Đậu đen hay nước đậu đen đều là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho cơ thể. Không những bổ sung protein, nước đậu đen còn chứa nhiều xơ và loạt dưỡng chất khác. Nhờ đó, người thường xuyên sử dụng đậu đen, chế phẩm của nó sẽ có cơ thể khỏe khoắn, de dẻ mịn màng, cơ thể săn chắc hơn. Tuy nhiên, chuyên gia khuyến cáo một số người không nên sử dụng nước đỗ đen dù chúng mang lại nhiều lợi ích cho người dùng đến vậy. 

Lợi ích của nước đỗ đen

Người châu Á, đặc biệt là chị em phụ nữ đã ứng dụng nước đậu đen trong cuộc sống thường ngày. Họ nấu chín đậu đen và uống phần nước này. Kiên trì với thói quen, họ nhận thấy những thay đổi tích cực của cơ thể. 

Nước đậu đen chứa nhiều xơ, canxi, magie...

Giúp xương khỏe mạnh

Điều này dễ hiểu vì trong đậu đen có nhiều khoáng chất. Đặc biệt là canxi và photpho. Hai khoáng chất này đóng vai trò quan trọng trong duy trì cấu trúc xương người. Ngoài ra, trong nước đậu còn chứa sắt. Chúng giúp xương duy trì sức mạnh cũng như tính đàn hồi bốn có. Do đó, những người mắc bệnh liên quan đến xương khớp nên tận dụng nguồn dinh dưỡng này. Uống nước đậu đen thường xuyên là thói quen tốt cho xương khớp của bạn. 

Giúp hạ huyết áp

Uống nước đậu đen giúp hạ huyết áp? Điều này có cơ sở. Muốn huyết áp ổn định ở mức bình thường, bạn phải tìm cách để duy trì lượng natri thấp trong máu. Trong khi đó, nước đậu đen lại chứa lượng natri thấp tự nhiên. Nó còn chứa thêm kali, natri, magie rất tốt trong việc ổn định huyết áp. Biết được nguyên lý này, bạn có thể áp dụng ngay tại nhà nếu có người bị huyết áp cao.

Nước đậu đen có tác dụng hạ huyết áp hiệu quả

Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Nước đỗ đen chứa hàm lượng xơ tương đối cao. Khi uống loại nước này, cơ thể chúng ta sẽ giảm hấp thu đường sau đó. Cách này không làm tăng đường huyết quá mức. Thêm nữa, xơ trong nước đỗ còn giúp hấp thu cholesterol xấu và hỗ trợ phòng ngừa những bệnh lý nguy hiểm như tim mạch, nhồi máu cơ tim, chống oxy hóa hiệu quả. 

Phòng ngừa ung thư

Đậu đen là một trong những thực phẩm có khả năng giúp chống ung thư vì chứa 8 loại khác nhau của flavonoid, hợp chất thực vật có khả năng giảm thiệt hại của các gốc tự do, làm thay đổi tế bào, gây ung thư. Ngoài ra, vì đậu đen chứa nhiều chất xơ nên có thể ngăn chặn sự phát triển của bệnh ung thư ruột kết (ung thư ruột già).

Nước đậu đen chứa thành phần ngăn ngừa ung thư hiệu quả

Một số rủi ro có thể gặp khi sử dụng nước đậu đen

Các loại đậu đặc biệt là đậu đen có chứa oligosaccharides được gọi là galactans. Đây là loại đường phức tạp mà cơ thể không thể tiêu hóa được vì nó thiếu enzym cần thiết - alpha-galactosidase. Do đó, ăn các loại đậu, bao gồm cả đậu đen, được biết là có thể khiến một số người bị đầy hơi và khó chịu ở ruột.

Nếu bạn gặp những triệu chứng này liên quan đến việc ăn các loại đậu, bạn có thể cân nhắc từ từ đưa chúng vào chế độ ăn uống của mình. Một lựa chọn khác là ngâm đậu lâu hơn, chọn đậu đã nảy mầm hoặc xả nước dùng để ngâm đậu khô. Thực hiện hành động này giúp loại bỏ hai oligosaccharide, raffinose và stachyose, đồng thời loại bỏ một số vấn đề về tiêu hóa.

Người đầy hơi, khó tiêu không nên uống nước đậu đen

Ai không nên uống nước đậu đen

Không uống khi cơ thể bị cảm lạnh

Nước đậu đen là một thức uống có tính hàn, khi tiêu thụ quá nhiều sẽ khiến lạnh bụng, dễ dẫn đến tiêu chảy. Đặc biệt, đối với cơ thể đang bị cảm thì không nên sử dụng vì nước đậu đen có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Để giảm tính hàn trong thực phẩm này thì nên rang đậu đen trước khi chế biến.

Không uống khi đang có vấn đề ở thận

Vì nước đậu đen có tác dụng lợi tiểu nên những người bị thận yếu và mắc các bệnh về thận sẽ khiến thận bị quá tải và làm trầm trọng thêm các vấn đề.

Người bị bệnh thận không nên uống nước đậu đen

Không uống khi tiêu hóa đang kém

Theo Đông y, đậu đen có tính mát nên không dùng trong các trường hợp hư hàn, mắc các vấn đề về tiêu hóa. Tốt nhất, sau khi khỏi bệnh thì nên sử dụng nước đậu đen để tăng sản sinh collagen, giảm cân, trắng da cũng như cải thiện sức khỏe toàn diện.

Ngoài ra, những người chân tay lạnh, sợ lạnh… cũng không nên sử dụng. Tiêu thụ nước đậu đen trong trường hợp này sẽ khiến bệnh nặng hơn, khó điều trị dứt điểm.

Không uống nước đậu đen thay nước lọc

Uống nước đỗ đen thay cho nước lọc sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ những chất bên trong cơ thể. Do vậy, người dùng nước đậu đen thay nước lọc có thể cảm thấy cơ thể luôn mệt mỏi, uể oải. Tốt nhất nên dùng luân phiên, 2-3 lần/tuần. Khi nấu nước đậu đen cũng chỉ nên sử dụng lượng vừa phải; khoảng 20-40g đậu đen nấu thành nước uống là thích hợp.

Không thay thế nước tinh khiết bằng nước đậu đen

Không dùng nước đậu đen để uống thuốc

Theo các chuyên gia nhận định, nước đậu đen làm cản trở quá trình hấp thụ một số chất. Sử dụng nước đỗ đen uống thuốc sẽ làm giảm các tác dụng của thuốc. Trong một số trường hợp, nó còn gây ra phản ứng thuốc rất nguy hại.

>>> Đọc thêm: Công thức làm nước đậu đen rang gừng thơm ngon ngay tại nhà

Không uống cùng với sắt, kẽm, canxi

Đậu đen cũng giống những các loại đậu khác chứa rất nhiều phytate. Chất này có thể làm giảm hấp thu một số khoáng chất quan trọng như sắt, kẽm, canxi. Do vậy, những người phải bổ sung sắt, kẽm, canxi thì không nên dùng chung với nước đậu đen. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, những thực phẩm có nhiều sắt, kẽm, canxi cũng không nên sử dụng chung với đậu đen để tránh làm giảm khả năng hấp thụ trên cơ thể.

Trên đây là những lưu ý cho những ai thường xuyên uống nước đậu đen. Tuân thủ đầy đủ những điều trên là cách bạn đang bảo vệ sức khỏe bản thân bạn và những người xung quanh. Đừng quên chia sẻ để nhiều người cũng biết thông tin này nhé.

>>> Đọc thêm: 

Uống nước đậu đen có tác dụng gì?