Thông tin mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Tính đến ngày 22/5, đã xuất hiện 92 ca đậu mùa khỉ tại 12 quốc gia. Nguy cơ lan rộng của dịch bệnh này rất cao nên việc phòng ngừa dịch bệnh là cần thiết. Mỗi một cá nhân nên nâng cao ý thức phòng chống đậu mùa khỉ. 

Phòng ngừa thế nào?, thông tin đó bạn có thể tham khảo trong bài viết của The Water MAN.

Bệnh đậu mùa khỉ là gì? 

Bệnh này xuất phát từ một loại virus tương tự như virus đậu mùa. Song, bệnh đậu mùa khỉ không phổ biến như bệnh đậu mùa thông thường. Ban đầu, người ta phát hiện bệnh này ở loài khỉ sinh sống tại châu Phi. Sau đó, nhiều quốc gia khác bắt đầu xuất hiện bệnh này. 
Thời gian ủ bệnh thủy đậu khỉ từ 5-21 ngày. Người bệnh sẽ gặp những triệu chứng đầu tiên như: sốt, đau đầu, nhức mỏi người, ớn lạnh, nổi hạch. Sau 1-3 ngày sốt, người nhiễm virus xuất hiện những ban đỏ lan khắp mặt, lòng bàn tay/chân, miệng mắt và nhiều cơ quan khác trên cơ thể. 
Nếu như trước đây giới y khoa cho rằng bệnh lây nhiễm trực tiếp qua tiếp xúc. Ví dụ như chúng ta dùng dung đồ vệ sinh cá nhân, tiếp xúc với quần áo, chăn ga của người bệnh đều có nguy cơ lây nhiễm. Thêm nữa, những thông tin ghi lại rằng chưa thể khẳng định đậu mùa khỉ có lây nhiễm qua đường tình dục không. Tuy nhiên thời gian trở lại đây, WHO ghi nhận số lượng ca đậu mùa khỉ tăng cao đối với nam giới có quan hệ tình dục đồng giới.
Mọi đối tượng đều có khả năng lây nhiễm bệnh này. Người bệnh có khả năng bình phục tốt sẽ khỏi sau một vài tuần. Tuy nhiên, những đối tượng cần được ưu tiên như trẻ em, người lớn tuổi, người có hệ miễn dịch kém. Đây là nhóm người có nguy cơ khi mắc chủng này. 

Bệnh đậu mùa khỉ có nguồn gốc từ một chủng virus nguy hiểm

Virus đậu mùa khỉ thuộc chi Orthopoxvirus. Các nhà khoa học cũng cho biết thêm, nguy cơ lây nhiễm đậu mùa khỉ thấp hơn, khó hơn so với dịch covid-19. Nhưng không vì thế mà chúng ta chủ quan. Ở châu Phi, số bệnh nhân nhiễm virus này tăng nhanh trong thời gian gần đây. Số người tử vong do đậu mùa khỉ cũng tăng cao bất thường.

Bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào?

Xác định được đường lây nhiễm là cách để chúng ta phòng ngừa bệnh. Bạn nên nắm thông tin này để kịp thời xử lý khi cần thiết. Đậu mùa khỉ có thể lây lan qua giọt bắn nước bọt, đường hô hấp thậm chí là dịch tiết vết thương. Khi ở chung nhà, nguy cơ lây nhiễm chéo có thể lên tới 50%. Trong đó, đối tượng trẻ em dễ lây nhất. 

Thủy đậu khỉ lây qua đường hô hấp như covid-19

Mức độ nguy hiểm của bệnh đậu mùa khỉ

Đậu mùa khỉ phát hiện chủ yếu ở những khu vực nhiệt đới như Trung và Tây Phi. Biến thể của đậu mùa khỉ từng loại khác nhau sẽ có độc lực khác nhau. Vùng cộng hòa Dân chủ Congo ước tính có khoảng 10% ca tử vong khi nhiễm bệnh. Với vùng Tây Phi, con số này giảm nhiều chỉ còn 1% mà thôi. 
Vào năm 2003, giới chức Mỹ ghi nhận có 71 ca nhiễm chủng này nhưng không có ca tử xong. Từ năm 2017-2019, khu vực Nigeria ghi nhận 183 ca bênh và có 9 trường hợp tử vong. Thời gian gần đây, trong những đợt bùng dịch đậu khỉ, số người tử vong giảm nhiều so với những năm về trước. 

Thủy đậu khỉ gây tử vong ở trẻ nhiều hơn so với người trường thành

Hình ảnh bệnh đậu mùa khỉ

Diễn biến các ngày bệnh của thủy đậu khỉ

Bệnh đậu mùa khỉ được điều trị như thế nào?

Hiện nay, giới y khoa vẫn chưa nghiên cứu ra loại thuốc đặc trị bệnh đậu mùa khỉ. Người ta cho rằng, bệnh sẽ tự hết sau vài tuần. Để đẩy nhanh quá trình làm lành đó, người bệnh nên giữ vệ sinh những mụn nước để hạn chế sẹo khi lành.
Tăng cường đề kháng là cách giúp đậu mùa khỉ nhanh biến mất. Ăn khoa học, uống nước đủ, luyện tập đều đặn cũng là cách cải thiện đề kháng, tăng miễn dịch đẩy lùi dịch bệnh.

Các biện pháp phòng bệnh đậu mùa 

Tiêm vacine phòng bệnh chính là biện pháp ngừa đậu mùa khỉ hiệu quả nhất. Bavarian Nordic đã phát minh ra loại vaccine có khả năng phòng ngừa bệnh này hiệu quả. Động lực học cũng như chất lượng vaccine đã được cá quốc gia thông qua. EU, Mỹ, Canada đã lưu hành loại vaccine này rộng rãi. 

Đối với khu vực xuất hiện ca bệnh, Bộ Y tế khuyến cáo mọi người nên tránh tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân. Tương tự như phòng ngừa Covid, việc rửa tay xà phòng, sát khuẩn, vệ sinh cá nhân đều cần thiết. Người nhiễm nên che chắn khi hắt hơi, ho nơi đông người. 

Tiêm vaccine thủy đậu khỉ là cách phòng ngừa an toàn nhất

Khi nghi ngờ bản thân có nguy cơ nhiễm bệnh, cần chủ động liên hệ với cơ quan y tế gần nhất để thăm khám và nhận hỗ trợ điều trị. Trong thời gian đó, người có biểu hiện cần chủ động cách ly bản thân với những người trong gia đình hay người lân cận. 

Đậu mùa khỉ phát hiện trên động vật gặm nhấm, thú có túi, linh trưởng...Khi phát hiện dịch, việc hạn chế giết và ăn thịt những động vật trên là điều ưu tiên. Nếu ăn thịt động vật, mọi người nên xử lý kĩ và nấu chín.

Kết luận

Đậu mùa khỉ là một bệnh nguy hiểm. Việc ngăn ngừa từ đầu là cần thiết vì đậu mùa khỉ có thể gây tử vong. Làm gì để phòng ngừa đậu mùa khỉ đã được The Water MAN chia sẻ chi tiết trong bài viết. Vì vậy, mọi người nên chia sẻ thông tin bổ ích này để nhiều người hơn hiểu về bệnh và phòng ngừa hiệu quả hơn. Đừng đợi xuất hiện dịch mới phòng ngừa, điều đó thật vô nghĩa.

<Nguồn tham khảo: tamanhhospital.vn>

>>> Bùng phát dịch nôn và tiêu chảy ở trẻ, bố mẹ phải biết những điều này để xử lý kịp thời