Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Liên Hiệp Quốc đã chỉ ra, tiêu chảy chính là “hung thủ” hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Trong đó, 88% các trường hợp tiêu chảy ở trẻ là do sử dụng nguồn nước thiếu an toàn. Tại Việt Nam, có hơn 1000 ca tử vong ở trẻ em liên quan tới chất lượng nước và môi trường. Và một tình trạng đáng báo động, hàng ngày, tại các “làng ung thư”, hàng chục trẻ em vẫn phải sống và “làm quen dần” với nước ô nhiễm.

Vậy mới biết chất lượng nước ảnh hưởng thế nào tới sự sống còn của mỗi người.

Ô nhiễm nước là gì?

Chất lượng nước là tiêu chí vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới tất cả khía cạnh của hệ sinh thái và sức khỏe con người cũng không ngoại lệ. Vì vậy, khi đánh giá mức độ nghèo đói, chất lượng sống của một quốc gia, một khu vực thì chỉ số đánh giá chất lượng nước vô được đề cao.

Ô nhiễm nước là tình trạng các chỉ số trong nước có sự thay đổi tiêu cực

Ô nhiễm nguồn nước là hiện tượng nước ở sông, hồ, ao, suối bị nhiễm những thành phần độc hại. Khi con người sử dụng nguồn nước này, sức khỏe, tính mạng sẽ bị đe dọa.

Hiểu đơn giản, nước uống, nước sinh hoạt kém chất lượng nghĩa là nó không đủ tiêu chuẩn để con người sử dụng mỗi ngày. Có thể hậu quả từ việc sử dụng nguồn nước này chưa hiện rõ trước mắt, nhưng xét đến lâu dài, chúng sẽ âm thầm “tàn phá” cơ thể con người, thậm chí là cướp đi sinh mạng con người.

Tình trạng khan hiếm nước sạch tăng cao trên toàn cầu

Nước kém chất lượng - cội nguồn của bệnh tật

Trẻ em là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do cơ thể chưa phát triển toàn diện, chưa biết cách bảo vệ bản thân, chưa được trang bị kiến thức về nước sạch và tiết kiệm nước. Những thành phần độc hại trong nước như asen, flo, chất phóng xạ, vi rút và vi khuẩn là những thành phần đang âm thầm xâm nhập và làm hại trẻ em. Không chỉ gây bệnh, uống hay trực tiếp sử dụng nguồn nước này còn là nguyên nhân dẫn đến nhiều cái chết ở trẻ em hiện nay.

Ở Việt Nam, nhiều trường hợp trẻ em trở thành “nạn nhân” của tình trạng ô nhiễm nước. Không đơn thuần là mắc những bệnh về hô hấp, tiêu chảy, đau mắt mà nhiều trẻ em còn chịu ảnh hưởng nặng nề do chịu ảnh hưởng từ các tác nhân độc hại trong nước. Nguy hiểm nhất, nhiều trẻ em mắc phải bệnh viêm não với các di chứng như mù lòa, bại liệt, não phát triển không bình thường. 

Sử dụng nguông nước ô nhiễm có nguy cơ cao mắc phải những bệnh nguy hiểm thậm chí là tử vong

Biện pháp khắc phục và ngăn ngừa ô nhiễm nước

Để giảm thiểu những tác hại từ việc sử dụng nguồn nước kém chất lượng, chúng ta cần đưa ra và thống nhất những biện pháp nhằm ngăn ngừa và khắc phục những hiểm họa từ nguồn nước bẩn.

Thứ nhất, kiểm nghiệm chất lượng nước

Để bảo vệ sức khỏe con trẻ và bản thân, cha mẹ nên thực hiện thao tác kiểm tra chất lượng nước định kỳ. Đặc biệt, khi nhận thấy nước sinh hoạt, nước uống có dấu hiệu bất thường như màu lạ, mùi hôi thì ngưng ngay việc ăn uống chúng. Nên mang mẫu nước đi kiểm nghiệm chất lượng. Đối với những hộ gia đình đang sử dụng nguồn nước giếng, nước sống suối thì máy lọc nước là giải pháp cần thiết. Hiện nay trên thị trường, có khá nhiều thương hiệu máy lọc nước chất lượng, giá cả hợp lý. Bạn có thể tham khảo ngay thương hiệu máy lọc nước Coway chẳng hạn.

Thứ hai, thay thế nguồn nước kém chất lượng

Sau khi xác định được nguồn nước gia đình sử dụng bị ô nhiễm, bạn cần tìm ngay những giải pháp nước uống, sinh hoạt thay thế. Chẳng hạn như thay vì nấu sôi nguồn nước máy, nước giếng để uống bạn có thể tham khảo ngay thương hiệu nước uống đóng bình/chai. Trên thị trường hiện nay, giải pháp nước uống đóng chai xuất hiện mọi nơi, với một phần chi phí sinh hoạt vừa phải là gia đình bạn đã có nguồn nước an toàn, chất lượng tuyệt đối. Để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình, bạn có thể mua ngay những thương hiệu nước uống như: PETAL, Aquafina, Vĩnh Hảo, Lavie…

Thứ ba, chủ động xử lý nước thải

Để làm chậm lại tốc độ ô nhiễm nước hiện nay, mỗi cá nhân, gia đình cần có những hành động dù là nhỏ nhất để bảo vệ nguồn nước sạch. Việc bảo trì, thay thế, khắc phục những hư hỏng đường ống nước đối với những hộ dân cư sống ở đô thị là việc làm nên được tiến hành đều đặn. Bể tự hủy trong gia đình nên đảm bảo được xử lý tránh việc nước thải được xả trực tiếp vào ra môi trường và thấm vào lòng đất.

Thứ tư, tiết kiệm nước sạch

Trong khi chất lượng nước đang giảm sút nghiêm trọng, thì việc tiết kiệm nguồn nước sạch bạn đang sử dụng thật sự cần thiết. Hãy tiết kiệm nước bằng những hành động nhỏ nhất như tắt vòi trước đang đánh răng, kiểm tra và bảo dưỡng đường ống thường xuyên, tận dụng nguồn nước mưa vào việc cọ rửa hay tưới cây chẳng hạn. Nhiều khu vực đang khan hiếm nước sạch trầm trọng nên chính những việc nhỏ nhặt kể trên phần nào giúp ngăn ngừa tình trạng ô nhiễm nước trầm trọng.

Thứ năm, xử lý nước thải trong gia đình

Việc xả trực tiếp nước thải sinh hoạt tạo nguy cơ ô nhiễm sông, suối trầm trọng. Mỗi gia đình cần lắp đặt hệ thống xử lý nước thải trước khi cho ra sông, suối. Vì nguồn nước ô nhiễm từ đây sẽ thấm vào lòng đất và mạch nước ngầm. Đối với nước thải công nghiệp hay nước thải y tế, quy trình xử lý cần nghiêm ngặt, chặt chẽ hơn, đảm bảo quy định Cục Y tế trước khi thải ra môi trường.

Thứ sáu, đồng bộ các giải pháp bảo vệ nguồn nước sạch

Chiến lược phát triển địa phương cần đi kèm với sự phát triển vững mạnh của chiến lược bảo vệ môi trường đặc biệt là môi trường nước. Cần có phương pháp xử lý nghiêm khắc đối với những cá nhân, tổ chức vi phạm luật bảo vệ môi trường. Giáo dục ý thức của người dân cũng là việc làm nên thực hiện liên tục và đều đặn.

Giữ gìn nguồn nước sạch là trách nhiệm không của riêng cá nhân, tổ chức nào mà của toàn nhân loại

Kết luận

Nguồn nước sạch, môi trường đảm bảo, điều kiện giáo dục hợp lý sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện, hạn chế việc phát sinh những bệnh tật liên quan trực tiếp tới chất lượng nguồn nước như tiêu chảy, kiết lỵ, giun sán, viêm da thậm chí là tử vong do ngộ độc nước. Để ngăn ngừa những điều không mong muốn đối với sức khỏe con trẻ thì bố mẹ, nhà trường và xã hội nên ý thức trong việc phát hiện và cải thiện chất lượng nước ô nhiễm, tiết kiệm và sử dụng hợp lí nguồn nước sạch. 

>>> Xem thêm: Giật mình về 10 căn bệnh nguy hiểm do sử dụng nguồn nước kém chất lượng