Bếp là nơi tiêu tốn khá nhiều nước sinh hoạt mỗi ngày của trong gia đình bạn. Đã bao giờ bạn nghĩ tới việc tiết kiệm nước, giảm hóa đơn nước bằng việc tiết kiệm khi nấu ăn, dọn dẹp, giặt giũ thậm chí là uống nước...ngay trong nhà bếp?

Trước khi chia sẻ những mẹo trên, The Water MAN sẽ đưa ra một vài thông tin về sự lãng phí nước trong gia đình bạn. Trung bình một hộ gia đình có thể mất tới 23 lít nước chỉ để dành cho việc chuẩn bị mỗi bữa ăn. Việc rò rỉ một vòi nước trong căn bếp khó thể tiêu tốn của bạn từ 30-200 lít nước mỗi ngày. Bạn thử hình dung xem, con số này nhân lên 10, nhân lên 100 và lớn hơn nữa thì sự lãng phí này có thể gây ra những hậu quả khôn lường nào?

Dưới đây là 5 mẹo tiết kiệm nước trong nhà bếp mà rất ít người biết.

1. Không rửa đồ dưới vòi nước chảy

Không ít người đã và đang duy trì thói quen rửa đồ dưới vòi nước chảy. Thay vì hứng nước vào thau chậu, việc rửa trực tiếp mang lại cảm giác sạch hơn, tiết kiệm hơn. Suy nghĩ này hoàn toàn sai. 

Thao tác rửa đúng và tiết kiệm nhất là cho nước ra chậu hoặc bồn rửa. Đừng quên việc khóa chặt vòi nước khi chúng đã được làm đầy nha. Rửa theo cách này giúp bạn tiết kiệm khá nhiều thời gian so với việc rửa vòi hơn và làm cho thực phẩm cần rửa nhanh sạch hơn.

Rửa trái cây dưới vòi nướctốn gấp 5 lần so với cách rửa truyền thống bằng thau chậu

2. Không lãng phí nước rửa

Bạn và những thành viên trong gia đình thường cho nước rửa tay và rửa rau củ chảy trực tiếp xuống cống. Đó là sự lãng phí lớn nên thay đổi. Một mẹo hay ho giúp bạn tiết kiệm được nước sinh hoạt trong nhà chính là tái sử dụng nguồn nước đã qua sử dụng. Nước rửa tay, rửa rau củ thật phù hợp với những mục đích như tưới cây, lau sân...Thực tế nguồn nước này hoàn toàn không làm hại thực vật lại giúp bạn tiết kiệm được kha khá tiền đấy.

Bạn nên tận dụng nước rửa để tưới cây

3. Tiết kiệm nước khi rửa bát

Nếu gia đình bạn đang sử dụng máy rửa bát, đừng lãng phí nước bằng việc khởi động máy liên tục cả khi ít chén bát bẩn. So với việc rửa tay thông thường, rửa bằng máy tốn nhiều nước hơn, đó là điều chắc chắn. Vậy nên trường hợp quá ít chén bát bẩn, bạn hãy tranh thủ rửa nó bằng tay nha.
Không nên vừa rửa bát dĩa vừa để vòi nước chảy

Lưu ý nhỏ khi bát truyền thống nữa nhé. Theo quan sát, nhiều người đang duy trì thói quen rửa bát trực tiếp dưới vòi nước chảy. Thói quen này gây nhiều lãng phí và có thể bạn không hình dung được việc thất thoát nước thông qua thói quen này. Việc làm đúng đắn nhất là khóa vòi chặt sau khi đã lấy đủ nước rửa bát, tránh để vòi chảy tự do nha các chị em.

4. Không rã đông dưới vòi nước

Rã đông thực phẩm dưới vòi nước chảy là sự lãng phí không hề nhỏ chút nào. Mẹo để rã đông nhanh và tiết kiệm chính là việc cho vào lò nướng và quay chúng trong vài phút. Trường hợp dư giả thời gian hơn một chút bạn có thể áp dụng biện pháp sau. Hãy hứng một tô nước đầy sau đó cho thứ cần rã đá vào ngâm trong vài phút. Tranh thủ thời gian đợi, bạn có thể chuẩn bị những nguyên liệu nấu ăn khác chẳng hạn.

Rã đông đúng cách bằng việc ngâm đồ ăn trong nước hoặc sử dụng lò vi sóng

5. Nâng cấp nhà bếp khi cần

Nhà bếp là khu vực thường xuyên được sử dụng trong mỗi gia đình. Và có một điều, các thiết bị trong phòng bếp có tuổi thọ và cần kiểm tra, thay đổi thường xuyên.
Đường ống nước, vòi, máy nóng lạnh...là những thiết bị bạn nên kiểm tra thường xuyên. Ống nước rò rỉ hoặc bị nứt cũng là nguyên nhân lớn gây nên việc tăng hóa đơn tiền nước mỗi tháng bạn nên quan tâm đó nha.

Bếp càng cũ kĩ, vật dụng dễ hư hỏng, rò rỉ nước dễ xảy ra

Kết luận

Trên đây là những mẹo giúp bạn tiết kiệm tối đa nguồn nước trong nhà bếp. Thử áp dụng ngay những gợi ý trên này, biết đâu gia đình bạn giảm nửa hóa đơn tiền nước tháng này thì sao? Đừng quên chia sẻ những thông điệp thú vị này tới những người yêu thương quanh bạn, những người mà bạn nghĩ họ thật sự cần nó.

>>> Đọc thêm: Giảm ngay 50% hóa đơn tiền nước nhờ những mẹo này