Theo thống kê của Ủy ban Kinh tế Liên Hợp Quốc tại Châu Âu, thời trang xếp thứ 5 trong danh sách những ngành công nghiệp có sức phá hủy môi trường ghê gớm, đặc biệt là gây ô nhiễm nguồn nước. Vậy nên, việc bạn chọn mua và “diện” những bộ đồ đơn giản hay cầu kì đều trực tiếp hay gián tiếp tác động tiêu cực tới nguồn nước quanh bạn. Đừng thơ ơ với vấn đề trên, biết đâu một ngày gần nhất chính bạn sẽ thiếu nước sạch để sử dụng.

Thời trang và nguồn nước

“Thời trang” và “nguồn nước” tưởng như là hai danh từ không sợi dây liên kết, bạn đang nghĩ vậy?

Tính đến năm 2019, ước tính ngành công nghiệp thời trang có giá trị lên tới 2,5 nghìn tỷ USD. Để có được thành tựu đó, các nhãn hàng lớn, "ông trùm” làng thời trang đẩy mạnh đầu tư mô hình sản xuất “thời trang nhanh” và tung ra thị trường hàng loạt những bộ sưu tập đi kèm với giá rẻ. Thế nhưng, đằng sau ngành công nghiệp tiên tiến này là một áp lực nặng nề với môi trường, đặc biệt là môi trường nước.

Thời trang nhanh gây ô nhiễ nước

Thời trang không chỉ đe dọa tới chất lượng không khí, gây ô nhiễm đất, nó còn đe dọa tới môi trường nước. Ngành công nghiệp này thải ra 8-10% lượng khí carbon ra môi trường và là nguyên nhân chính gây nên lượng phát thải khí hiệu ứng nhà kính...Thời trang cũng chính là ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều nước thứ 2 thế giới, nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước trầm trọng từ hóa chất, thuốc nhuộm, bao bì đóng gói…

Thương hiệu H&M Việt Nam phối kết hợp với tạp chí Ellw Việt Nam đã chỉ ra con số đáng báo động: cần tới 7m3 lít nước để sản xuất ra một cái quần Jean và tới 2.7m3 lít nước để làm nên một chiếc áo thun đơn giản.

Thời trang là “thủ phạm” gây ô nhiễm nguồn nước

Như số liệu đã nêu ở trên, để sản xuất ra một bộ áo quần thông thường cần một lượng nước sạch không hề nhỏ. Ngày nay, thời trang “mì ăn liền” có sự tăng trưởng nhanh đồng nghĩa lượng nước sạch tiêu tốn cho nó cũng tăng lên. Các nhà máy dệt, nhuộm sử dụng rất nhiều những hóa chất như axit, thuốc nhuộm, màu nhuộm, hoạt chất bề mặt...và vô số những thành phần khác. Nhóm hóa chất này rất khó để xử lý triệt để trước khi xả thải ra môi trường.

Nước thải chứa phẩm màu nhuộm

Những loại sợi tự nhiên như bông và len cũng đang gặp chỉ trích. Để đáp ứng nhu cầu, khoảng 70 triệu cây xanh bị chặt hạ hằng năm để lấy đất trồng bông hoặc sản xuất vải viscose. Nguồn nước bị ô nhiễm đến từ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho cây bông và thuốc nhuộm trong quá trình dệt vải.

Nghiên cứu chỉ ra rằng nước thải dệt nhuộm có cả những chất dễ phân giải vi sinh. Những loại vải càng sử dụng nhiều xơ sợi tổng hợp như polyester thì lượng vi sinh càng khó phân giải, chúng sẽ theo dòng nước ra ngoài và gây ô nhiễm nước trầm trọng. Lượng xả thải thẩm thấu vào đất, ngấm vào mạch nước ngầm, nước khoáng ngầm nên chất lượng nước sinh hoạt đứng trước nguy cơ bị ô nhiễm,suy giảm nước sạch trầm trọng.

Hãy tái chế và tiết kiệm

Tái chế và tiết kiệm là những thông điệp tờ South China Morning Post nhắc đến khi đề cập đến cơ hội để Việt Nam trở thành quốc gia sản xuất thời trang bền vững. 

Việc phát triển thời trang “mì ăn liền” nên gắn liền với việc bảo vệ môi trường. Thay vì phát triển thời trang nhanh hãy tạo cơ hội cho “thời trang bền vững” phát triển, nghĩa là ưu tiên lựa chọn và sản xuất những chất liệu bền đẹp với thời gian, tái sử dụng dễ dàng.

Tái sử dụng áo quần hợp lí

Đối với chính bạn, hãy thông minh và khôn khéo trong lựa chọn áo quần hằng ngày. Thay vì mua theo xu thế, chúng ta có thể “ăn chắc, mặc bền” với những chất liệu thân thiện với môi trường, có thể tái sử dụng. Ngoài ra, bạn có thể chia sẻ áo quần mình “chất cứng trong tủ” cho những người thiếu thốn quanh bạn. Thậm chí, việc giặt giũ hợp lý cũng là cách hay để bảo vệ nguồn nước sạch quanh bạn đấy.

Kết luận

Hiện nay, thời tranh nhanh có vòng đời sử dụng ngắn ngủi, nhưng nó lại là nguyên nhân đe dọa chất lượng nguồn nước sạch. Vậy nên, bạn hãy cân nhắc khi lựa áo quần, đừng coi những đồ cũ là chất thải mà vứt đi, hãy coi chúng là dòng năng lượng khác và tái sử dụng hợp lí. Hành động đó giúp tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước sạch cho bạn và gia đình trong tương lai.

>>> Xem thêm: Hiểm họa bệnh tật từ nguồn nước nhiễm Mangan