Trà chứa nhiều polyphenol, flavonoid, vitamin và khoáng chất giúp chống oxy hóa, thanh nhiệt, kháng viêm. Nhờ cũng ưu điểm đó nên nhiều người duy trì thói quen uống trà mỗi ngày để bảo vệ cơ thể. Điều mà mọi người lầm tưởng chính là cho chung uống trà kiểu gì cũng được, thời điểm nào cũng tốt, kết hợp với thực phẩm khác cũng được. Nếu không muốn tuổi thọ rút ngắn, cấp tốc bỏ ngay 7 thói quen uống trà tai hại này.

Uống trà bất kỳ thời điểm nào trong ngày

Uống trà có lợi cho cơ thể nhưng uống tùy tiện sẽ làm giảm tác dụng của trà thậm chí là gây ra nhiều tác dụng phụ. Nhiều người uống trà vào buổi sáng vì nó giúp máu lưu thông tốt, cơ thể tỉnh táo hơn. Điều này thật sự đúng nếu bạn thưởng trà sau bữa ăn sáng khoảng 30-60 phút. 

Uống trà ngay khi thức dậy, khi bụng đang rỗng sẽ khiến dịch vị dạ dày của bạn loãng đi. Cứ tiếp tục duy trì thói quen đó, dạ dày của bạn sẽ có nguy cơ viêm loét và sinh ra bệnh lý nguy hiểm khác. 

Nếu muốn một giấc ngủ sâu, bạn không nên uống trà vào chiều muộn, đêm khuya. Lượng cafein trong trà sẽ cản trở giấc ngủ của bạn. Các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên uống trà trước giấc ngủ khoảng 3h đồng hồ và nên pha loãng nước trà để giảm độ đặc của nó.

Cafeine trong trà làm tỉnh táo nhưng uống khi chưa ăn sáng có thể gây viêm loét dạ dày

Uống trà thay nước lọc

Trà cũng là nước, cũng có khả năng làm giảm cơn khát nên một số người có thói quen thay thế nước tinh khiết bằng trà. Thực tế, trà xanh có khả có thể gây mất nước chứ không phải bù nước như nhiều lời đồn đoán. Nguyên nhân trong trà chứa caffeine là chất lợi tiểu nên khi uống nhiều trà quá trình hydrat trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng.

Muốn bảo vệ cơ thể thì bạn nên kết hợp việc uống trà và uống nước lọc. Người bình thường nên uống khoảng 2-3 ly trà mỗi ngày. Việc kết hợp uống nước tinh khiết hỗ trợ cơ thể suy trì hoạt động sống bên trong, ngăn ngừa thiếu máu, loãng xương hay viêm loét dạ dày.

Uống thuốc bằng nước trà

Uống thuốc với nước trà là thói quen vô cùng nguy hiểm mà nhiều người đang thực hiện. Thành phần amphetamine, cocaine, ephedrin trong thuốc sẽ kết hợp với cafein trong trà làm nhịp tim tăng lên, huyết áp thay đổi đột ngột.

Thói quen kết hợp trà với thuốc làm giảm thậm chí là gây ra những phản ứng tiêu cực cho sức khỏe. Với lý do đó nên đừng dại gì uống thuốc bằng trà xanh. Tốt nhất, hãy sử dụng nước tinh khiết được làm ấm kết hợp chung với thuốc để giữ nguyên những tác dụng của thuốc và tránh làm hại sức khỏe người bệnh.

Uống thuốc bằng nước trà có thể sinh ra những thành phần gây hại cho cơ thể

Phụ nữ mang thai uống nhiều nước trà mỗi ngày

Chất chống oxy hóa, kháng viêm, giảm đau hiệu quả nên nhiều bà mẹ ưu tiên dùng nước trà suốt thai kỳ. Một lượng nhỏ không ảnh hưởng gì nhưng việc dùng liều lượng quá nhiều và thường xuyên thì chúng ảnh hưởng tới thai nhi, đó là điều chắc chắn. Uống quá nhiều trà sẽ làm cho cơ thể người mẹ thiếu hụt axit folic. Thành phần này ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của bé, ngừa nguy cơ mắc bệnh thần kinh, dị dạng ở trẻ.

Uống trà đẩy nhanh quá trình trao đổi chất nên cơ thể mẹ cũng bị ảnh hưởng về mặt tâm lý, có thể là lo âu, trầm cảm. Nếu muốn sử dụng trà trong thai kỳ, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Uống trà ngay khi bụng đói

Mất cân bằng axit, tăng axit dạ dày, ợ hơi, khó tiêu là những tác hại của thói quen uống trà khi đói. Bệnh nhân viêm loét dạ dày được khuyến cáo không nên uống trà khi bụng đói nếu không muốn bệnh tình trầm trọng hơn.

Khi đói, các hợp chất trong trà ảnh hưởng tới cơ thể. Một trong những tác dụng của nó là việc giảm giảm protein và làm đông máy. Vậy nên, nhóm người bị rối loạn đông máu tuyệt đối không nên uống trà khi bụng đang đói.

Uống trà khi đói gây thay đổi nồng độ acid trong dạ dày

Uống trà khi ăn hải sản

Hải sản chứa nhiều canxi, trả lại chứa nhiều tannic acid. Hai thành phần trên kết hợp nhau sẽ tạo thành canxi không hòa tan khiến hệ tiêu hóa của chúng ta gặp vấn đề. Khi hệ tiêu hóa bị kích ứng những triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu, nôn mửa, đau bụng sẽ xuất hiện.

Các chuyên gia khuyến cáo rằng: hãy chờ 2 tiếng sau khi ăn hải sản rồi mới uống trà để không gây ra những phản ứng có hại cho cơ thể. Bạn nên lưu ý điều này và hướng dẫn nó cho những người bên cạnh.

Ăn trứng kết hợp uống trà

Đây là điều cấm kỵ mà nhiều người vẫn không hiểu tại sao. Tannic acid trong trà kết hợp với protein trong trứng sẽ sinh ra những chất làm chậm hoạt động đường ruột và gây nên những chứng như đầy hơi, khó tiêu, táo bón.

Chính những lập luận trên nên việc uống trà kết hợp ăn trứng là thói quen tai hại bạn nên bỏ trước khi quá muộn.

Uống trà kết hợp ăn trứng gây khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng

Kết luận

The Water MAN đã giải mã những cách uống trà sai mà nhiều người đang mắc phải. Người nghiện trà không muốn tuổi thọ của mình rút ngắn thì nên bỏ ngay những thói quen được kể trên. Trà tốt thật nhưng việc uống trà sai cách sẽ gây ra những tác hại đáng sợ, bạn nên biết điều đó.

>>> Đọc thêm: Đứng giữa "siêu bão" Corona, bạn bắt buộc phải uống nước đúng cách