợ trong việc dứt điểm những cơn ho do thay đổi thời tiết, cảm lạnh, ho do nhiễm virus...Không dừng lại ở việc trị ho đơn thuần, nước lá tía tô còn được dùng trong những tình huống như mệt mỏi, buồn nôn, sốt cao...
Các cách chữa ho bằng lá tía tô đơn giản, hiệu quả
Lá tía tô được dùng để điều trị ho. Xưa nay, dân gian đã áp dụng phương thuốc này chứ không phải cho tới ngày nay. Tuy nhiên, cách dùng lá tía tô để trị ho còn phụ thuộc vào đối tượng sử dụng. Chẳng hạn như người lớn, trẻ nhỏ hay mẹ bầu sẽ có từng công thức riêng để phù hợp với thể trạng và hạn chế tối đa những rủi ro đối với sức khỏe.
Đối với người trưởng thành
Chuẩn bị: 5g tía tô, 3g lá trà, 20g mận tươi, 4 quả đại táo.
Cách thực hiện: Mang các nguyên liệu trên rửa sạch. Đối với mận và đại táo, bạn mang chúng giã nhuyễn, lọc lấy nước và nấu lên. Khi hỗn hợp trên vừa sôi, bạn cho tiếp tía tô và lá trà đun tiếp trong vòng 10 phút. Bạn có thể uống loại nước này đan xem với việc uống nước tinh khiết. Liên tục bài thuốc khoảng 1 tuần, con ho sẽ giảm hoặc dứt hẳn.
Bật mí thêm điều này, khi người trưởng thành ho kéo dài, ho suyễn, có đờm đục đi kèm có thể tham khảo thêm bài thuốc này. Dùng hạt tía tô và rượu gạo ngâm một thời gian. Chiết dung dịch và ngậm. Mỗi lần ngậm 1 phút, mỗi ngày ngậm 2 lần. Sau từ 5-7 ngày, tình trạng ho sẽ cải thiện.
Đối với trẻ em
- Chuẩn bị: 10g lá tía tô, 3g hoa khế, 5g đường phèn
- Cách thực hiện: Rửa sạch những nguyên liệu trên để ráo và sao vàng. Cho tất cả vào bình đun với nước tinh khiết. Đun sôi trong vòng 15 phút thì thêm đường phèn vào. Để nguội bớt thì cho trẻ uống liền.
Cơ địa trẻ em nhạy cảm hơn người trưởng thành nên bố mẹ nên cẩn trọng. Sau khi tham khảo công thức trên, bạn có thể giảm tỉ lệ hay pha loãng nước để bé uống dễ dàng hơn.
Đối với bà bầu
- Chuẩn bị: 10g tía tô, 8g củ ấu, 6g trần bì, 4g cam thảo.
- Cách thực hiện: Sau khi làm sạch tất cả các nguyên liệu trên, bạn cho chúng là ấm đun cùng nước tinh khiết. Đun hỗn hợp tới khi còn 1/2 lượng nước ban đầu thì tắt bếp. Mẹ bầu nên uống khi nước còn ấm. Khoảng 7-10 ngày, cơn ho sẽ dứt hẳn.
Sử dụng nước tía tô để dứt con ho ở mẹ bầu là phương pháp an toàn. Nếu yên tâm hơn, bạn có thể tham khảo bác sĩ về liều lượng cũng như thời gian uống nước tía tô ở mẹ bầu
>>> Đọc thêm: Mẹo hạ sốt đơn giản tại nhà trong vòng 3 nốt nhạc
Uống nước lá tía tô bị nóng không?
Tất nhiên là không. Vì bản chất của lá tía tô có vị cay, tính ấn, nhiều tinh dầu nên nhiều người lầm tưởng nó gây nhiệt trong quá trình chúng ta sử dụng. Tuy nhiên thực tế lại khá, lá tía tô có hàm lượng cơ khá cao nên tính ấm sẽ giảm đi trong quá trình sử dụng. Vậy nên, việc khẳng định uống lá tía tô gây nóng trong hoàn toàn thiếu cơ sở.
Lưu ý khi trị ho bằng nước tía tô
The Water MAN nhắc lại, nước lá tía tô thực sự hiệu quả ở những trường hợp ho do cảm mạo, thay đổi thời tiết. Những người bị viêm phổi, viêm phế quả thì ngoài uống nước lá tía tô, bạn cần tuân thủ phác đồ điều trị của các sĩ. Tất nhiên, thuốc kê đơn nên được ưu tiên trong hoàn cảnh này.
Trong thời gian sử dụng nước lá tía tô trị ho, bạn không nên tùy tiện thay thế loại nước này cho những loại đồ uống khác, nhất là nước tinh khiết. Nước lọc quan trọng với bạn. Điều này đã được chúng tôi nhắc đi nhắc lại trong nhiều bài viết trước đây. Vậy nên, muốn tránh được những tác dụng phụ, hãy đan xen và cân đối lượng nước tía tô và nước tinh khiết.
Ngoài trị ho bằng việc uống nước tía tô, các bạn nên tham khảo thêm một vài cách như dùng lá tía tô kết hợp gừng, sả để xong. Phương pháp xogn giúp loại bỏ dịch nhầy giúp mũi, cổ họng của bạn dễ chịu hơn, cơn ho nhờ đó cũng thuyên giảm đáng kể.
Uống nước lá tía tô thay nước lọc được không?
Tía tô chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất...tốt cho hệ tiêu hóa, quá trình trao đổi chất, tiêm viêm, thanh lọc...hiệu quả. Ngoài việc dùng nước tía tô để làm giảm cơn ho, nhiều người còn sử dụng nước này cho mục đích giảm cân. Uống nước lá tía to thay nước lọc trong một khoảng thời gian nhất định giảm cân đáng kể. Chất xơ trong loại nước này giúp cơ thể thon gọn nhanh chóng nếu bạn biết kết hợp với những bài tập bổ trợ.
Tuy nhiên, với những người bị ho, việc thai thế hoàn toàn nước tinh khiết bằng nước tía tô không được khuyến khích. Hơn hết, nước lọc hỗ trợ làm sạch những độc tố tích tụ lâu ngày trong nội tạng chúng ta. Nếu như nước tía tô có thể chứa những thành phần khác thì nước tinh khiết ngược lại. Nó không chứa dinh dưỡng hay những thành phần khác. Bởi vậy, khả năng đâò thải độc tố của nước tinh khiết sẽ hiệu quả hơn. Tóm lại, việc thay thế hoàn toàn nước tinh khiết bằng một loại nước nào khác là không nên.
Kết luận
Những cơn ho dai dẳng khiến cổ họng bỏng rát, điều này không dễ chịu một chút nào. Bạn hay những người thân yêu trong gia đình đang bị làm phiền bởi điều đó nhưng lại lo sợ uống nhiều thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ kéo dài. Vậy nên, áp dụng mẹo này phù hợp trong trường hợp này đấy chứ.
Chúc cả nhà dứt điểm được cơn ho nhờ những chia sẻ này!
>>> Đọc thêm: Tác dụng trị bệnh của nước lá tía tô không phải ai cũng biết