Hàm lượng vi khuẩn coliform là yếu tố giúp bạn đánh giá được độ ô nhiễm của nguồn nước. Ngoài ra, loài vi khuẩn này có thể tồn tại ở nhiều môi trường khác như đất và hệ tiêu hóa của con người. Việc chủ quan, xem nhẹ vi khuẩn này khi chính nó là nguyên nhân trực tiếp của bệnh tiêu chảy, mất nước, suy thận thậm chí là tử vong.

Coliform là gì?

Coliform thực chất là một vi khuẩn gram âm kỵ khí, hình que, không có bào tử. Loại này có khả năng sinh tồn và phát triển trong nhiều môi trường khác nhau, chẳng hạn như trong đất, nước uống, nước sinh hoạt, thức ăn, chất thải, ruột người…

Trong nghiên cứu và xử lý nước sinh hoạt và nước uống, loại vi khuẩn này khá quen thuộc. Hàm lượng của chúng quy định tình trạng của nước có ô nhiễm hay không, ô nhiễm ở mức độ nào.

Coliform là loại vi khuẩn thường xuyên xuất hiện trong nước kém chất lượng

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hàm lượng vi khuẩn Coliform có trong nước như sau:

  • Trong nước ăn uống (QCVN 01:2009/BYT): Hàm lượng Coliform tổng số là 0 vi khuẩn/100ml;

  • Trong nước sinh hoạt (QCVN 02:2009/BYT): Hàm lượng Coliform tổng số được cho phép là 50 vi khuẩn/100ml;

  • Trong nước thải công nghiệp (QCVN 40:2011/BTNMT): Hàm lượng Coliform được cho phép là 3000 mg/l đối với nước thải loại A và 5000 mg/l đối với nước thải loại B.

Vi khuẩn coliform trong nước từ đâu ra?

Nhiều nghiên cứu nhằm tìm ra nguồn gốc của loài vi khuẩn này trong nước. Và kết quả chỉ ra được những nguyên nhân chính dưới đây:

Thứ nhất, vi khuẩn này thường tồn tại sẵn trong đất, gặp điều kiện thuận lợi chúng ra lan sang các dòng nước ngầm.

Thứ hai, do chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp. Việc xử lý chất thải, phân động vật không theo quy trình dễ làm cho vi khuẩn sẵn có trong chúng thấm vào lòng đất, đi vào các mạch nước.

Thứ ba, việc không vệ sinh các đường ống đã cũ kĩ cũng là nguyên nhân làm cho nước sinh hoạt bị nhiễm khuẩn.

Thứ tư, nước mưa là nguồn chứa vi khuẩn này. Nên việc tận dụng nguồn nước này trong sinh hoạt hàng ngày nên được lưu ý.

Thứ năm, nước giếng chưa qua xử lý thường chứa loại vi khuẩn gây hại này. Nên việc sử dụng trực tiếp nguồn nước này để ăn uống trực tiếp hoàn toàn không tốt đối với sức khỏe chút nào cả.

Coliform sống trong rác thải, ngấm vào lòng đất và hòa vào mạch nước

Tác hại của vi khuẩn coliform

Phải khẳng định lại lần nữa, vi khuẩn coliform chính là tác nhân gây ra những bệnh lý như mất nước, tiêu chữa, rối loạn đường huyết...Trong khi những triệu chứng của bệnh nhiễm vi khuẩn này không rõ ràng chút nào cả. Những trường hợp xuất hiện tình trạng tiêu chảy, người bị sốt đột ngột mà không biết lý do thì người bệnh không nên bỏ qua việc kiểm tra nguyên nhân từ đây.

Một cơ thể bị nhiễm coliform hoàn toàn không có dấu hiệu nhiễm bệnh trong 3-4 ngày đầu tiên. Biểu hiện bệnh lý sẽ tăng dần với những triệu chứng thông thường như đau bụng, tiêu chảy hay sốt nhẹ. Trường hợp chủ quan, không kiểm tra và phát hiện sớm bệnh nhân có thể xuất hiện những triệu chứng nguy hiểm. Suy thận và tử vong là mối nguy hại lớn nhất khi bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn này.

Nhóm người nên quan tâm nhất chính là trẻ em và người cao tuổi. Nguyên nhân khá đơn giản, nhóm người này có sức đề kháng kém, khi bị vi khuẩn này xâm nhập, tốc độ phát triển của chúng sẽ nhanh hơn nhóm người trưởng thành.

Suy thận có thể sinh ra do loại vi khuẩn này

Nhận biết vi khuẩn coliform trong nước

Tất nhiên, việc nhận biết nước sinh hoạt nhiễm khuẩn này hay không bằng mắt thường thật sự khó. Những trước khi sử dụng bạn có thể tận dụng việc quan sát những biểu hiện bất thường trong nước. Chẳng hạn như nước có mùi lạ, màu sắc khác biệt thì nguy cơ nước nhiễm coliform hoàn toàn xảy ra.

Cách khoa học nhất, chính xác nhất chính là nhờ sự can thiệp của bộ phận xét nghiệm. Mỗi gia đình hãy kiểm tra chất lượng nước sinh hoạt trong gia đình định kỳ 6 tháng/lần. Ngoài việc phát hiện có coliform xuất hiện không, các chuyên gia có thể phát hiện những nguồn bệnh, nguồn vi khuẩn vi rút có trong nước và cảnh báo giúp gia đình bạn.

Coliform không thể nhận ra bằng mắt thường

Xử lý nước nhiễm coliform bằng cách nào

Khi chắc chắn nguồn nước sinh hoạt gia đình mình đang sử dụng mỗi ngày bị nhiễm khuẩn, hãy tham khảo và áp dụng ngay những cách xử lý sau:

Đun sôi nước: Đây là cách xử lý đơn giản mà bạn có thể làm trước khi uống nguồn nước này. Nhiệt cao có khả năng phá hủy sự tồn tại của vi khuẩn coliform trong nước.

Khử trùng bằng Clo: Phương pháp này được ứng dụng khá nhiều tại các nhà máy xử lý nước đầu nguồn. Nên việc xử lý cần đảm bảo quy trình, tỉ lệ nhất định để tránh để hàm lượng clo dư thừa quá nhiều, gây mùi khó chịu trong nước.

Sử dụng máy lọc nước: Đây có thể xem là một trong những giải pháp hiệu quả, tiết kiệm và tuyệt đối an toàn cho người sử dụng. Công nghệ RO được ứng dụng rộng rãi trong các loại máy lọc nước có khả năng loại bỏ tối đa sự xuất hiện của coliform. Bạn hoàn toàn an tâm khi uống trực tiếp nguồn nước này. Đi đầu trong những thương hiệu máy lọc nước chất lượng, giá tốt, bạn có thể tham khảo ngày thương hiệu Coway, thương hiệu bán chạy hàng đầu tại Hàn Quốc.

Coway-giải pháp xử lý coliform hoàn hảo

Sử dụng nước bình/ chai: Nước đóng bình, đóng thùng cũng được xem là giải pháp nước uống hoàn hảo nếu gia đình bạn phát hiện nước máy, nước sinh hoạt nhiễm khuẩn. Chọn mua tại những đơn vị uy tín bạn hoàn toàn tự tin sử dụng nguồn nước này. Bởi, chúng được sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt, công nghệ hiện đại, an toàn cho mọi đối tượng sử dụng. Những thương hiệu nước uống mang hương vị thanh mát tự nhiên bạn có thể tham khảo như: PETAL, Lavie, Vĩnh Hảo,…

Kết luận

Coliform được đánh giá là vi khuẩn có mức độ gây hại lớn đối với sức khỏe người bệnh. Nên việc kiểm tra, đánh giá và xử lý nguồn nước sinh hoạt gia đình bạn đang sử dụng mỗi ngày là điều cần thiết. 

>>> Đọc thêm: Nhận biết nước sinh hoạt bị ô nhiễm bằng cách nào?