Nếu như ở cơ thể người siêu âm và thử máu là phương pháp kiểm tra sức khỏe thì xét nghiệm là cách duy nhất giúp xác định mức độ an toàn của nước. Nếu không muốn tuổi thọ rút ngắn vô duyên vô cớ, bạn nhất định phải nắm 20 tiêu chuẩn quan trọng trong nguồn nước gia đình bạn đang sử dụng mỗi ngày.

Độ pH

Độ pH là chỉ số giúp xác định tính axit hay tính bazơ trong nước. Theo đó, nước sinh hoạt có độ pH nằm trong khoảng 6-8.5 là an toàn. Nguồn nước có pH=7 được gọi là nước tinh khiết, pH<7 thường chứa nhiều ion gốc axit, pH>7 thường chứa nhiều ion nhóm carbonate và bicarbonate.

pH càng thấp, tính axit trong nước sinh hoạt càng lớn

Độ đục

Hiểu nôm na, độ đục chỉ hàm lượng thành phần lơ lửng có trong nước sinh hoạt. Nguyên nhân nước có độ đục cao thường chứa nhiều vi sinh vật, tảo, sét, gỉ...

Tất nhiên, độ đục cao không những mang lại sự khó chịu trong quá trình sử dụng mà nó còn mang tới những hậu quả tiêu cực khác. Nước càng đục thì nguy cơ gây bệnh về da, hệ tiêu hóa, thần kinh...càng cao. Tiêu chuẩn nước sạch của bộ y tế quy định độ đục nhỏ hơn 5NTU, nhưng giới hạn tối đa của nước uống chỉ là 2 NTU.

Độ cứng

Độ cứng của nước phụ thuộc nhiều bởi hai thành phần là canxi và magie có trong nước. Dưới đây là bảng phân loại nước cứng/mềm: 

* Độ cứng từ 0 – 50mg/L -> Nước mềm

* Độ cứng từ 50 – 150mg/L -> Nước hơi cứng

* Độ cứng từ 150 – 300 mg/L -> Nước cứng

* Độ cứng > 300mg/L -> Nước rất cứng

Nước có độ cứng càng lớn thì mức độ gây hại càng cao. Một vài ví dụ về mức độ gây hại của nước cứng:xà phòng không bọt, đường ống bám cặn, thiết bị đun nấu nhanh hư hỏng...Theo tiêu chuẩn nước sạch, độ cứng được quy định nhỏ hơn 350 mg/L Đối với nước ăn uống, độ cứng nhỏ hơn 300 mg/L. 

Nước cứng làm hư hỏng các thiết bị tiếp xúc

Tổng chất rắn hòa tan (TDS)

TDS là đại lượng dùng để đo lường tổng lượng chất rắn hòa tan có trong nguồn nước. Ở Việt Nam, chỉ số TDS được quy định không vượt quá 500 mg/L đối với nước uống và không được vượt quá 1000 mg/L đối với nước sinh hoạt, còn nếu từ 100 mg/L trở lên thì nước này không thể sử dụng. 

Độ oxy hóa (Chất hữu cơ)

Chỉ số ORP giúp xác định tình trạng hiện tại nguồn nước bạn đang dùng. Nếu chỉ số này dương nghĩa là nước của bạn có tính axit. Chắc chắn rồi, việc sử dụng lâu dài nguồn nước này làm suy giảm chức năng miễn dịch, tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. 

Tiêu chuẩn nước sạch quy định độ oxy hóa theo KMnO4 nhỏ hơn 4mg/L. Tiêu chuẩn nước uống quy định độ oxy hóa nhỏ hơn 2mg/L.

Tiêu chuẩn nước uống quy định độ oxy hóa nhỏ hơn 2mg/L

Nhôm

Nhôm là khoáng chất có nhiều trong những nguồn nước ô nhiễm, nhất là nước nhiễm phèn. Tồn tại với một lượng quá lớn, nhôm sẽ gây ra những rối loạn trao đổi chất, tăng quá trình lão hóa, tăng những bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh. Tiêu chuẩn nước uống quy định hàm lượng nhôm nhỏ hơn 0,2 mg/L.

Sắt

Nước nhiễm sắt có mùi tanh, nước có vàng đục. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho đồ giặt của bạn ố vàng, các thiết bị tiếp xúc với nguồn nước nhanh chóng bị hư hỏng,  Không dừng lại ở đó, nước nhiễm sắt còn gây rối loạn tiêu hóa, viêm ruột, bệnh về máu, thận thậm chí là ung thư. Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng sắt nhỏ hơn 0,5 mg/L.

Nước nhiễm sắt thường có mùi tanh, màu vàng đục

Mangan

Sử dụng nước nhiễm mangan thời gian dài làm giảm khả năng ghi nhớ, ngôn ngữ, vận động. Nguyên tố này ảnh hưởng nhiều tới hoạt động bình thường của hệ thần kinh, nhất là việc đi lại và giao tiếp bằng miệng.

Tương tự như sắt, mangan tạo thành lớp cặn màu đen bám vào thành, đáy dụng cụ chứa nước. Ở hàm lượng ít thì không gây hại lớn. Song, hàm lượng từ 0,15 mg/L trở lên có thể tạo ra vị khó chịu, làm hoen ố quần áo. Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng mangan nhỏ hơn 0,5 mg/L.

Asen (thạch tín)

Asen là thành phần độc hại. Bạn nên biết rằng, dù là tồn tại ở hàm lượng thấp những tác hại của nó gây ra không nhỏ chút nào. Asen là bắt nguồn cho những vết viêm loét ở tay chân, rối loạn sắc tố của làn da, sừng hóa tay chân, tim mạch, ung thư...

Thành phần này có sẵn trong những mạch nước ngầm. Ngoài ra, nguồn nước bị nhiễm chất thải công nghiệp, thuốc trừ sâu trong công nghiệp là nồng độ asen sẽ cao hơn bình thường. Tiêu chuẩn nước sạch quy định asen nhỏ hơn 0,05 mg/L. Tiêu chuẩn nước uống quy định asen nhỏ hơn 0,01 mg/L.

Những tác hại ghê gớm của nước nhiễm asen

Cadimi

Uống nước nhiễm cadimi gây ra những rối loạn tiêu hóa. Nhiễm độc lâu ngày, thận, hệ bài tiết của bạn sẽ suy giảm chức năng rõ rệt. Tương tự như asen, cadimi xuất hiện nhiều đối với những nguồn nước nhiễm chất thải công nghiệp, những. Tiêu chuẩn nước uống quy định Cadimi nhỏ hơn 0,003 mg/L.

Crôm

Crôm được xem là một thành phần gây hại cho gan, thận và hệ hô hấp. Thường thì thành phần này xuất hiện nhiều ở những nguồn nước tiếp xúc với chất thải công nghiệp khai thác mỏ, xi măng, thuốc nhuộm, sản xuất giấy và gốm sứ…

Ngộ độc Crôm cấp tính thường đi kèm với những biểu hiện như nôn ói, xuất huyết, viêm da, u nhọt. Đây là những triệu chứng phổ biến bạn không nên bỏ qua. Tiêu chuẩn nước uống quy định crôm nhỏ hơn 0,05 mg/L.

Nước sinh hoạt nhiễm crom khó nhận biết bằng mắt thường

Đồng

Đồng trong nước không chỉ ăn mòn hệ thống đường ống mà nó còn có nhiều mức độ gây hại khác. Những loại hóa chất diệt tảo làm tăng hàm lượng đồng trong nước hay những nhà máy luyện kim, xi mạ, thuộc da, sản xuất thuốc trừ sâu, diệt cỏ hay phim ảnh cũng góp phần làm tăng lượng đồng trong nguồn nước.

Ở hàm lượng 1 – 2 mg/L đã làm cho nước có vị khó chịu. Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng đồng nhỏ hơn 2 mg/L.

Chì

Nhiễm độc chì làm tăng huyết áp, giảm chức năng thận, ảnh hưởng tới quá trình sinh sản...

Lượng chì trong máu cao có thể dẫn tới những tổn thương của não bộ, rối loạn tiêu hóa yếu cơ, nặng hơn có thể tử vong. Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng chì nhỏ hơn 0,01 mg/L.

Thủy ngân

Thủy ngân ảnh hưởng nghiêm trọng tới thận, hệ thần kinh trung ương, nặng có thể tử vong. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với thủy ngân ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển bình thường của trẻ, em bé sinh ra có thể bị bệnh liên quan đến hệ thần kinh, ngôn ngữ.

Thủy ngân hòa lẫn trong nước rất khó để phát hiện bằng mắt thường. Kiểm tra chất lượng nước là phương pháp tối ưu nhất mà thôi. Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng thủy ngân nhỏ hơn 0,001 mg/L.

Thủy ngân gây nhiều hậu quả nghiêm trọng: co giật, tím tái, nôn ói, tim ngừng đập

Molybdenum

Molypden ít khi có mặt trong nước. Kim loại nặng này tìm thấy nhiều ở những khu vực nước thải các ngành sản xuất công nghiệp như gốm, thủy tinh, hóa dầu...

Molypden dễ hấp thụ theo đường tiêu hóa và tấn công các cơ quan như gan, thận. Tiêu chuẩn nước uống quy định molybden nhỏ hơn 0,07 mg/L.

Clorua

Clo là hóa chất được ứng dụng phổ biến trong khử khuẩn và làm sạch nước sinh hoạt. Ở một lượng vừa đủ, thành phần này không gây hại cho người sử dụng. Ngược lại, lượng lớn, tồn dư nhiều thì chúng sẽ đẩy nhanh quá trình giải phóng kim loại và sinh ra những độc tố cho nước. Uống nước nhiễm clorua không những gây khó chịu mà nó còn ảnh hưởng tới tim mạch, huyết áp. 

Đối với nước uống, clorua không chỉ gây mùi vị khó chịu mà còn tác động xấu đến sức khỏe, đặc biệt là tim mạch, vì nó làm tăng huyết áp đáng kể. Tiêu chuẩn nước sạch quy định Clorua nhỏ hơn 300 mg/L. Tiêu chuẩn nước uống quy định Clorua nhỏ hơn 250 mg/L.

Amoni

Amoni được nhận diện là một thành phần độc hại hơn asen. Khi uống nước chứa nitrit, thành phần này sẽ thẩm thấu vào máu, tranh oxy của hồng cầu làm hemoglobin. Khi đó, cơ thể người nhiễm rơi vào tình trạng thiếu máu, suy nhược cơ thể. Tiêu chuẩn của Bộ Y tế đã đề ra mức giới hạn 3 và 50mg/L đối với nitrit và nitrat tương ứng.

Sử dụng nguồn nước nhiễm amoni gây tình trạng thiếu máu, suy nhược cơ thể

Sunfat

Sunfat gây ra các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Lượng Sunfat quá nhiều sẽ gây ra tình trạng nước nhiễm phèn. Bạn có thể nhận biết nước nhiễm phèn thông qua những biểu hiện như: vàng đục, hôi tanh, chua nhẹ. Tiêu chuẩn nước uống quy định sunfat nhỏ hơn 250 mg/L.

Florua

Uống nước nhiễm florua có thể làm xương và răng giòn hơn, xương khớp tổn thương hoặc bị nhiễm trùng. Ngoài ra, tiếp xúc nhiều với thành phần này, tim mạch, da và hệ sinh sản cũng bị ảnh hưởng theo.

Ở hàm lượng flo từ 2mg/L trở lên đã làm đen răng, từ 4mg/L có thể làm mục xương. Tiêu chuẩn nước uống quy định hàm lượng flo trong khoảng 0,7 – 1,5 mg/L.

Coliform

Coliform là tên một loài vi khuẩn gây bệnh tiêu hóa. Những nguồn nước ô nhiễm luôn xuất hiện thành phần này. Càng kéo dài thời gian sử dụng nguồn nước nhiễm khuẩn này, nguy cơ nhiễm trùng nước tiểu, nhiễm trùng máu, viêm não sẽ cao hơn mức bình thường.

Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng E. Coliform bằng 0. Riêng Coliform tổng số trong nước sạch được cho phép 50 vi khuẩn/100 ml.

Coliform là vi khuẩn gây bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa

Kết luận

Quan tâm tới độ an toàn của nước đồng nghĩa với việc bạn đang chăm lo tới sức khỏe bản thân và gia đình. Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường từ nước sinh hoạt, nhớ nhớ đừng chần chừ kiểm tra chất lượng nước.

>>> Đọc thêm: Xử lý nước sinh hoạt bị nhiễm phèn bằng cách nào?