Bánh đúc là một loại bánh lâu đời của đất nước ta, được làm từ bột gạo (tại miền Trung và miền Bắc) hoặc bột năng (tại miền Nam) và một số gia vị. Là món ăn dân dã và quen thuộc khắp ba miền, bánh đúc khiến người dùng không thể nào quên bởi hương vị thơm béo và mềm mịn. Bài viết sau đây hãy cùng với The Water Man tìm hiểu ngay 5 công thức bánh đúc siêu ngon và đơn giản ngay tại nhà.

Cách làm bánh đúc tôm thịt chuẩn vị Nam Bộ

Bánh đúc tôm thịtMón bánh đúc tôm thịt

Nguyên liệu

  • 450gr bột gạo

  • 50gr bột mì

  • 300gr dừa nạo

  • 1 củ cà rốt

  • 1 củ hành tây

  • 500gr tôm tươi

  • 100gr nạc thăn

  • Gia vị: tiêu, muối, dầu ăn, đường, mắm, tỏi, ớt

Cách chế biến

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Tôm bỏ đầu, rút chỉ đen ở lưng, rửa sạch để ráo nước. Sau đó, bạn hãy băm nhỏ và nêm vào 1 muỗng nhỏ tiêu, 2 muỗng nhỏ hạt nêm, 1 muỗng nước mắm.

  • Thịt nạc thăn rửa sạch rồi băm nhỏ, nêm vào một ít hạt nêm và tiêu.

  • Hành tây và cà rốt gọt sạch vỏ ngoài rồi cắt hạt lựu

  • Dừa nạo ngâm với nước nóng, sau đó bạn hãy vắt lấy nước cốt. Khoảng 400ml là vừa đủ

Bước 2: Làm phần nhân bánh

  • Bắc chảo dầu nóng cho vài tép tỏi băm nhỏ để khử dầu, sau đó cho tôm vào đã ướp gia vị xào đến khi chuyển màu đỏ cam.

  • Tiếp tục cho thịt băm vào xào khoảng 10 phút thì thêm hành tây, cà rốt vào đảo đều tay cho phần nhân ngấm đều gia vị 5 đên 10 phút thì tắt bếp.

Bước 3: Làm phần bánh đúc

  • Cho bột gạo, bột mì vào nước cốt dừa khuấy tan và nêm vào 2 muỗng nhỏ muối và 1 muỗng nhỏ đường cát.

  • Bạn hãy chuẩn bị một cái khuôn sạch và phết 1 lớp dầu ăn dưới đáy khuôn.

  • Sau đó, đặt khuôn vào xửng hấp, múc vào khuôn 2 vá hỗn hợp bột và nước cốt dừa rồi đậy nắp xửng khoảng 10 phút cho bột chín. Lớp bột này chín thì bạn tiếp tục cho thêm 2 vá hỗn hợp bột khác nhưng hấp lâu hơn lớp bột đầu một chút, khoảng 13 - 15 phút. Lần lượt như thế cho đến khi hết bột thì hoàn tất phần làm bánh đúc.

Bước 4: Pha nước mắm ăn kèm bánh đúc tôm thịt

  • Cho vào chén 70ml nước nóng, sau đó thêm vào 1 muỗng đường, 3 muỗng nước mắm, 2 muỗng giấm ( hoặc nửa quả chanh) rồi khuấy đều cho đường tan hết.

  • Cuối cùng, bạn hãy cho phần tỏi ớt băm vào

Bước 5: Thành phẩm

  • Khi phần bánh đúc chín, bạn hãy đem bánh ra khỏi xửng để bánh mau nguội rồi cho phần nhân tôm thịt đã xào chín lên bề mặt.

  • Lúc bạn muốn ăn bánh thì dùng dao khứa ziczac xắn bánh thành những miếng vừa ăn cho vào đĩa rồi thưởng thức.

Bánh đúc nóng chuẩn vị Hà Nội

Bánh đúc nóngMón bánh đúc nóng

Nguyên liệu

  • 200gr bột gạo

  • 120gr bột năng

  • 60gr bột nếp

  • 200gr thịt thăn (hoặc thịt băm)

  • 1 lít nước lọc

  • 20gr hành tím

  • 20g nấm hương

  • 20gr nấm mèo

  • Dầu ăn, muối, đường, hạt tiêu, hạt nêm, nước mắm, ớt, tỏi

Cách làm 

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Nếu sử dụng thịt thăn, bạn hãy rửa sạch rồi băm nhỏ. Nêm vào thịt ¼ thìa cà phê muối, nửa muỗng cà phê hạt nêm và một ít tiêu tùy theo sở thich của bạn

  • Nấm mèo, nấm hương ngâm nở rồi băm nhỏ

Bước 2: Làm nhân ăn kèm bánh đúc

  • Hãy bắc chảo lên bếp và thêm một ít dầu ăn, sau đó cho hành tím và tỏi vào phi thơm.

  • Tiếp tục, cho thịt băm, nấm hương, nấm mèo đã ngâm nở vào xào cùng.

  • Đảo đều khoảng 10 - 15 phút, nhân chín và dậy mùi thơm thì tắt bếp

Bước 3: Pha nước mắm ăn kèm bánh đúc nóng

  • Cho khoảng 400ml nước nóng vào tô, thêm 50gr đường và 50gr nước mắm và khuấy đều cho đến khi đường tan hết.

  • Sau khi nước mắm nguội cho tỏi và ớt băm vào.

Bước 4: Trộn bánh đúc

  • Chuẩn bị một chiếc nồi to, trộn 200gr bột gạo với 120gr bột năng và 60gr bột nếp, thêm 1.5 lít nước vào nồi. Sau đó, bắc lên bếp và khuấy đều.

  • Khi nấu trên bếp, bạn cần đảo thật đều tay cho đến khi bánh đúc được đặc, sánh mịn thì cho thêm khoảng 1 thìa cà phê dầu ăn vào.

  • Bạn hãy tiếp tục khuấy đều cho đến khi bánh đúc trong lại thì tắt bếp.

Bước 5: Trình bày và thưởng thức

  • Múc bánh ra bát, cho phần nhân lên trên bạn có thể rắc thêm chút hành phi, ngò rồi chan phần nước mắm đã chuẩn bị và thưởng thức cùng với gia đình ngay nào.

Cách làm bánh đúc lạc truyền thống

Bánh đúc lạcMón bánh đúc lạc

Nguyên liệu

  • 100gr đậu phộng (lạc)

  • 125gr bột khoai tây

  • 125gr bột gạo lọc

  • 1 muỗng canh dầu ăn

  • 1 lít nước lọc

  • 1 muỗng cà phê muối

  • 2 muỗng tương bần

  • 1 ít nước cốt chanh

  • 3 muỗng cà phê nước ấm

Cách chế biến bánh đúc lạc

Bước 1: Sơ chế đậu phộng (lạc)

  • Ngâm 100gr đậu phộng (lạc) trong 5 tiếng hoặc qua đêm, sau đó rửa sạch.

  • Bạn hãy nấu một nồi nước sôi và cho đậu phộng (lạc) vào luộc khoảng 2 phút rồi chắt bỏ nước luộc.

  • Sau đó, cho đậu phộng (lạc) vào nồi cùng 500ml nước kèm 1 muỗng cà phê muối. Đậy nắp kín và nấu đến khi đậu chín thì vớt ra để ráo và giữ lại phần nước luộc.

Bước 2: Trộn bột bánh đúc

  • Bạn chuẩn bị một chiếc tô lớn, cho vào 125gr bột khoai tây, 125gr bột gạo lọc và 500ml nước lọc rồi khuấy đều.

  • Hãy để bột nghỉ trong vòng 30 phút.

  • Sau đó, bạn chế từ từ nước luộc đậu phộng còn nóng vào bột, vừa đổ vừa khuấy đều tay

Bước 3: Khuấy chín bột

  • Bắc một chiếc nồi lên bếp, cho hỗn hợp bột vào và khuấy liên tục trên lửa vừa. Khi thấy hơi nước bắt đầu bốc lên, bột dính đáy thì hạ nhỏ lửa và tiếp tục khuấy.

  • Khi bột đặc lại, bạn hãy tăng lửa lên mức trung bình rồi khuấy đến khi bột dẻo và trong. Sau đó, cho thêm 1 muỗng dầu ăn, đảo đều tay cho bội sôi và dẻo đặc lại là được

  • Cuối cùng, bạn cho đậu phộng đã luộc chín vào trộn thật đều rồi tắt bếp, cho bột ra khuôn hoặc lá chuối, dàn mỏng với độ dày 1 - 1.5cm. Đợi bánh nguội hoàn toàn rồi cắt bánh.

Bước 4: Làm nước chấm bánh đúc lạc

  • Bạn hãy cho 2 muỗng cà phê tương bần, 3 muỗng cà phê nước ấm, 1 muỗng cà phê đường, 1 ít nước cốt chanh rồi khuấy đều đến khi tan đường.

Bước 5: Thưởng thức

  • Bánh đúc sau khi cắt thành những miếng vừa ăn, dai dẻo hoà quyện cùng vị bùi béo của đậu phộng, đan xen chút hương vị của tương bần, chắc chắn đây sẽ là món ăn thơm ngon, tuyệt vời cho những ngày hè nóng bức

>>>Xem thêm: 

Cách làm chả cá Lã Vọng chuẩn vị Hà Nội

3 món phở đặc sản thơm ngon và lạ miệng mà bạn nên thử?

Mẹo đánh bay cơn khát bằng sinh tố vải thiều cực hấp dẫn

Bánh đúc lá dứa

Bánh đúc lá dứaMón bánh đúc lá dứa

Nguyên liệu cần có

  • 120 gr bột năng 

  • 80 gr bột gạo

  • 1 muỗng cà phê tinh bột bắp

  • 300 ml nước cốt dừa

  • 250 gr đường thốt nốt

  • 10 gr gừng cắt lát

  • 5 lá dứa

  • Mè rang 

  • Các loại gia vị như đường, muối,..

Cách làm

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Đầu tiên, bạn dùng nước sạch để rửa lá dứa sau đó để cho ráo nước, tiếp theo bạn dùng kéo cắt ⅔ số lá dứa đã mua, số lá còn lại dùng làm nguyên liệu để nấu nước đường.
  • Sau đó bạn chuẩn bị một chiếc máy xay sinh tố, cho vào khoảng 150ml nước rồi xay nhuyễn lá lên rồi lọc lại qua rây để lấy phần nước cốt của lá.

Bước 2: Trộn hỗn hợp bột lá dứa và bột cốt dừa

  • Bạn cho vào tô khoảng 60gr bột năng và 40gr bột gạo tiếp đến cho ¼ muỗng muối, 2 muỗng đường, 150ml nước cốt lá dứa rồi khuấy đều cho bột tan.

  • Chuẩn bị một tô mới cho vào 60gr bột năng, 40gr bột gạo, ¼ muỗng muối, 2 muỗng đường và cho vào khoảng 100ml nước cốt dừa, 50ml nước lọc và khuấy đều lên. Sau đó để khoảng 30 phút.

Bước 3: Khuấy bột 

  • Bạn bắc nồi lên bếp sau đó cho khoảng 150ml nước vào rồi đun sôi lên. Khi nước sôi nổi bọt khí lên, bạn vặn lửa xuống mức nhỏ nhất và đổ từ từ hỗn hợp bột cốt dừa vào, vừa cho vừa khuấy lên cho đến khi bột hơi sánh lại. Lúc này, bạn đưa nồi ra khỏi bếp và tiếp tục khuấy tiếp khi nào bột sệt đặc lại là xong.

  • Tiếp theo, bạn chuẩn bị một nồi mới rồi bắc lên bếp cho vào khoảng 150ml nước và nấu sôi. Làm với thao tác tương tự như trên với phần bột lá dứa.

Bước 4: Đổ khuôn và hấp bánh

  • Bạn chuẩn bị một khuôn làm bánh chuyên dụng sau đó bạn cho phần bột lá dứa vào khuôn, tiếp đến đổ phần bột cốt dừa lên trên. Dùng muỗng trộn nhẹ cho 2 hỗn hợp hòa quyện và tạo đường vân trắng xanh xen kẽ đẹp mắt.

  • Kế đến, đặt khuôn bánh vào nồi hấp, đậy nắp kín lại và hấp chín bánh khoảng 15 - 17 phút kể từ lúc nước bắt đầu sôi lên.

  • Cuối cùng, sau khi hấp xong bạn để bánh nguội hoàn toàn và cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 4 - 12 tiếng để bánh được định hình và có độ dẻo giòn đạt chuẩn.

Bước 5: Nấu nước đường thốt nốt và nước cốt dừa

  • Bạn bắc nồi lên bếp, cho vào khoảng 250gr đường thốt nốt cùng với 250ml nước, 10gr gừng cắt lát rồi nấu với mức lửa trung bình từ 10 - 13 phút đến khi đường tan hết.

  • Sau khi đường tan, bạn cho vào 1 bó lá dứa nhỏ và nấu hỗn hợp thêm 1 phút nữa thì tắt bếp.

  • Bạn chuẩn bị một chiếc nồi mới rồi bắc lên bếp, cho vào đó 200ml nước cốt dừa, ¼ muỗng muối, ⅔  muỗng đường và 1 muỗng tinh bột bắp. Khuấy đều hỗn hợp trên lửa trung bình cho sôi.

  • Khi nước cốt dừa sôi, bạn vặn lửa nhỏ xuống và khuấy thêm khoảng 1 phút nữa thì tắt bếp.

Bước 6: Thưởng thức 

  • Lấy bánh đúc ra khỏi khuôn, bạn cắt miếng nhỏ vừa ăn rồi cho vào một chiếc dĩa thật đẹp, rưới thêm nước cốt dừa, nước đường và cho thêm ít mè rang vào để tăng độ hấp dẫn cho món bánh sau đó thưởng thức món ăn thôi nào.

Bánh đúc nóng chay

Bánh đúc chayMón bánh đúc chay

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 400 gr bột gạo

  • 100gr nấm bào ngư

  • 100gr nấm đùi gà

  • Nấm rơm băm nhỏ 1 chén

  • 3 muỗng cà phê hạt nêm chay

  • Vài quả ớt

  • Dầu ăn 

  • Nước lọc 

  • Các gia vị như muối, đường, bột ngọt,..

Cách thực hiện

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

  • Nấm rơm bạn dùng dao nhọn cạo nhẹ phần gốc sau đó cắt bỏ thật sạch phần gốc nấm, nấm rơm sẽ sạch và tròn trịa hơn.

  • Tiếp đến, bạn dùng nước muối pha loãng để ngâm nấm trong vòng 10 phút rồi dùng nước sạch để rửa lại . Nấm sẽ trắng hơn và hết nhớt, loại bỏ hết các chất độc. Sau khi nấm rơm đã rửa sạch,  bạn băm nhỏ nó ra.

  • Tương tự như nấm rơm, bạn sơ chế nấm đùi gà và nấm bào ngư bằng cách cắt sạch chân, dùng nước muối ngâm khoảng 10 phút sau đó dùng nước sạch rửa lại và để cho nấm ráo nước. Bạn cũng băm nhỏ phần nấm bào ngư và nấm đùi gà ra.

Bước 2: Làm nhân bánh

  • Bạn cho chảo lên bếp, vặn lửa vừa sau đó cho vào khoảng 1 muỗng dầu ăn tiếp theo cho lần lượt các loại nấm vào và đảo đều.

  • Nêm nếm thêm 2 muỗng nêm, đảo đều liên tục cho các phần gia vị thấm vào nấm. Nấm sau khi chín bạn cho vào chén rồi tắt bếp.

Bước 3: Nấu bánh đúc nóng

  • Bạn chuẩn bị 2 cái chén (loại chén ăn cơm) sau đó cho bột gạo đầy kèm với 9 chén nước sau đó dùng đũa khuấy đều cho phần bột tan vào nước.

  • Đưa nồi lên bếp rồi đảo đều liên tục phần bột, sau đó cho vào nồi ½  muỗng hạt nêm, khuấy đều lên.

  • Phần bột bắt đầu sệt, bạn cho vào nồi 1 chén dầu ăn để phần bánh đúc được béo hơn.

  • Khi  cho dầu ăn vào bạn sẽ thấy bột bị loãng và tách ra nhưng không sao nhé. Bạn vẫn cứ khuấy đều liên tục thì bột sẽ kết dính lại.

  • Đến khi phần bột chín và bắt đầu có màu trắng trong thì tắt bếp. Sau đó vẫn tiếp tục khuấy đều lên để hỗn hợp bột và dầu kết dính lại với nhau, bạn khuấy khoảng 2 đến 3 phút thì ngừng tay.

Bước 4: Pha nước chấm

  • Để ăn với loại bánh đúc nóng chay này bạn phải sử dụng nước mắm chuyên dùng cho món chay để làm nước chấm. Tiếp theo, cho thêm khoảng 1 muỗng ớt băm nhỏ để nước chấm có độ cay nhẹ. Cho nước chấm ra chén để dùng kèm với bánh đúc.

Bước 5: Thưởng thức thành phần

  • Nếu như bạn đang ngán các món ăn mặn thì món bánh đúc nóng chay này là một sự lựa chọn tuyệt vời

  • Bánh nóng hổi, mềm, dẻo từ bột gạo ăn cùng với các loại nấm giòn giòn kèm theo tí nước mắm cay nhẹ làm nên một chén bánh đúc chay vô cùng hấp dẫn.

Kết luận

Bài viết trên The Water MAN đã vừa hướng dẫn các bạn 5 công thức làm bánh đúc thơm ngon, siêu đơn giản tại nhà phù hợp với mọi đối tượng ăn mặn lẫn ăn chay. Chúc các bạn thực hiện thành công những món bánh đúc này nhé!