Có bao giờ bạn vừa uống nước vừa tự hỏi chúng ta sẽ thế nào nếu hành tinh hết nước. Hay đơn thuần bạn loáng thoáng đâu đấy thông tin ⅔ trái đất bao phủ bởi nước nên khan hiếm hoàn toàn không thể xảy ra. Cũng có thể bạn quá quen với việc mở mắt ra là có nước sạch để uống, nước sạch để sinh hoạt và quên luôn việc tìm hiểu về nó. 

Nhưng bạn biết không, nước là vật chất quen thuộc nhưng có vô số điều thú vị chắc chắn bạn chưa biết về nó. The Water MAN sẽ là cầu nối mang tới những điều thú vị đó cho bạn, khám phá thôi nào.

Nước sạch vô giá nhưng không vô tận

Nước trên Trái Đất

  1. Theo National Geographic, trong tổng số 1.386 tỷ km3 nước tồn tại trên Trái Đất, có tới 97% là nước mặn và 3% lượng nước ngọt ít ỏi còn lại tồn tại trên mặt đất dưới dạng sông, hồ, các đầm lầy được con người, động thực vật sử dụng. Nguồn nước ngọt bao gồm nước ngầm, sông, suối…
  2. 96,5% nước trên Trái đất nằm trong các đại dương bao la, chúng bao phủ 71% bề mặt hành tinh của chúng ta. 
  3. Hồ BaiKal ở châu Á chiếm 20% tổng lượng nước ngọt trên Trái Đất, Hồ Lớn (Huron, MichiGan, và Superior) cũng chiếm 20% tổng lượng nước ngọt trên Trái Đất. Các sông chỉ chiếm khoảng 0,006% tổng lượng nước ngọt trên Trái Đất.
  4. Nếu tất cả các nguồn gây ô nhiễm nước ngầm đang hiện diện bị xóa bỏ. Chỉ trong vòng 10 năm, 98% lượng nước ngầm này sẽ không còn tình trạng ô nhiễm, con người có thể sử dụng chúng trong sinh hoạt hàng ngày.
  5. Theo Wikipedia, mỗi ngày mặt trời bốc hơi hàng tỷ tấn hơi nước. Không khí chứa tới 12,900 km3 nước, gấp 6 lần thể tích nước chứa trong các con sông. 
  6. Nước hòa tan nhiều chất hơn bất kỳ chất lỏng khác. Bất cứ nơi nào đi qua, nước đều mang hóa chất, dinh dưỡng, khoáng chất đi theo nó.
  7. 68,7 % lượng nước ngọt trên Trái Đất bị mắc kẹt trong các sông băng.
  8. Nước có đặc tính thú vị đó là “dính”. Nó thích dính vào chính nó và những thứ khác. Đặc tính này lý giải lý do tại sao nước thường kết lại thành những giọt tròn.

Nước sạch chỉ chiếm 3% trái đất

Nước và cơ thể con người

  1. Trung bình mỗi ngày mỗi người uống 2 lít nước thì cuộc đời người đó tiêu thụ khoảng 55.000 lít nước. Số nước này gấp nhiều lần trọng lượng cơ thể người đó.
  2. Theo trang Science.howstuffworks, mỗi ngày trung bình một người trưởng thành mất khoảng 1.4 lít nước khi đi tiểu, 0.5 lít qua mồ hôi, 237ml qua đường hít thở. Chính vì thế, bạn cần phải bổ sung đều đặn 2.5 lít nước mỗi ngày. 
  3. Nước là thành phần không thể thiếu trong cấu trúc mọi tế bào bên trong cơ thể. 31% cấu tạo của xương chính là nước. Nước tồn tại chủ yếu ở các lỗ rỗng trong xương, có vai trò khuếch tán chất dinh dưỡng và góp phần làm nên tính đàn hồi của xương.
  4. Theo thống kê của wikipedia: cơ thể chúng ta mất nước từ 3 đến 4% bắt đầu gây những hậu quả xấu đến sức khỏe. Giảm 5 đến 8% có thể gây mệt mỏi và chóng mặt. Mất hơn 10% tổng lượng nước trong cơ thể có thể gây suy giảm thể chất và tinh thần, kèm theo khát nước nghiêm trọng. Cái chết xảy đến khi mất từ ​​15-25% lượng nước cơ thể.
  5. Theo Vivid Times: bộ não không phải là một khối rắn chắc màu xám chúng ta thường thấy trên tivi. Các mô não rất mềm, màu hồng, giống như thạch, do chứa lượng nước lớn và máu bên trong. 75% não cấu trúc não bộ là nước.
  6. Tổng lượng nước trong cơ thể trẻ sơ sinh lên tới 70-83% trọng lượng cơ thể. Trong 6 tháng đầu đời, lượng nước trong cơ thể bé sẽ giảm dần theo phần trăm trọng lượng cơ thể và không có mối tương quan đến tuổi hay giới tính của trẻ.
  7. Cơ thể mỗi người có khoảng 70% là nước, phổi chứa 90% là nước, máu chứa 82% là nước.
  8. Theo WHO, trung bình một người Việt từ 15 tuổi trở lên uống 8.3 lít cồn nguyên chất mỗi năm, số lượng này tương đường 21 lít rượu hoặc tương đương với 170 lít bia.

70% cơ thể chúng ta là nước

Nước sinh hoạt

  1. Để sản xuất và sử dụng 4 lít xăng sẽ làm ô nhiễm lên tới 2.8 lít nước.
  2. Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng, 80% các ca bệnh tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam bắt nguồn từ chất lượng nước uống không đảm bảo. Vốn là thành phần cơ bản của cơ thể, việc uống nước sai cách kéo theo xu hướng gia tăng của hàng loạt bệnh lý.
  3. Nghiên cứu của trường Đại học Kỹ thuật Nanyang (Singapore), chỉ ra, nước nóng có thể đóng băng nhanh hơn nước lạnh trong một số điều kiện (thường được gọi là hiệu ứng Mpemba). 
  4. Một bể bơi tự nhiên mất khoảng 1.000 gallon tương đương với 3.785 lít/một tháng. Việc bể bơi mất nước chính là do quá trình bốc hơi tự nhiên của nước.
  5. Theo thống kê của WHO, việc rò rỉ nước sinh hoạt sẽ gây thất thoát hơn 1 tỷ gallon nước hàng năm của quốc gia đó. Con số này bằng với lượng nước sử dụng hàng năm của hơn 11 hộ gia đình.
  6. Liên Hợp Quốc đã chỉ ra một tình trạng, vào năm 2025 sẽ có tới ⅔ dân số trên thế giới đối diện với tình trạng khan hiếm nước. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự việc trên là do lối sống công nghiệp của con người, đẩy nhanh tốc độ ô nhiễm môi trường trong đó có ô nhiễm nước.
  7. Trong bài “Ngày nước thế giới” của Liên Hợp Quốc, một thông tin đầy ám ảnh được công bố. Tại các quốc gia đang phát triển phụ nữ và trẻ em chịu trách nhiệm trong việc lấy nước. Trung bình mỗi ngày, họ phải giành ra tới 25% thời gian để thực hiện nhiệm vụ trên.
  8. Trang EPA Watersense đã công bố một thông tin đầy ám ảnh, hàng ngày phụ nữ và trẻ em Nam Phi phải đi bộ mộ một quãng đường tương đương với 16 lần lên mặt trăng và quay ngược lại với một mục đích là để lấy nước.
  9. Nếu vòi nước gia đình bạn không khóa chặt, từng giọt nước nhỏ chảy ra từ vòi có thể lãng phí tới 75 lít nước mỗi ngày.
  10. Các nhà thủy văn ước tính, theo Hiệp hội Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ, trữ lượng nước ngầm của đất nước này tương đương với lượng nước sông Mississippi thải ra vịnh Mexico trong 200 năm qua.  
  11. Nhiệt độ đóng băng của nước thấp hơn khi lượng muối hoàn tan trong nước tăng lên. Với mức suối trung bình, nước biển sẽ đóng băng ở -2 độ C.
  12. Nairobi là thủ đô và thành phố lớn của Kenya (Châu Phi), những người nghèo thành thị phải trả tiền nước nhiều hơn gấp 10 lần so với người dân sinh sống tại New York.
  13. Để sản xuất ra khối lượng lương thực đủ cho gia đình 4 người sử dụng trong một ngày phải tiêu tốn đến 6.800 gallon nước.

Tốc độ ô nhiễm nước sinh hoạt có xu hướng tăng nhanh gần đây

Kết luận

Rõ ràng, nước chính là một tài nguyên vô cùng quan trọng cần quan tâm nếu không muốn ví nó là nguồn tài nguyên quan trọng nhất trên Trái Đất. The Water MAN không đảm bảo những thông tin trên thú vị, nhưng chúng tôi đảm bảo nó quan trọng và bạn nên biết. 

Từ nắm rõ những thông tin trên, chắc chắn bạn phải trân quý nguồn nước sạch bạn đang sử dụng mỗi ngày. Vẫn là thông điệp được The Water MAN lặp đi lặp lại “Nước vô giá nhưng không vô tận”. Đừng quên chia sẻ bài viết để những thông tin thú vị đi kèm thông điệp ý nghĩa này tới gần hơn với nhiều người nhé.

>>> Đọc thêm: Hỏi ngắn, đáp nhanh - Nước khoáng Lavie