Nước tồn tại trong mọi tế bào, cơ quan, mô và giúp cơ thể điều hòa nhiệt độ, duy trì chức năng sống. Nước quan trọng nhưng nhiều người lại cho rằng nước sạch tự nhiên mà có nên việc coi trọng và tìm hiểu về nó trở thành điều xa xỉ. Nhóm khác lại cho rằng mình quá bận rộn nên việc tìm hiểu về nước sạch cũng khó khăn. 

Vậy, bài viết này này dành cho bạn. Việc tổng hợp 30 câu hỏi-đáp ngắn gọn giúp bạn dễ nhớ, nhớ lâu hơn nữa đấy. Đảo mắt qua một lượt những câu hỏi, thử trả lời xem mình đúng được bao nhiêu % nhé.

Câu 1: Nước sạch là gì?

Nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt là nước đã qua xử lý có chất lượng đảm bảo, đáp ứng yêu cầu sử dụng cho mục đích ăn uống, vệ sinh của con người.

Câu 2: Thế nào là nước hợp vệ sinh?

Nước hợp vệ sinh là nước được sử dụng trực tiếp hoặc sau khi xử lý thỏa mãn các điều kiện sau: trong, không màu, không mùi, không vị.

Câu 3: Nước sinh hoạt là gì?

Nước sinh hoạt là nước sạch hoặc nước có thể dùng cho ăn, uống, vệ sinh của con người.

Câu 4: Nước sạch và nước hợp vệ sinh nước nào tốt hơn?

Nếu như nước hợp vệ sinh được đánh giá chỉ bằng trực quan, không yêu cầu đi sâu các xét nghiệm thì ngược lại. Nước sạch phải đáp ứng những tiêu chí trong quy định của Bộ y tế. Như vậy, nước sạch an toàn hơn nước hợp vệ sinh. 

Câu 5: Làm thế nào để biết nguồn nước mình uống an toàn?

Giấy chứng nhận nước sạch của những cơ quan có thẩm quyền chính là cơ sở để bạn xác định được nguồn nước mình sử dụng có an toàn hay không. Ngoài ra, việc quan sát và phát hiện những bất thường cũng là điều nên thực hiện đều đặn.

Câu 6: Ô nhiễm nguồn nước là gì?

Ô nhiễm nguồn nước là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học và thành phần sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phép, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.

Nguồn nước kém chất lượng không an toàn cho sức khỏe người sử dụng

Câu 7: Bao lâu thì nước đầu nguồn kiểm tra chất lượng một lần?

Tần suất kiểm tra nước uống phụ thuộc vào số lượng người mà nhà máy đó cần cung cấp nước, loại nguồn nước và các loại chất gây ô nhiễm. Một số chất gây ô nhiễm được kiểm tra thường xuyên hơn những chất khác.

Câu 8: Nước nhiễm vi sinh có biểu hiện gì không ?

Nếu dùng mắt thường để kiểm tra nước có nhiễm vi sinh hay không, điều này hầu như không thể. Bạn chỉ kiểm chứng điều đó bằng những kiểm nghiệm mà thôi.

Câu 9: Độ oxy hóa trong nước có ý nghĩa gì đối với sức khỏe người sử dụng?

Độ Oxy hóa giúp chúng ta đánh giá được mức độ ô nhiễm của nguồn nước đang sử dụng. Phương pháp dùng KMnO4 để xác định độ oxy hóa

Câu 10: Độ pH của nước hưởng gì đến sức khỏe?

Độ pH ảnh hưởng nhiều tới hệ tiêu hóa. Cân bằng pH giúp ngăn ngừa những bệnh do dư thừa axit gây ra.

Cân bằng pH giúp ngăn ngừa những bệnh lý nguy hiểm về đường ruột và hệ tiêu hóa

Câu 11: Clorua ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào?

Clorua có thể ăn mòn kim loại. Nước dưa thừa clorua có thể gây tiêu chảy, đau bụng và những bệnh lý nguy hiểm khác.

Câu 12: Độ cứng của nước là gì? Tác hại của nước cứng là gì?

Độ cứng của nước là tổng hàm lượng Ca2+ và Mg2+ trong nước. Nước cứng làm giảm tuổi thọ của sản phẩm đồng thời làm giảm hương vị món ăn. Đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng khô tóc, mẫn ngứa, da nhạy cảm, sỏi thận…

Câu 13: Độ cứng có ảnh hưởng gì sức khỏe không?

Độ cứng không độc hại đối với sức khỏe nhưng khi dùng nước có độ cứng cao phải tiêu hao nhiều xà phòng hơn do các ion canxi và magie phản ứng với axit béo tạo thành các hợp chất khó hòa tan. 

Câu 14: TDS trong nước uống bao nhiêu là đạt chuẩn?

TDS cho nước uống <300mg/L là tốt, giới hạn tối đa là 500mg/L. Thông thường, nước tinh khiết chỉ có TDS<50ppm.

TDS càng cao mức nguy hiểm tăng lên theo tỉ lệ thuận

Câu 15: Độ đục của nước là gì? Ảnh hưởng thế nào đến chất lượng nước?

Độ đục được hiểu là đổ vẩn đục của nước do những hạt lơ lửng tồn tại trong nước mà mắt thường có thể nhìn thấy được. Hạt lơ lửng đó có thể là đất, nấm, tảo, các chất hữu cơ…

Ngoài việc làm giảm khả năng truyền ánh sáng trong nước, độ đục còn ảnh hưởng tới quá trình quang hợp trong môi trường nước, ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Độ đục càng cao thì mức độ nguy hại của nó tới đối tượng sử dụng càng cao.

Câu 16: Thế nào là giếng đào hợp vệ sinh?

Giếng đảo đảm bảo chất lượng cần nằm cách nhà tiêu và các nguồn ô nhiễm khác, thành giếng cao tối thiểu 0.6m, sâu ít nhất 3m tính từ mặt đất.

Câu 17: Phải làm gì nếu nước giếng có màu, mùi hoặc vị lạ?

Khi phát hiện nước giếng có những bất thường, hãy mang mẫu nước đó tới cơ qua kiểm tra. Để chắc chắn sự thay đổi đó không đe dọa tới sức khỏe người sử dụng, gia đình nên ngưng sử dụng nguồn nước giếng trong thời gian này.

Mang mẫu nước đi xét nghiệm ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường

Câu 18: Khi nào nên kiểm tra nguồn nước giếng?

Ngoài việc kiểm tra mẫu nước khi phát hiện những bất thường ra. Mỗi năm, bạn nên thực hiện kiểm tra chất lượng nước định kỳ để nắm được mức độ an toàn đối với nguồn nước gia đình mình đang sử dụng.

Câu 19: Nước mưa có sạch hay không?

Bản chất nước mưa là sạch. Song, quá trình di chuyển nó có thể bị những thành phần độc hại như khói, bụi, vi sinh vật làm ô nhiễm.

Câu 20: Nước mưa có thể sử dụng cho mục đích gì?

Để bảo vệ an toàn mọi thành viên trong gia đình, bạn có thể dùng nước mưa cho mục đích sinh hoạt như tưới tiêu, cọ rửa, không nên dùng nguồn nước này để ăn uống, đun nấu .

Câu 21: Nước khoáng được khai thác từ đâu?

Nước khoáng được khai thác từ tầng sâu dưới đất hay từ các suối phun trào từ lòng đất. Sau khi qua xử lý, nước được đóng chai để cung cấp cho người sử dụng.

Nước khoáng chứa nguồn khoáng chất dồi dào cho cơ thể

Câu 22: Cách xử lý tình trạng nước ngầm có mùi hôi?

Những phương pháp khắc phục tình trạng nước ngầm có mùi hôi: dùng than hoạt tính hoặc khử sắt kết tủa.

Câu 23: Khử trùng nước là gì?

Khử trùng nước được hiểu là loại bỏ những nguồn gây bệnh trong nước. Phương pháp vô trùng thông dụng nhất chính là đun sôi nước. Phương pháp khử trùng này sẽ loại bỏ hết vi sinh vật có lợi và có hại.

Câu 24: Cơ chế khử trùng như thế nào?

Thành tế bào của vi sinh vật bị làm mòn hoặc thay đổi tính và cũng có thể bị thay đổi hoạt động của enzym. Quá trình trên gây ức chế khiến vi sinh vật giảm số lượng.

Đun sôi là cách khử trùng nước thông dụng nhất

Câu 25: Các phương pháp khử trùng nước?

Các phương pháp khử trùng nước phổ biến hiện nay: Dùng nhiệt (đun sôi), khử trùng bằng chlorine (Cl2), khử Ozon (O3), tia cực tím (UV), I-on.

Câu 26: Tại sao phải thêm clo vào nước máy?

Phương pháp này giúp khử trùng nguồn nước cung cấp cũng như ngăn ngừa quá trình tái nhiễm khi nước được vận chuyển bằng đường ống từ nhà máy đầu nguồn đi tới từng hộ gia đình.

Câu 27: Vì sao nước có mùi vị?

Nước có mùi lạ không ngoại trừ khả năng nước bị ô nhiễm do sinh vật, hóa học hay vật lý. Ví dụ, nước có mùi tanh do nhiễm sắt, mùi trứng gà thối do nhiễm H2S, mùi hắc do amoniac hoặc clo.

Câu 28: Tại sao trong nước có Clorua? 

Clorua xâm nhập vào từ nguồn tự nhiên và nhân tạo. Sử dụng hóa chất, rò rỉ chất thải…làm clo hòa tan và thẩm thấu vào nguồn nước. Đối với nước đầu nguồn, clo được dùng để khử trùng trước khi nước được vận chuyển tới từng hộ gia đình.

Giới hạn cho phép < 250 mg/L.

Câu 29: Asen xâm nhập vào trong nước từ đâu? Asen ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào?

Asen trong nước chủ yếu do các khoáng chất có sẵn trong lòng đất. Ngoài ra, những nành công nghiệp như sản xuất kính, luyện kim, điện tử thải ra môi trường một lượng asen tương đối. Asen tích tụ nhiều ở xương, tóc, móng và khó đào thải ra ngoài. Nhiều nghiên cứu chỉ râ tác hại của asen lên làn da, tâm lý, thậm chí là gây ung thư.

Giới hạn cho phép <0,01mg/L.

Nước nhiễm asen vừa làm giảm tuổi thọ của vật dụng, vừa có khả năng gây bệnh ở người

Câu 30: Sulfate (SO4) xâm nhập vào trong nước từ đâu? Sulfate ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào?

Sulfate (SO4) là những sulfur hữu cơ bị khoáng hóa. Thành phần này xuất hiện nhiều nhất ở những vùng nước bị nhiễm phèn. Sulfate là nguyên nhân gây ra chứng tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích và những bệnh liên quan đến gan và thận.

Giới hạn cho phép <250mg/l

Kết luận

Trên đây là top 30 câu hỏi nhanh, đáp gọn về nguồn nước bạn có thể tham khảo. Vừa tranh tranh thủ nạp thêm kiến thức vừa giúp bố mẹ nuôi dạy con một cách hiệu quả hơn. Thử làm bài test với những đồng nghiệp bên cạnh, không nhiều người biết những điều này đâu nhé.

>>> Đọc thêm: Ô nhiễm môi trường nước là gì? Thực trạng ô nhiễm nước tại Việt Nam và Thế Giới