Bạn nhận thấy những dấu hiệu bất thường trong nước sinh hoạt của gia đình, nước vàng đục, mùi tanh hôi, vị chua bất thường. Chia buồn với bạn, khả năng cao nguồn nước của bạn đã nhiễm phèn. Nếu tiếp tục sử dụng nước này, sức khỏe gia đình bạn sẽ gặp vấn đề lớn.

Nhưng đừng lo, The Water MAN sẽ chia sẻ những mẹo xử nước nhiễm phèn hiệu hiệu quả, bạn chỉ việc tham khảo và áp dụng thôi.

Nước nhiễm phèn là gì?

Để trả lời được câu hỏi "Nước nhiễm phèn là gì". Trước tiên, bạn cần có kiến thức đúng và đủ về phèn.

Phèn còn gọi là alum, muối sulfat kép ngậm nước có công thức tổng quát AM(SO4)2.12H2O. Chúng ta thường nghe, nước phèn có hại cho người dùng. Trên thực tế, không phải loại phèn nào cũng gây hại cho bạn.

Một số loại phèn mang lại những hiệu quả tích cực cho cơ thể chúng ta. Thậm chí, nó còn có tác dụng chữa bệnh, chẳng hạn như phèn nhôm Amoni, phèn nhôm Kali. Phèn nhôm Kali tên gọi phổ biến là phèn chua. Vì nó có tính axit và không độc hại nên chúng được dùng để làm sạch nước sinh hoạt.

Trong công nghiệp, phèn chua được dùng làm chất cầm màu nhuộm vải. Trong y học, loại phèn này dùng để cầm máu, sát khuổn, đào thải chất độc ra khỏi cơ thể. 

Tương tự như phèn chua, phèn nhôm có dạng tinh thể trắng, nó được áp dụng phổ biến trong lĩnh vực y tế. Trong thuốc trợ tiểu, thuốc gây nôn hoàn toàn không thể thiếu thành phần này.

Nước nhiễm phèn ở nước ta có xu thế nhiễm phèn sắt. Nước thường có màu vàng đục, mùi tanh hôi, vị chua. Khi chúng ta đựng nước trong bình chứa, thau chậu, sau khoảng 10 phút sẽ thấy hiện tượng kết tủa, nổi lớp váng trên mặt nước. Sau đó, nó chuyển sang màu vàng gạch.

Tóm lại, nước nhiễm phèn thường có những chỉ số như pH, TDS, độ cứng vượt mức quy định chung của bộ Y tế.

Nước nhiễm phèn thường có màu vàng gạch, ùi tanh, vị chua

Vì sao nước bị nhiễm phèn?

Khá phức tạp để đưa ra đúng nguyên nhân nước sinh hoạt gia đình bạn bị nhiễm phèn. Dưới đây là tổng hợp những nguyên nhân phổ biến:

  • Thổ nhưỡng nhiễm phèn thường xảy ra ở vùng đồng bằng. Các đường ống dẫn nước bằng sắt sẽ bị ăn mòn và rỉ sét nhanh chóng.
  • Ô nhiễm nguồn nước tác động tiêu cực tới tầng nước ngầm, chúng sẽ làm giảm chất lượng nước. Những tạp chất độc hại như amoni, asen, H2S, chì có cơ hội xuất hiện và tấn công sức khỏe người trực tiếp sử dụng nguồn nước này.
  • Do hàm lượng anin sunfat trong nước tăng cao đột ngột. Phèn được tạo thành từ các anion sunfat SO4-2 và cation của 2 kim loại có hoá trị khác nhau là các muối kép với cấu tạo tinh thể đồng hình 8 mặt.

Dấu hiệu nhận biết nước sinh hoạt nhiễm phèn?

Khó xác định nguyên nhân, nhưng việc xác định nước bị nhiễm phèn bằng những giác quan không quá quá. Bạn chỉ cần nắm rõ những dấu hiệu dưới đây:

Thứ nhất, nước nhiễm phèn thường có bị chua đặc trưng, mùi tanh, nổi váng khi chúng ta đựng nước trong thau chậu sau 10-15 phút.

Thứ hai, áo quần hay những vật dụng thường xuyên tiếp xúc với nước bị nhiễm phèn thường bị ố vàng. Tuổi thọ các thiết bị tiếp xúc trực tiếp với nước nhiễm phèn sẽ rút ngắn.

Thứ ba, nước nhiễm phèn có khả năng cao trong việc gây ra những bệnh lý về da, dị ứng da. Bạn có thể bị ngứa, rát, nổi mẩn khi tiếp xúc nguồn nước nhiễm phèn.

Nước nhiễm phèn gây dị ứng, viêm ngứa, khô rát trên da

Tác hại của nước nhiễm phèn?

Các nguồn khoa học đã khẳng định rằng, khi sử dụng nước nhiễm phèn để ăn uống, sinh hoạt đều gây hại cho con người. 

  • Làm ố vàng, ống nước nhanh chóng sỉ sét, tuổi thọ các vật dụng thường xuyên tiếp xúc nguồn nước này giảm xuống.
  • Áo quần nhanh mục, xỉn màu.
  • Gây mất mĩ quan và chất lượng cuộc sống.
  • Gây ra bệnh tật ở cây trồng, hoa màu.
  • Làm thay đổi bản chất hương vị, màu sắc khi đun nấu thực phẩm.
  • Nguy hiểm nhất, nước nhiễm phèn làm ảnh hiệu quả của hệ tiêu hóa và quá trình hấp thu, trao đổi dinh dưỡng ở người. Nếu thường xuyên uống nguồn nước này, bạn có nguy cơ cao mắc phải những bệnh lý liên quan đến ruột, viêm loét dạ dày, thoái hóa hệ thần kinh, viêm não thậm chí là ung thư.

Uống nước nhiễm phèn thường gây nên những bệnh lý nguy hiểm về hệ tiêu hóa, dạ dày thậm chí là ung thư

Xử lý nước nhiễm phèn bằng cách nào?

1. Xử lý nước phèn bằng vôi

Khi bỏ vôi vào nước nhiễm phèn, độ pH sẽ tăng lên do môi trường kiềm tăng. Sau một thời gian ngắn, cặn bẩn sẽ lắng động lại. Chúng ra có thể gạn bớt phần nước tinh khiết tương đối để sử dụng với những mục đích khác nhau.

2. Cách xử lý nước phèn bằng tro bếp

Xử lý nước nhiễm phèn bằng tro bếp là phương pháo được nhiều người áp dụng. Khá dễ hiểu, nguyên liệu này dễ kiếm, hiệu quả lọc sạch nước khá ổn. Khi cho tro vào nước nhiễm phèn, các phản ứng sẽ xảy ra và sinh ra những kết tủa. Sau khoảng 20 phút, bạn có thể dễ dàng loại bỏ chất bẩn trong nước.

3. Phương pháp xử lý nước bằng phèn chua

Với việc xử lý bằng phèn chua, chỉ cần cho liều lượng 1g vào khoảng 20 lít nước. Hòa lượng phèn chua tương đương với thể tích nước cần làm sạch vào dụng cụ chứa nước. Sau đó, hãy khuấy đều cho phèn chua tan hết, đợi khoảng 20-30 phút cặn bẩn sẽ xuất hiện. Bạn chỉ việc kiếm dụng cụ gạn chất bẩn bỏ đi.

4. Xử lý nước phèn bằng hệ thống lọc RO

Hiện nay, một trong những phương pháp xử lý nước nhiễm phèn được nhiều người áp dụng chính là sử dụng máy lọc nước. Công nghệ lọc RO là giải pháp tối ưu công nghệ lọc nước tiên tiến. Kết cấu máy lọc nước hiện nay thường đi kèm hệ thống lọc RO giúp loại bỏ tới 99.9% các thành phần gây hại có trong nước uống. Phèn và độc tố trong nước sẽ được loại bỏ tối đa.

Coway là thương hiệu máy lọc nước hiện đại tại Hàn Quốc, chất lượng, giá tốt

>>> Máy lọc nước Coway có thật sự tốt như lời đồn?<<<

Kết luận

Trong thời buổi công nghệ tân tiến như hiện nay, việc lắp đặt và sử dụng máy lọc nước mang lại sự tiện lợi vượt trội cho khách hàng. Máy lọc nước đảm bảo nguồn nước chất lượng, tuyệt đối an toàn để khách hàng sử dụng cả trong mùa mưa hay nắng.

Chỉ cần đến gian hàng của The Water MAN và mua cho gia đình sản phẩm máy lọc nước chất lượng vượt trội cùng thương hiệu uy tín là bạn đã có một thiết bị lọc phèn cực hiệu quả. Coway là thương hiệu máy lọc nước uy tín, chất lượng, giá tốt, khả năng làm sạch cao. Bạn có thể tham khảo thương hiệu máy lọc nước này nha.

>>> Đọc thêm: Đừng để nguồn nước kém chất lượng "hủy hoại" sức khỏe con trẻ