Lê hấp đường phèn, một món ngon dễ làm, lạ miệng và mang lại nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho người sử dụng. Một trong những công dụng thần thánh phải kể đến của lê chưng chính là tác dụng trị ho. Ho dai dẳng, ho thay đổi thời tiết, ho do nhiễm covid…bạn có thể thử dùng lê chưng đường phèn thay vì uống thuốc tây. Còn cách làm thế nào để đơn giản, hiệu quả đã có ngay trong bài viết này.

Vì sao lê hấp đường phèn có thể trị ho?

Ho chính là phản tự nhiên giúp cơ thể tóng những dị vật cản trở lưu thông không khí. Nguyên nhân của ho khá nhiều, phổ biến nhất là các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Ngoài việc sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc đặc trị ra thì những phương pháp dân gian được ứng dụng khá nhiều. Lý do đơn giản, nó an toàn cho người sử dụng, đơn giản thực hiện.

Lê chưng đường phèn là một ví dụ. Từ lâu, người dân các nước Đông Nam Á đã biết ứng dụng lê để trị ho. Đối tượng sử dụng món này không phân biệt. Đúng hơn, món lê chưng hay nước lê hấp phù hợp với cơ địa trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai lẫn người trưởng thành.

Lê có tính mát, ngọt dịu với nhiều tác dụng như tiêu ho, giảm đờm, thanh lọc, giải độc cơ thể. Lê trở thành một dược vị không thể thiếu trong những bài thuốc trị ho gió, ho gan, ho lâu ngày, ho thay đổi thời tiết. Lê hấp đường phèn giúp chặn đứng cơn ho, làm mát vùng cổ họng. Trường hợp thành viên nào trong gia đình bạn bị ho, phải áp dụng ngày công thức này. Sử dụng đều đặn trong vòng 3 ngày, cơn ho sẽ giảm thậm chí dứt hẳn. 

Lê hấp đường phèn đặc hiệu trong trị ho

Công thức lê hấp đường phèn trị ho hiệu quả

Nguyên liệu làm lê hấp đường phèn

  • Lê tươi: 1 trái

  • Táo đỏ khô: 3 trái

  • Đường phèn: 10g

  • Gừng tươi: 1 nhánh nhỏ

Để chất lượng món lê ngon nhất, bạn nên ưu tiên chọn những quả lê tươi mới, da căng bóng, vỏ mịn, cầm chắc tay, không bị bầm dập là được. 

3 bước làm lê hấp đường phèn tại nhà

Bước 1: Lê sau khi rửa sạch, dùng dao cắt phần đầu và khoét phần ruột. Dùng dao thái thỏ phần ruột lê vào cho ngược lại quả lê. Táo đỏ cắt từng khoảnh, bỏ ruột. Gừng cạo sạch vỏ thái sợi nhỏ. Cho táo và gừng đã sơ chế vào quả lê và đậy phần nắp đã cắt từ đầu của trái lê.

Bước 2: Đặt trái lê vào nồi hấp chuyên dụng. Nếu không có nồi hấp, bạn có thể đun sẵn nồi nước sôi, lót một cái tô bên dưới, đặt quả lê lên trên để haaos. Thời gian hấp lê khoảng 30 phút.

Bước 3: Tắt bếp, đợi nguộc và mang lê ra khỏi nồi hấp. Thưởng thức ngay món này khi nó còn ấm nóng. Bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh của lê và đường phèn, pha lẫn một chút cay nhẹ của gừng. Cổ họng của bạn sẽ dễ chịu hơn đấy.

Các bước làm lê hấp đường phèn tại nhà

Lưu ý khi cho trẻ uống nước lê chưng: Bạn có thể tách riêng phần nước và hòa cùng một ít nước tinh khiết ấm để bé dễ uống hơn. 

Những cách chưng lê trị ho hiệu quả khác

Ngoài lê hấp đường phèn, bạn có thể đan xen cách làm khác đi một chút. Vừa là để kiểm nghiệm tác dụng của nó vừa là tránh tình trạng chán ngán khi phải dùng đi dùng lại lê hấp đường phèn. 

The Water MAN giới thiệu với bạn 2 công thức mới:

Công thức 1: Lê chưng mật ong

Lê và mật ong đều là những thành phần giàu dinh dưỡng với khả năng chống viêm, thanh lọc, giải độc hiệu quả. Khi kết hợp chúng với nhau sẽ làm tăng giảm viêm, khàn tiếng hiệu quả.

Cách làm tương tự công thức đầu tiên. Bạn chỉ việc cho lê đã cắt nhỏ cùng mật ong vào bát hay thố. Đặt nó vào nồi hấp trong vòng 20 phút là xong. Để nó bay hơi một chút là có thể dùng ngày rồi.

Công thức thứ 2: Lê, kỷ tử, táo tàu và đường phèn

Việc thêm vào những thành phần trong một công thức sẽ làm tăng tác dụng cũng như tăng hương vị món ăn. Sơ chế những nguyên liệu trên và cho vào thố, chưng cách thủy khoảng 20 phút để có ngay món ăn ngon lại trị ho hiệu quả. 

Lê hấp cũng có tác dụng trị ho hiệu quả

Lưu ý gì khi trị ho bằng lê hấp đường phèn

  • Lê hấp lành tính, phù hợp với nhiều đối tượng. Tuy nhiên, một số trường hợp mẹ bầu hoặc trẻ nhỏ có cơ địa nhạy cảm, muốn an toàn tuyệt đối hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. 

  • Người ho nhiều đi kèm với những biểu hiện liên quan tới hệ tiêu hóa như tiêu chảy cũng không nên uống thường xuyên loại nước này. Lê có tính hàn vô tình làm tình trạng đau bụng nặng hơn.

Khi dùng nước lê chưng trị ho cho bé, bố mẹ có thể pha loãng với nước tinh khiết

  • Không có công thức trị ho nào thần thánh đến mức dùng một lần khỏi ho ngay. Tùy vào cơ địa mà số lần, liều lượng có sự căn chỉnh phù hợp.

  • Trị ho bằng nước lê hấp đường phèn một tuần vẫn không cải thiện, hãy thăm khám để được chỉ định điều trị phù hợp. 

Kết luận

Trên đây là những hướng dẫn bổ ích trong việc trị ho. Thời điểm biến chửng covid mới xuất hiện, không ít bệnh nhân ho liên tục, ho kéo dài ngay cả khi đã chuyển từ trạng thái dương tính thành âm tính, bạn có thể áp dụng mẹo này để cải thiện tình trạng khó chịu trong nha.