Bạn đang thắc mắc nguồn nước dùng hiện tại của gia đình, công ty mình là nước cứng hay nước mềm? Và bạn đang cần thông tin để đánh giá xem tác hại hay những lợi ích mà nguồn nước này đem lại? Thấu hiểu tâm lý của bạn, vì vậy The Water MAN đem đến bài viết này nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về 2 loại nước trên. Hãy đọc bài viết này nếu bạn nghĩ sức khỏe là điều quan trọng nhất nhé.

Nước dùng trong gia đình, công ty

So sánh nước cứng và mềm

Trước tiên hãy hiểu định nghĩa về nước cứng và nước mềm để chắc chắn rằng chúng ta có đang sử dụng song song 1 hoặc 2 loại nước này cho sinh hoạt của chính mình.

Nước cứng là gì?

Nước cứng là loại nước có hàm lượng Cation Ca2+ (Canxi) và Mg2+ (Magie) trong 1 lít nước vượt quá mức 121mg. Nếu hàm lượng Mg2+ chứa nhiều trong nước làm cho nước sẽ có vị đắng.

Được hình thành khi nước chảy qua nhiều địa hình khác nhau và hòa tan các vi chất trong đó có canxi và magie. Mặt khác nước có thể đi qua các mỏ khoáng sản hay núi đá vôi sẽ hòa tan một lượng lớn canxi và magie khiến ion Ca2+ và Mg2+ vượt ngưỡng quy định và biến nước này trở thành nước cứng.

Nước mềm là gì?

Nước mềm chính là nước cứng nhưng đã qua xử lý giảm bớt những cation Ca2+ và Mg2+ bằng nhiều phương pháp khác nhau. Nước mềm được sử dụng rộng rãi trong nhu cầu sử dụng hằng ngày hơn. Nước mềm có tổng chất rắn hòa tan nói chung từ 0mg/L – 60mg/.

Bắt nguồn từ nước cứng trải qua các phương pháp làm mềm như sử dụng nhiệt, sử dụng hóa chất, thẩm thấu ngược hoặc trao đổi ion tạo ra nguồn nước mềm đảm bảo cho sử dụng. Nước mềm được giảm bớt các khoáng chất và kim loại có sẵn trong nước.

Nhận biết loại nước bằng TDS

TDS là tổng chất rắn hòa tan tồn tại trong 1 lít nước nhất định, chúng ta có thể nhìn vào chỉ số TDS để biết được nguồn nước hiện tại là nước cứng hay nước mềm. Để biết được độ TDS người tiêu dùng có thể sử dụng nhiều cách, nhưng 2 cách được sử dụng nhiều nhất là bút thử TDS và bút điện phân. Bảng dưới đây cung cấp thông tin về lượng chất rắn hòa tan có trong nước cứng và nước mềm.

TDS

Phân loại nước

0 –  60 mg/L

Nước mềm

61 – 120 mg/L

Nước vừa cứng

121 – 180 mg/L

Nước cứng

> 180 mg/L

Nước rất cứng

Ảnh hưởng của 2 loại nước

Dưới đây là một số ảnh hưởng cơ bản mà 2 loại nước này tác động đến người tiêu dùng.

Tác hại nước cứng

Một số tác hại mà nước cứng để lại sau quá trình sử dụng là:

- Bồn tắm bị ố vàng

- Vòi nước bị hoen rỉ, xỉn màu

- Vòi nước hoa sen bị tắc

tác hại của nước cứng

- Lồng máy giặt, máy rửa bát đóng cặn

- Bồn, đường ống nước, nền nhà bị ố vàng

- Bình đun, ấm nước bị đóng cặn, hỏng ruột

Tác hại nước mềm 

Được lọc bỏ các thành khoáng chất tự nhiên thay vào đó là Na+, Na+ giúp cân bằng điện giải trong cơ thể nhưng nếu lạm dụng quá mức có thể tăng nguy cơ dẫn đến 1 số bệnh về tim mạch, huyết áp,…

Cách phân biệt nước cứng và nước mềm

Cách đơn giản nhất để kiểm tra tổng lượng chất rắn hòa tan trong nước (TDS) nhanh nhất, bạn hãy sử dụng 2 cách sau:

  • Sử dụng bút thử TDS: Bút thử là sản phẩm cầm tay, nhỏ gọn tiện lợi cho tất cả mọi người có nhu cầu kiểm tra độ TDS tại nhà. Nó giúp xác định được Cation ( điện tích dương) và Anion (điện tích âm)

Bút thử tổng lượng chất rắn hòa tan (TDS)

  • Bút điện phân: Sử dụng nguồn điện 220v để tác động lên các ion nhiễm điện và phản ứng lại với nước. Khi hiện tượng ly nước chuyển màu càng đậm thì nguồn nước đang dùng vào mức báo động (nước rất cứng).

Bút điện phân sử dụng đo TDS

Nên sử dụng loại nước nào?

Thông qua những thông tin trên, The Water MAN hy vọng sẽ cung cấp một phần nào đó cần thiết cho bạn. 

Nước cứng và nước mềm đều có những ưu điểm nổi trội. Nếu nước cứng tạo ra nhiều tác hại nhưng ngược lại có các khoáng chất cần thiết . Nước mềm có chứa ít khoáng chất Ca2+ và Mg2+ nhưng lượng Na+ lớn sẽ ảnh hưởng đến bạn nếu bạn quá lạm dụng.

Trong ngắn hạn chúng ta có thể sử dụng tạm thời nước cứng trong sinh hoạt, ăn uống, pha chế…Nhưng nếu về lâu dài, bạn nên sử dụng nước mềm để đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe, nước mềm giúp hòa tan các chất khoáng nhanh hơn tạo điều kiện cho việc hấp thụ vào cơ thể.