Nhiệt miệng là tình trạng niêm mạc xuất hiện tổn thương khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, việc ăn uống gặp nhiều khó khăn. Để làm giảm các triệu chứng và giúp vết thương nhanh lành, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn phù hợp và bổ sung một số loại nước thanh mát. Sau đây là một số gợi ý để bạn tham khảo.

Tình trạng nhiệt miệng có dấu hiệu gì?

Nhiệt miệng là tình trạng thường gặp của nhiều người, ở mọi độ tuổi. Nhiệt miệng có các biểu hiện như xuất hiện vết loét bên trong niêm mạc miệng, màu trắng hoặc đỏ với bán kính từ 1mm - 1cm. Các vết loét có thể lan rộng ra, gây đau nhức, khó chịu. Bệnh có thể tự khỏi sau 1 - 2 tuần mà không cần sử dụng thuốc điều trị. Khi bị nhiệt miệng, người bệnh có thể có các triệu chứng kèm theo như đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy, người gầy gò, xanh xao.

Nhiệt miệng

Các loại đồ uống hỗ trợ điều trị nhiệt miệng tại nhà tốt

Nhiệt miệng tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong ăn uống. Để các vết lở loét nhanh lành, bạn nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và sử dụng thêm các loại nước thanh mát.

Nước nhân trần

Nhân trần có vị đắng, tính bình, khả năng thanh nhiệt, giải độc, kháng khuẩn, kháng viêm tốt. Khi bị nhiệt miệng, uống nhân trần là cách cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng, an toàn. Tuy nhiên, vì loài đồ uống này có tác dụng lợi tiểu nên bạn không nên sử dụng nhiều để tránh khiến cơ thể bị mất nước.

Nước cam

Khi bị nhiệt miệng, nhiều người thường sợ uống nước cam vì vị chua của nó có thể khiến bạn đau đớn. Tuy nhiên, trong cam có chứa lượng vitamin C dồi dào, khả năng kháng viêm, chống oxy hóa tốt, giúp cải thiện tình trạng nhiệt miệng hiệu quả. Đặc biệt, trong cam còn có folate và vitamin B có tác dụng thúc đẩy tế bào mới hình thành, giúp các vết thương trong niêm mạc miệng nhanh lành.

Nước cam

Rau diếp cá

Rau diếp cá không chỉ được sử dụng để ăn sống, chắt lấy nước uống khi bị sốt mà còn có khả năng thanh nhiệt, giải độc hiệu quả. Diếp cá có các hoạt chất giúp kháng khuẩn, chống viêm, hỗ trợ điều trị nhiệt miệng tốt. Bạn nên sử dụng 1 cốc nước ép rau diếp cá/ngày để tình trạng nhiệt miệng được cải thiện nhanh chóng.

Nước trà xanh

Trà xanh từ lâu đã được biết đến là “thần dược” giúp kháng khuẩn, kháng viêm, thanh nhiệt giải độc. Khi bị nhiệt miệng, uống trà xanh sẽ giúp tình trạng bệnh được cải thiện rất nhiều. Tuy nhiên, bạn lưu ý nước chè tươi có thể gây vàng răng nên sau khi uống phải súc miệng bằng nước lọc. Đặc biệt, hạn chế uống trà xanh sau 18h tối để tránh mất ngủ.

Bột sắn dây

Theo y học cổ truyền, bột sắn dây có tính bình, thanh nhiệt, giải độc tốt. Uống bột sắn dây mỗi ngày sẽ giúp bạn giảm các cơn đau nhức do nhiệt miệng, hỗ trợ các vết thương nhanh lành. Tuy nhiên, vì bột sắn dây có tính hàn nên khi sử dụng, bạn cần uống bột sắn dây với nước nóng.

Nước sắn dây

Rau má

Rau má có tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và làm mát cơ thể tốt. Trong rau má có chứa triterpenoids giúp các vết thương nhanh lành miệng. Do đó, nếu bạn đang gặp tình trạng nhiệt miệng, lở miệng thì nên sử dụng nước rau má để uống mỗi ngày. Lưu ý, người mắc bệnh gan, ung thư không nên sử dụng rau má vì trong loại đồ uống có chứa các chất khiến tình trạng bệnh trở nặng.

Nước ép cà chua

Cà chua cũng là loại đồ uống giúp thanh nhiệt, giải độc cực tốt mà bạn không nên bỏ qua. Uống nước ép cà chua mỗi ngày không chỉ giúp chị em có làn da căng bóng, mịn màng mà còn hỗ trợ làm dịu các vết nhiệt miệng hiệu quả.

Sữa/ Sữa chua

Trong sữa, sữa chua có chứa lysine - loại axit amin có tác dụng ngăn ngừa sự tấn công của virus gây viêm loét miệng. Do đó, khi gặp tình trạng nhiệt miệng, viêm loét miệng, bạn nên bổ sung loại đồ uống này vào thực đơn ăn uống mỗi ngày, rất hữu ích.

Nước sắn dây

>>>Đọc thêm: Thói quen pha nước nóng với nước nguội khi uống gây hại không?

Làm thế nào để nhiệt miệng không còn là nỗi lo?

Để nhiệt miệng không tái đi tái lại nhiều lần, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Đảm bảo chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh, chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng.

  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, tránh sử dụng những đồ ăn cay nóng và bổ sung các loại vitamin, dưỡng chất cần thiết.

  • Hạn chế căng thẳng, stress trong học tập và làm việc.

  • Vệ sinh răng miệng đầy đủ, đúng cách để không gây tổn thương niêm mạc và tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Bạn nên sử dụng bàn chải đánh răng có sợi lông mềm và nước súc miệng có chứa chất solium lauryl sulfate để làm sạch răng miệng hiệu quả.

  • Một số biện pháp hỗ trợ điều trị nhiệt miệng tại nhà: sử dụng nước súc miệng, baking soda, nước oxy già…

Nước tinh khiết

Nhiệt miệng là một trong những bệnh lý thường gặp gây nhiều đau đớn cho người bệnh. Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn sẽ biết cách điều trị bệnh tốt nhất. Còn rất nhiều thông tin thú vị về chăm sóc sức khỏe đang chờ bạn, hãy theo dõi website và tìm hiểu ngay nào!

>>> Đọc thêm: Nóng trong người nên và không nên uống gì?