Thời gian gần đây, cà gai leo nổi lên như một hiện tượng. Người người ca tụng tác dụng vượt bậc trong điều trị bệnh gan nhờ sử dụng trà cà gai leo. Có cầu nên có cung, người dân các vùng đổ xô đi đào cây này để bán. Liệu, mọi người có hiểu rõ về loài cây này trước khi sử dụng hay đơn thuần là uống theo phong trào?

Cà gai leo là gì?

Cà gai leo có tên khoa học là Solanum procumbers Lour, Solanum hainanense Hance. Ở nước ta, cây này được gọi với nhiều cái tên khác như cà lù, cà quánh, cà quýnh, cà gai dây...Nó được xếp nhóm cây leo nhỡ với chiều dài thân dài khoảng 60-100cm. Thân cây thuôn dài, lá mọc so le, hoa màu tím và trái khi chính có màu đỏ. Đặc điểm nữa để nhận dạng loại cây này nằm ở phần lá. Thường thì lá rìu hoặc hơi tròn, phần dưới của lá nhiều lông, phần trên thì nhiều gai nhọn. Nếu không cẩn thận khi hái, bạn sẽ bị thương do lớp gai nhọn sắc bén này.

Cà gai leo dễ sống, dễ trồng. Khi biết tới giá trị của loài cây này, người dân nhiều vùng tìm mua giống để trồng. Thảo mộc, vùng đồi núi, trung du đều phù hợp để giống cây này phát triển. Loài cây này phổ biến ở Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Hà Nam...Tất nhiên, cây này cũng có mặt tại một số quốc gia trên thế giới như Lào, Campuchia, Trung Quốc…

Cây cà gai leo phù hợp với điều kiện mát mẻ quanh năm

Uống cà gai leo có tác dụng gì?

Cà gai leo được ứng dụng rộng rãi trong đông y. Bản chất của cây cà gai có vị đắng, tính ấm, hơi the, hiệu quả trong trừ ho, cầm máu, tiêu độc...Người dân các miền còn sử dụng cây này trị rắn cắn, đau nhức xương khớp, ho gà...Nhắc đến các bệnh về gan, nhiều người nghĩ ngay tới loài cây này. Với những ai chưa biết gan nhiễm mỡ nên sử dụng loài trà nào để giảm nhẹ biến chứng bệnh. Trà gai leo chính là một ứng viên bạn không nên bỏ qua. Tốt nhất, bạn nên tham khảo tư vấn từ bác sĩ để hiệu quả hơn trong quá trình điều trị. 
Cà gai leo hay những chế phẩm của nó được ứng dụng với những mục đích sau: 
  • Solamin A và solamin B chứa nhiều trong thân, lá, rễ cây cà có khả năng tiêu viêm, giảm đau hiệu quả.

  • Chế phẩm của cà gai leo hỗ trợ làm giảm những triệu chứng của viêm quanh răng cấp tính.

  • Dinh dưỡng trong cà gai leo hạn chế sự phát triển của xơ gan, gan nhiễm mỡ, chống lão hóa hiệu quả. 

  • Alcaloid, tinh bột, flavonoid trong cây dùng để điều trị phong thấp, đau nhức xương khớp.

  • Dịch chiết trong cây có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư gan, ung thư cổ tử cung.

Người xơ gan mức độ nhẹ có thể uống trà gai leo

Những ai không nên uống nước cà gai leo?

Trà hay chế phẩm từ cà gai leo có những công dụng tuyệt vời trong chăm sóc, hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Tuy nhiên, tác dụng không mong muốn có nguy cơ xảy ra khi chúng ta sử dụng chúng không đúng mục đích, không đúng đối tượng. Dưới đây là 3 nhóm không nên tự ý sử dụng cà gai leo.

Phụ nữ mang thai

Mang thai là giai đoạn cơ thể mẹ trở nên nhạy cảm. Chế độ dinh dưỡng của mẹ trực tiếp ảnh hướng tới sự phát triển của em bé trong bụng. Nên việc sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng nào cũng nên được tư vấn bởi người có chuyên môn. Cà gai leo là một ví dụ. Mẹ bầu không nên tự ý sử dụng loại trà này khi chưa được bác sĩ cho phép.

Cơ địa mẹ bầu nhạy cảm, không nên uống nhiều trà này

Người bị thận nặng

Điều này không khó lý giải vì chức năng chính của thận chính là thanh lọc, giải độc. Khi kết cấu thận có vấn đề nghĩa là chức năng thận cũng suy giảm. Khi chúng ta uống nhiều trà gai leo hay những loại trà khác, thận sẽ bị quá tải. Nghĩa là thời gian, cường độ làm việc của thận sẽ tăng lên. Quá trình lọc máu của thận sẽ gặp rối loạn. Sức khỏe của bạn sẽ nặng hơn, đó là điều chắc chắn. Chính vì lý do trên, việc thăm hỏi và nhận tư vấn từ bác sĩ là điều người bệnh nên làm. Nếu uống, người bệnh nên pha loãng, uống khối lượng ít để đảm bảo chức năng thận.

Những bệnh nhân mắc các bệnh nặng

Đừng bao giờ thần thánh hóa một loại cây, một bài thuốc truyền miệng. Bệnh tình nặng, việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ là điều bắt buộc. Uống hay bổ sung loại thuốc khác rất dễ gây ra phản ứng tiêu cực. Cà gai leo được xem là một thảo dược với nhiều lợi ích trong điều trị bệnh. Song, thay thế thuốc kê đơn bằng trà gai leo hay những bài thuốc dân gian khác hoàn toàn sai.

Công thức pha trà gai leo đúng nhất

The Water MAN sẽ hướng dẫn pha hay ủ trà theo 2 cách căn bản, dễ làm và hiệu quả. Không khó khi chúng ta xem cà gai leo như một loại trà thông thường. 

Sắc nước uống cà gai leo

Tương tự như cách làm những loại thuốc khác. Sắc trà là phương pháp đun sôi, ủ, chắt nước để uống hằng ngày. Sau khi hái phần gốc, thân và lá trà, bạn mang chúng đi rửa sach, để ráo. Trong quá trình rửa, bạn nên để ý phần lá vì mặt dưới nhiều lông, khả năng bám bụi tốt. Nếu dùng cây cà tươi bạn có thể phơi chúng một vài tiếng trước khi mang sắc. 
Cứ 50g cây cà gai leo thì đun cùng 1-1.5L nước. Bật lửa lớn và hạ dần khi hỗn hợp đã sôi. Để lửa nhỏ trong vòng 10-15 phút là được. Tắt bếp và uống ấm hay nguội đều được. 
Khi uống, bạn sẽ cảm nhận được mùi thơm đặc trưng của trà. Nước có màu nâu nhạt và dễ uống. Nhưng không vì thế mà bạn có quyền uống bao nhiêu cũng được. Tốt nhất, chúng ta nên uống kết hợp trà gai leo với nước tinh khiết, nước khoáng...Chia nhỏ và uống đan xen vào các thời điểm trong ngày để bảo vệ sức khỏe.

Phương pháp đun trà

Hãm trà cà gai leo

Giữ nguyên vị cà gai leo thì cách hãm trà gai leo uống là một giải pháp. Cách sử dụng cà gai leo tiết kiệm rất nhiều thời gian khi chế biến. Vì thế bạn có thể áp dụng nếu như quá bận rộn. Thường thì phương pháp này phù hợp với loại cà gai leo khô. Các bước thực hiện như sau: mang trà khô rửa sạch, tráng qua một lần nước nóng và cho nước vào hãm. Cứ 50g trà, chúng ta có thể sử dụng khoảng 700ml nước. Sau 20-30 phút là có thể sử dụng rồi. Nước trà sẽ có màu nâu nhạt, thơm đặc trưng và dễ uống. 

Phương pháp hãm trà gai leo như những loại trà khác

Kết luận

Trên đây là những thông tin bổ ích về loại trà cà gai leo đang được nhiều người săn lùng. Không ít người tìm mua vì nghe dân tình đồn đại về công dụng thần kỳ của nó. Trên thực tế, ngoài việc uống trà và những thực phẩm chức năng, việc thăm khám và điều trị sớm nhất sẽ giúp bệnh nhân nhanh khỏi bệnh. 

>>> Đọc thêm: Uống nước trà đen mỗi ngày có tốt cho sức khỏe như lời đồn?