Mì vịt tiềm là một món ăn có nguồn gốc từ đất nước Trung Quốc, đây là một món ăn giàu chất dinh dưỡng và có mùi thơm đặc trưng của thuốc bắc. Hôm nay chuyên mục món ngon mỗi ngày của The Water MAN sẽ hướng dẫn bạn cách làm món mì vịt tiềm thơm ngon và đầy đủ dưỡng chất. Nào hãy cùng xem bài viết này với chúng tôi nhé!

Nguồn gốc của mì vịt tiềm

Món ăn này có nguồn gốc xuất xứ từ nền ẩm thực Trung Hoa được rất nhiều người ưa chuộng hiện nay. Mì vịt tiềm có sự hòa quyện của thịt vịt cùng các loại thảo mộc như hoa hồi, quế, đinh hương và đặc biệt là mùi hương của thuốc bắc tạo nên hương vị đặc trưng thu hút người ăn. Bên cạnh hương vị thơm ngon, món ăn này đem lại giá trị dinh dưỡng cao rất tốt cho sức khỏe của người dùng.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Xương heo/ 1kg

  • Đùi vịt/ 5 cái

  • 1 gói thuốc bắc

  • Nấm đông cô khô/ 30g

  • La hán quả/ 10g

  • Hành tím/ 1c củ

  • Gừng/ 1 củ

  • Củ riềng/ 1 củ

  • Sả/ 100g

  • Cải bó xôi/ 500g

  • Rượu gạo/ 15ml

  • Mì trứng/ 1 gói

  • Gia vị: Muối, hắc xì dầu, dầu ăn, đường phèn, dầu hào, hạt nêm

Cách làm món mì vịt tiềm thuốc bắc

Cách chế biến món mì vịt tiềm thuốc bắcMón mì vịt tiềm thuốc bắc

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu 

Đầu tiên bạn đem xương heo đi rửa sạch với muối loãng, sau đó bạn bắc nồi lên đun sôi lên rồi cho xương vào luộc khoảng 10 phút cho bớt cặn và chất dơ thì vớt ra. Rồi tiếp theo bạn bắc thêm 1 nồi nước lên bếp và cho xương heo vào ninh trong vòng 2 tiếng.

Trong khoảng thời gian ninh xương heo bạn đem đùi vịt đi rửa sơ với nước rồi ướp với gừng và rượu gạo trong vòng 30 phút, rồi dùng nước sạch rửa lại sau đó bạn phết xì dầu lên bề mặt da. Sả bạn đập dập cắt thành từng khúc, hành tím bóc vỏ rửa sạch, riềng cũng cạo vỏ rửa sạch rồi cắt thành những lát mỏng.

Bước 2: Chiên đùi vịt

Chiên đùi vịtĐùi vịt khi chiên

Tiếp đến bạn cho các nguyên liệu phụ như sả, hành tím, riềng vào nồi xương hầm sau đó bạn cho 1 cái chảo lên bếp rồi cho dầu ăn vào vừa đủ, dầu sôi thì cho đùi vịt vào chiên cho giòn rồi mới vớt ra.

Bạn cho thêm 1 nồi nước lên bếp rồi đun sôi lên rồi cho đùi vịt vừa chiên vào trần trong 5 phút để vịt bớt dầu, thịt vịt được săn chắc rồi vớt ra để ráo nước.

Xem thêm:

Cách làm ruốc cá hồi ngon bổ dưỡng tốt cho sức khỏe

Công thức làm vịt kho gừng đơn giản tại nhà

Bước 3: Nấu vịt tiềm

Chế biến vịt tiềmNồi vịt tiềm

Đầu tiên bạn cho đùi vịt đã chần với nước sôi vào nồi hầm xương ban đầu tiếp theo cho nấm đông cô, thuốc bắc vào ninh khoảng 25 phút thì bạn cắt đôi la hán quả rồi thả vào, nêm vào nồi 20g muối, 50g đường phèn, 50g dầu hào, 20g bột ngọt rồi tiếp tục ninh thêm khoảng 25 phút nữa là xong.

Trong lúc ninh, bạn nhớ vớt bỏ bọt và cặn ra và dùng vá ép nát la hán quả cho nó tiết ra chất ngọt làm món vịt tiềm thêm phần đậm đà và thơm ngon, để nồi vịt tiềm được ngon thì cần  được ninh trong vòng 2 tiếng đồng hồ.

Cuối cùng bạn làm món ăn phụ để ăn kèm với món chính. Bạn bắc thêm 1 nồi nước nữa, luộc sơ 500g cải bó xôi và khoảng 2 vắt mì trứng (có thể hơn tùy thuộc vào sở thích hoặc số lượng người ăn). Sau 2 tiếng là nồi thịt vịt đã hoàn thành có thể dọn ra bàn ăn và thưởng thức nó thôi.

Bước 4: Thưởng thức thành phẩm

Món vịt tiềm thuốc bắc có vị đậm đà, thơm phức làm nức lòng người ăn với nước dùng xương ngon, thịt đùi vịt chín mềm, dễ ăn. Món ăn này bạn ăn kèm với mì trứng hoặc dùng không cũng được. 

Hướng dẫn chọn vịt ngon và chuẩn

Cách chọn vịt ngon chuẩnHướng dẫn chọn vịt ngon và chuẩn

Vịt là nguyên liệu chính để bạn dùng làm những món ăn ngon để phục vụ cho gia đình cho nên bạn phải lựa chọn thật kỹ để có được một con vịt ngon để nấu nếu như chọn phải một con vịt kém chất lượng thì coi như bạn đã thất bại trong việc chế biến một món ăn nào đó mà vịt là nguyên liệu chính.

Bạn nên chọn vịt mà phần da vẫn còn nhờn trơn thì thịt vẫn còn thơm tươi. Nhưng cần chú ý kỹ xem vịt nhờn trơn nhưng có còn bị nước tồn đọng ở bên trong hay không. Bạn nên dùng tay ấn vào xem thử phần ức, đùi có bị mềm, nhũn hay không. Vịt ngon là khi ấn vào phần da săn chắc và căng bóng nhìn rất đẹp mắt.

Ngoài ra bạn có thể phân biệt vịt non hay vịt già theo cách sau đây

Vịt non thường có mỏ to và mềm, ngược lại vịt trưởng thành thì sẽ có mỏ nhỏ và cứng hơn. Vịt non là những con có kích thước rất nhỏ. 

Phần lông cánh của nó sẽ ít nhưng dày hơn và có nhiều lông con mọc bên trong. Ngược lại vịt trưởng thành sẽ có phần lông cánh mọc hết, đủ, dài và dày, phần lông tơ ít và lông ngắn bên trong, đặc biệt phần lông ở hai cánh cuối cùng đủ độ dài để đan chéo vào nhau.

Còn đối với vịt già thì sẽ có mỏ nhỏ và rất cứng, hậu môn to, phần da bụng  bị sệ xuống, lông măng phía 2 cánh bị rụng hết. Vịt già phù hợp để bạn làm với các món hầm, ninh nhừ và không thể nấu theo cách thông thường như luộc, nướng om sấu.

Kết luận

Bài viết trên The Water MAN đã gợi ý cho bạn một món ăn ngon và đầy đủ dưỡng chất để bạn có thể làm cho gia đình của mình hoặc bạn bè để họ có thể được thưởng thức được món ăn và được chiêm ngưỡng tay nghề làm bếp của bạn.