Diễn biến Covid-19 ngày một phức tạp. Một phần lớn dân cư chưa được tiêm ngừa, trong đó có trẻ em. Làm gì để giúp con trẻ tăng đề kháng trở thành nỗi quan tâm hàng đầu của bố mẹ. 

Con trẻ khi đang ở trong bụng mẹ có sức đề kháng nhất định. Nhưng giai đoạn phát triển, tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài thì nguy cơ mắc bệnh tăng. Nếu không muốn con mình bị nhiễm Covid, bố mẹ hãy tham khảo và áp dụng những gợi ý dưới đây.

Cho bé uống đủ nước

Thói quen cơ bản cần phải làm chính là duy trì việc uống đúng và uống đủ nước cho bé. Vào những thời điểm giao mùa như hiện nay, bé con càng lười uống nước. Trong khi đây khoảng thời gian này thuận lợi cho những vi sinh vật gây bệnh sinh sôi. Uống đủ nước chính là cách bảo vệ hệ miễn dịch đơn giản nhất.

Nước uống quan trọng với cơ thể người trưởng thành. Trẻ con cũng tương tự. Nước đi vào cơ thể giúp vận chuyển máu và dinh dưỡng đi nuôi cơ thể, giải độc hiệu quả, tăng vận chuyển oxy trong máu...

Nếu như mọi cơ quan đều hoạt động một cách trơn tru, hệ miễn dịch của bé sẽ đảm bảo. Khi đó, chẳng có “lỗ hổng” nào để yếu tố gây hại bên ngoài xâm nhập và gây bệnh cho con. Nếu được, bố mẹ hãy nhắc bé uống nước đều đặn vào các thời điểm trong ngày. Thời tiết nắng nóng hay lạnh khô thì vai trò của nước uống trong cơ thể không gì thay thế được. Thời tiết bước vào những ngày se lạnh, nhiều gió. Nước tinh khiết được làm ấm là chọn lựa hoàn hảo thay thế cho nước đá. Bố mẹ nên nhớ điều này nhé.

Uống đủ nước giúp cải thiện đề kháng hiệu quả

Tăng cường ăn thực phẩm có chứa nhiều lợi khuẩn

Uống nước thôi chưa đủ, bé phải được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ. Dù là trong mùa dịch bạn cũng nên cân đối bữa ăn cho con của mình. Hãy làm những món ăn chứa nhiều rau, củ, đạm vì chúng hỗ trợ chăm sóc sức đề kháng cho bé.

Thực phẩm nhiều lợi khuẩn chắc chắn không thể thiếu rồi. Bạn có thể chọn sữa chua. Trong thực phẩm này có thành phần acid lactic giúp tăng cường những lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa. Đường ruột của bé khỏe thì việc tiêu hóa thức ăn diễn ra thuận lợi hơn, dinh dưỡng dễ hấp thu hơn.

Sữa chua được khuyên dùng sau bữa ăn chính của trẻ khoảng 1h đồng hồ, hoặc trước giờ ngủ 1h đồng hồ. Hiện nay có khá nhiều công thức làm sữa chua đơn giản tại nhà, các mẹ có thể tham khảo và tự làm nó. Cách này vừa an toàn cho bé lại tiết kiệm kha khá chi phí so với việc mua ngoài nữa chứ. Ngoài sữa chua thì phô mai, chuối, atiso cũng là nguồn lợi khuẩn có lợi cho con trẻ.

Ngoài việc ăn uống đủ chất, tăng thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn bố mẹ nên hạn chế tối đa các thực phẩm chế biến sẵn. Đồ ăn nhanh có thể là nguyên nhân cho tình trạng chán ăn, rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày ở trẻ. 

Sữa chua bổ sung lợi khuẩn giúp bé tăng đề kháng

Chế độ sinh hoạt lành mạnh

Thường xuyên cho trẻ vận động cơ thể, giúp tăng sức đề kháng cho trẻ bằng cách cho bé đạp xe, đá bóng… sẽ giúp trẻ ăn được nhiều hơn, năng động, hòa đồng và nhất là tăng cường kháng thể tự nhiên hiệu quả.  Cho trẻ tắm nắng để hấp thụ vitamin D...Nếu mùa dịch cần chơi với trẻ trong nhà, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ tham gia việc nhà để vận động được tốt hơn.

Tập cho trẻ đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc, vì giấc ngủ có tầm quan trọng rất lớn trong việc củng cố, cải thiện sức đề kháng của trẻ. Việc thiếu ngủ khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn, do giảm các tế bào miễn dịch tự nhiên, khiến cho trẻ khó chịu, tinh thần không tỉnh táo.

Ngoài ra, các bạn nên dạy cho trẻ tập thói quen vệ sinh thân thể, tắm gội thường xuyên, đánh răng sạch sẽ… để phòng chống các vi khuẩn gây viêm nhiễm, khiến trẻ dễ bị mắc bệnh.

Ngoài chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt khoa học, cha mẹ cần bảo vệ sức khoẻ của trẻ trong mùa dịch bằng cách cho trẻ tiêm vacxin đầy đủ và đúng lịch.

Bố mẹ nên dành thời để tập thể dục cùng bé

Cho bé ngủ đủ giấc

Giấc ngủ quan trọng với chúng ta nhưng chúng càng quan trọng với trẻ nhỏ. Ngủ đủ giấc là yếu tố cần để cơ thể bé phát triển toàn diện. theo viện y học Giấc ngủ Hoa kỳ, thời gian ngủ cần thiết của trẻ m giúp tăng cường sức khỏe tối đa. Có thể nhu cầu ngủ của từng đứa trẻ sẽ khác nhau nhưng bố mẹ hãy giúp bé thay đổi điều đó.

Để con trẻ luôn vui khỏe trong mùa dịch, bố mẹ hãy giúp bé có những giấc ngủ chất lượng. 8h đồng hồ cho mỗi đêm là con số bạn đã nghe nhiều đúng không? Giấc ngủ ngon quan trọng cho việc phát triển trí thông minh, chiều cao, cân nặng của trẻ. 

Một giấc ngủ ngon sẽ giúp bé thoải mái, dễ chịu khi thức dậy. Và ngược lại, giấc ngủ không ngon sẽ làm gián đoạn mọi thứ. Tư duy, vận động của trẻ sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Thậm chí, con bạn sẽ bị bệnh nếu thường xuyên có những giấc ngủ không sâu.

Giấc ngủ ảnh hưởng nhiều tới tăng đề kháng cơ thể

Cách ăn uống tăng sức đề kháng cho bé

Sau đây, The Water MAN tổng hợp những điều khuyến khích bố mẹ làm theo để bảo veej sức khỏe con trẻ. Nói đúng hơn, dưới đây là những điều nên làm nếu không muốn bé bị suy giảm đề kháng trong mùa dịch.

Thứ nhất, không cho bé ăn uống đồ lạnh: Đồ lạnh là nguyên nhân của những bệnh lý phổ biến ở trẻ như ho, viêm họng, viêm phổi, tiêu chảy...Nếu trước nay bố mẹ luôn chiều sở thích của con trẻ bằng những đồ ăn ướp lạnh, hãy dừng ngay điều đó. 

Thứ hai, cho cho trẻ ăn uống đúng giờ và đủ chất: Nhiều bố mẹ đổ lỗi cho tính chất công việc quá bận nên không chăm chú bữa ăn của bé. Tuy nhiên, điều này không nên một chút nào. Ăn uống đúng giờ giúp hình thành một thói quen lành mạnh cho bé. Cơ thể bé cũng quen dần với điều đó, khi ăn bé sẽ hứng thú hơn.

Thứ ba, đa dạng hóa thực phẩm. Đạm, tinh bột, chất béo nên được cân đối trong từng bữa ăn. Một thực đơn được luân phiên, nhiều nhóm thực phẩm sẽ giúp bé hào hứng hơn khi ăn.

Thứ tư, cho bé uống đan xen nhiều loại nước. Ngoài nước tinh khiết ra, bố mẹ có thể cho bé uống thêm nước khoáng, nước muối hay nước ép trái cây. Tuy nhiên, liều lượng cũng như loại nước phụ thuộc vào độ tuổi của bé nữa.

Bữa ăn đủ chất giúp bé tăng đề kháng giữa mùa dịch

Kết luận

5 cách giúp bé tăng sức đề kháng ở trên thiết thực đúng không bố mẹ. Hãy giữ ấm và cùng con vận động mỗi ngày để tăng cường đề kháng nhé. Vì con trẻ có hệ miễn dịch yếu hơn người trưởng thành nên bố mẹ nên chăm sóc bé tỉ mỉ và cẩn thận hơn một chút nhé.

>>> Đọc thêm: Bố mẹ có nên cho trẻ uống nước kiềm không?