Vi sinh vật tồn tại trong nhiều môi trường khác nhau. Nguồn nước chúng ta đang sử dụng là một trong những môi trường trú ngụ lý tưởng của vi sinh vật. Bên cạnh những loại vi sinh có lợi, bạn không nên bỏ qua những vi sinh vật gây hại. Đúng hơn, nhóm vi sinh vật gây hại chính là nguyên nhân của nhiều căn bệnh nguy hiểm mà ít người để ý.

Vi sinh vật gồm hai loại: có lợi và gây hại. Nhận định này hoàn toàn đúng.

Vi sinh vật được hiểu là những sinh vật đơn hay đa bào, nhân sơ hay nhân thực, có kích thước siêu nhỏ. Một số nhóm vi sinh vật phổ biến là virus, vi khuẩn, vi khuẩn lam, vi khuẩn nấm và một số khác nữa.

Nếu như nhóm vi sinh vật có lợi góp mặt vào việc tham gia chuyển hóa vật chất bên trong cơ thể thì nhóm sinh vật gây hại sẽ ngược lại. Chún là nguồn cội của những bệnh lý phổ biến như sốt rét, quai bị, viêm gan, viêm não Nhật Bản…Vậy nên, từ việc nhận thức được tác hại của chúng, bạn bắt buộc hình thành nên những thói quen để bảo vệ sức khỏe bạn thân và gia đình. Xử lý và sử dụng nước sinh hoạt thế nào là hợp lý? The Water MAN sẽ giúp bạn ngay và luôn.

Vi sinh vật trong nước có2 nhóm: có lợi và gây hại

(Vi sinh vật trong nước có2 nhóm: có lợi và gây hại)

Vi sinh vật gây hại có trong nguồn nước

Nước sinh hoạt nhiễm vi sinh vật qua nhiều nguồn khác nhau. Rác thải sinh hoạt, rác công nghiệp, hóa chất dùng trong nông nghiệp, mạch nước ngầm nhiễm bẩn…Đó là những nguyên nhân lớn dẫn tới việc ô nhiễm nguồn nước tại nước ta.

Khi sử dụng nguồn nước bẩn, sinh vật kí sinh có điều kiện ký sinh trong các cơ quan nội tạng. Lâu dần, việc tích tụ số lượng lớn kết hợp với điều kiện thuận lợi, chúng sẽ gây bệnh. Nhưng nói như vậy không đồng nghĩa với việc vi sinh vật nào đi vào cơ thể cũng gây bệnh. Khả năng gây bệnh còn phụ thuộc vào số lượng vi sinh vật, đường xâm nhập và độc lực của nhóm vi sinh vật đó.

Nước máy nhiễm khuẩn từ nhiều nguồn khác nhau

(Nước sinh hoạt nhiễm khuẩn từ nhiều nguồn khác nhau)

Những loại vi sinh vật gây bệnh phổ biến

Dưới đây là một số vi sinh vật gây bệnh phổ biến mà bạn không nên bỏ qua.

Vi khuẩn Cryptosporidium

Một trong những vi sinh vật gây hại phổ biến chính là chủng Cryptosporidium. Tại những thành phố hay nông thôn, người dân được sử dụng nguồn nước máy đã qua xử lý. Tuy nhiên, mấu chốt của vấn đề nằm ở chỗ khả năng loại bỏ 100% vi khuẩn Cryptosporidium là không thể. Cho dù đó là công nghệ xử lý nước đầu nguồn tân tiến. Loại vi khuẩn này có khả năng chống chịu trước quá trình khử khuẩn và những phương phương pháp xử lý nước đầu nguồn thông thường.

Vi khuẩn lam Anabaena circinalis

Vi khuẩn này xuất hiện nhiều ở những hồ nước ngọt trên thế giới. Việt Nam không ngoại lệ. Anabaena circinalis được xác định là sinh vật đa bào đầu tiên trên thế giới. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện ra chủng này kể từ khi chứng gây ra cái chết bất thường của gia súc tại Mỹ.

Khuẩn Copepods

Copepods là một loài giác xác. Nhiều người nhầm tưởng đây là tôm vì thân hình và kết cấu cơ thể giống hệt tôm vậy. Chủng này xuất hiện tại Việt Nam từ lâu. Nhiều nghiên cứu chỉ ra những lợi ích của khuẩn này vì chúng thường ăn những sinh vật hay những chất độc có trong nước.

Hình dạng khuẩn Copepods có trong nước sinh hoạt

(Hình ảnh Khuẩn Copepods)

Khuẩn E.coli

E.coli là một trong những nguyên nhân chính gây ra tiêu chảy ở người. Khuẩn này ký sinh ở đường ruột vật chủ. Tuy nhiên, phần lớn chừng này không gây hại. Một số ít có khả năng gây rối loạn máu và dẫn đến tử vong mà thôi.

Ðộc tố nấm mốc

Nấm mốc xuất hiện trong nguồn nước sinh hoạt. Điều này hoàn toàn có cơ sở. Nếu trước đây bạn nghĩ loài này chỉ thấy trong lương thực, thực phẩm thì bây giờ hãy bỏ ngay những suy nghĩ đó.

Năm 2006, các nhà khoa học đã phát hiện chủng này trong nước. Song, mức độ này ít có khả năng gây hại tới sức khỏe của con người.

Hình ảnh độc tố nấm mốc

(Hình ảnh độc tố nấm mốc)

Naegleria fowleri

Chủng này thấy nhiều trong nước sông, suối, ao hồ…Theo cảnh báo của những nhà khoa học, Naegleria fowleri có thể tấn công hệ thống thần kinh của con người. Trực tiếp tiếp xúc nguồn nước nhiễm bẩn, khuẩn này sẽ chiu qua niêm mạc và gây hại cơ thể người.

Vi khuẩn Legionella

Đây là một loại vi khuẩn gây ra 34 ca tử vong ở Mỹ và 221 ca nhiễm khuẩn vào năm 1976. Mỗi năm trên thế giới, loại vi khuẩn này là nguyên nhân gây ra 1.800 trường hợp nhiễm khuẩn vì uống phải nguồn nước ô nhiễm. Các triệu chứng bệnh do vi khuẩn Legionella gây nên: sốt cao (trên 41,50C), mệt mỏi, nôn, tiêu chảy và đau cơ. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn cho rằng nồng độ Legionella thông thường trong nước vẫn ở dưới mức cảnh báo.

Hình ảnh Vi khuẩn Legionella

(Hình ảnh Vi khuẩn Legionella)

Khuẩn Salmonella

Salmonella có khả năng gây ngộ độc ở người. Người già, trẻ em, người mắc  bệnh có nguy cơ nhiễm khuẩn này cao hơn bình thường.       

Phương pháp xử lý nước 

Dưới đây là những phương pháp xử lý nước nhiễm vi sinh vật phổ biến. Bạn có thể tham khảo và áp dụng để an toàn hơn khi sử dụng nước sinh hoạt.

Xử lý nhiệt

Đơn giản là chúng ta mang nước đi đun nấu trước khi sử dụng. Khi nhiệt độ sôi lên tới 100 độ C, nhiều nhóm vi sinh vật sẽ bị loại bỏ. Ngoài ra, nhiệt cao các tạp chất hữu cơ sẽ bay hơi, kim loại nặng  sẽ kết tủa. Chúng là có thể để lắng và gạn bớt rồi sử dụng.

Dùng nhiệt là phương pháp xử lý nước nhiễm vi sinh vật quen thuộc nhất

(Đun sôi nước là phương pháp xử lý vi sinh vật trong nước sinh hoạt)

Phương pháp hóa học

Hóa chất như clo, ozon, iodine có khả năng loại bỏ những vi sinh vật trong nước sinh hoạt. Nhìn chung, phương pháp này ít tốn kém, dễ thực hiện, khả năng làm sạch cao. Tuy nhiên, việc lạm dụng hóa chất có thể gây hại cho người sử dụng.

Phương pháp khử bằng UV

UV có khả năng diệt khuẩn hiệu quả. Tuy nhiên, khả năng loại bỏ hoàn toàn vi sinh vật có trong nước không quá cao. Điều nữa, muốn vận dụng phương pháp này cần tới hệ thống tiền xử lý khử màu, độ đục và tạp chất. Nhược điểm chính của phương pháp này nằm ở chỗ tiêu tốn năng lượng, khả năng tái nhiễm khuẩn khá cao.

Phương pháp này khôngxử lý triệt để nguồn vi sinh vật trong nước

(Làm sạch nước bằng tia UV cần hệ thống máy đèn)

Phương pháp lọc 

Phương pháp này khá phổ biến hiện nay. Màng lọc UF, Nano, RO…là những cái tên khá quen thuộc với nhiều người. Màng lọc này được ứng dụng nhiều trong việc chế tác và lắp ráp máy lọc nước, cây nước nóng lạnh hiện nay. Tuy nhiên, khi sử dụng màng lọc này thường cần thêm bộ phận xử lý nước thải , màng lọc dễ bẩn sau một thời gian sử dụng.

Kết luận

Tốc độ ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt ngày càng nhanh. Việc hiểu đúng và xử lý khoa học nguồn nước sinh hoạt giúp bảo vệ sức khỏe mọi thành viên chính bạn và gia đình. Nhận thức xong rồi thì áp dụng thôi nào. Một trong bốn phương pháp trên đơn giản, hiệu quả lại dễ thực hiện nhất rồi đấy.

>>> Đọc thêm: 20 tiêu chuẩn nước sinh hoạt bạn phải biết nếu không muốn giảm tuổi thọ