Mới đây, viện Nghiên cứu Tài nguyên thế giới (WRI) của Mỹ đã đưa ra cảnh báo về tình trạng khan hiếm nước sinh hoạt, theo đó 25% dân số trên thế giới đứng trước nguy cơ thiếu nước trầm trọng, trong đó, những quốc có dân số đông phải chịu hậu quả vô cùng lớn. Biến đổi khí hậu gây hạn hán, khan hiếm nguồn nước ngầm cũng khiến hàng triệu người trên thế giới lâm vào cảnh “khốn khó”.

Thực trạng hiện nay, nhiều người đang nhầm tưởng nước sinh hoạt sẽ không bao giờ cạn dần vì ⅔ bề mặt trái đất được bao phủ bởi nước. Nguồn nước sạch sẽ không đáp ứng được nhu cầu của con người mãi mãi nếu như chúng ta không biết tiết kiệm. Thứ nữa, không phải tất cả lượng nước đó đều an toàn, chất lượng để con người trực tiếp lấy chúng và phục vụ cuộc sống chính mình. Và nếu bạn đang có những suy nghĩ trên thì đọc ngay những sự thật dưới đây để hiểu hơn lý do vì sao chúng ta phải tiết kiệm nước.

Vì sao nước suy giảm

Biến đổi khí hậu, tần suất các đợt khô hạn trên toàn thế giới tăng cao một mức đáng kể. Nghiên cứu WRI đã công bố danh sách gần 20 quốc gia trên toàn thế giới có nguy cơ thiếu hụt nước sinh hoạt một cách nặng nề.

Biến đổi khí hậu là giảm nguồn nước sạch

Lý giải về tình trạng thiếu nước sạch trong sinh hoạt, ngoài biến đổi khí hậu thì công tác quản lý sử dụng nước còn thiếu hiệu quả, công tác xử lý nguồn nước ô nhiễm chưa triệt để,  phần lớn do chính các hoạt động của con người đang đe dọa nguồn nước. 

Lãng phí nước sinh hoạt

Hậu quả của khan hiếm nguồn nước sinh hoạt

Theo dự đoán, tới năm 2040, nguồn nước ngọt hiện nay sẽ không thỏa mãn nhu cầu của người dân trên toàn cầu. Tình trạng khan hiếm nước sẽ xảy ra và có nguy cơ gây bất ổn chính trí, làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế của nhiều khu vực trên toàn thế giới. Những khu vực gồm Nam Á, Trung Đông và Bắc Phi được dự báo sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn liên quan tới nguồn nước ngọt.

Việt Nam nằm trong tốp 15 quốc gia có trữ lượng nước tự nhiên nhiều nhất thế giới. Song theo thống kê của Hội Tài nguyên nước quốc tế, Việt Nam thuộc nhóm quốc gia nguy cơ cao sẽ thiếu nước sinh hoạt trong thời gian tới. Tính đến năm 2025, bình quân mức nước sinh hoạt sẽ tiếp tục giảm xuống. 

Thiếu nước sạch tại Đồng bằng Sông Cửu Long

Nhiều khu vực tại Đồng bằng Sông Cửu Long, Tây Nguyên và nhiều vùng núi khác tại nước ta, tình trạng thiếu nước sinh hoạt tăng nhanh cả về số lượng và tần suất.

Đừng chờ đến khi thiếu nước

Hầu như chúng ta chưa biết cách trân quý nguồn nước sinh hoạt, nước uống mỗi ngày. Lí do thật đơn giản là chúng ta chưa thiếu nước sạch, chưa từng sử dụng nước phèn và nước nhiễm mặn.

Tiết kiệm nước cho bản thân và cho mọi người

Tiết kiệm nước không chỉ là câu chuyện của những vùng thiếu nước trầm trọng, cũng không phải đợi đến mùa khô hạn chúng ta mới phải tiết kiệm. Mỗi chúng ta nên tập cho mình thói quen tiết kiệm nước trong mọi hoàn cảnh. Đừng bao giờ nghĩ tới trách nhiệm tiết kiệm nước là của người khác vì biết đâu, một ngày gần nhất bạn và những người yêu thương quanh bạn sẽ phải đối mặt nguy cơ thiếu nước sinh hoạt trầm trọng.

Bạn biết đấy, không phải ai trên thế giới này đều được sử dụng nguồn nước sạch. Và nếu bạn đang tận hưởng nguồn nước an toàn, chất lượng thì nên cảm ơn điều đó, hơn hết bạn cần tiết kiệm nguồn nước để chính bạn và những người xung quanh có cơ hội sử dụng nước sạch nhiều hơn.

- Nhi Nguyễn -

>>> Xem thêm: 7 quan niệm sai lầm về nước uống hàng ngày của 90% dân số Việt Nam