Theo nghiên cứu đăng trên Tạp chí Circulation của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, các nhà khoa học đã ghi nhận tác hại của nước ngọt đối với sức khỏe con người. Theo đó, những ai uống càng nhiều nước ngọt có gas thì nguy cơ tử vong cao. 

Ngoài sự thỏa mãn cơn “thèm” nước ngọt bạn nên hiểu hơn về những hậu quả đi kèm của nó, từ đó biết cách bảo vệ sức khỏe chính mình. Đọc ngay những thông tin dưới đây, nó có ích cho bạn đấy.

Nước ngọt có gas là?

Nước ngọt có ga là thức uống được khá nhiều người ưa thích, đặc biệt giới trẻ vô cùng ưa chuộng, thậm chí là “nghiện” chúng. Và hầu như, ít người quan tâm nước ngọt là gì, thành phần của chúng ra sao? 

Nước ngọt có ga là thức uống chứa CO2 bão hòa, chất làm ngọt, hương liệu tạo vị, phẩm màu, các phụ gia, những chất bảo quản và còn nhiều thành phần khác. Thông thường, trong một lon nước ngọt có gas sẽ chứa các Acid như malic, tartric, citric, chất làm ngọt. Đây là những thành phần sử dụng lâu dài, tần suất lớn sẽ gây nên những tác hại nghiêm trọng cho người dùng.

Tác hại phổ biến của nước ngọt có gas

Nước ngọt trở thành thức uống “khoái khẩu” đặc biệt trong mùa hè. Thế nhưng, loại đồ uống này là một trong những nguyên nhân gây nên béo phì, huyết áp cao, tiểu đường và những bệnh lý nguy hiểm liên quan tới gan, tim mạch…

1, Tăng nguy cơ béo phì

Đừng nhầm tưởng uống nước ngọt sẽ làm giảm cơn thèm ăn của bạn. Nước ngọt không giúp bạn giảm cân như mong muốn, mà còn tăng nguy cơ thừa cân, béo phì cho bạn đấy. Nghiên cứu của Đại học Purdue (Mỹ) về chất làm ngọt chỉ ra rằng: chất ngọt nhân tạo có thể phá vỡ khả năng điều chỉnh lượng calo của cơ thể. Nghĩa là những người thường xuyên uống nước ngọt thì khả năng “thèm” ăn sẽ tăng lên. Và khi thèm ăn bạn sẽ tìm tới thực phẩm và ngấu nghiến nhằm thỏa mãn cơn đói. Đây chính là lý giải cho việc nước ngọt có gas gây nên tình trạng béo phì.

Nước ngọt sẽ làm tăng nguy cơ béo phì

2, Gây hại cho gan

Chỉ sau 20 phút bạn uống nước ngọt, lượng đường trong máu bạn sẽ tăng lên nhanh chóng, đồng thời máu tăng đột ngột sẽ làm insulin tăng theo. Khi này, gan phải tăng cường hoạt động bằng cách chuyển hóa đường thành các chất béo trong cơ thể. Về lâu dài, tình trạng này có thể gây nên những bệnh cho gan của bạn như: gan nhiễm mỡ, huyết áp cao…

Uống nhiều nước ngọt gây hại cho gan

3, Gây nên vấn đề về tim mạch

Hầu như mọi thức uống ngọt có gas đều chứa thành phần fructose cao, chất làm ngọt này sẽ làm tăng hội chứng chuyển hóa trong cơ thể bạn. Yếu tố này cũng làm tăng lên nhanh chóng hàm lượng cholesterol, gây bệnh tiểu đường và tim mạch. Một nghiên cứu của Đại học Miami (Mỹ) phát hiện những người có thói quen uống nước ngọt hàng ngày có nguy cơ bị bệnh tim mạch tới 61%. Vậy nên bạn nên hạn chế tối đa việc sử dụng nước ngọt có gas nếu muốn tim mình khỏe mạnh mỗi ngày nhé.

Fructose trong nước ngọt tăng nguy cơ tim mạch

4, Gây bệnh tiểu đường

Đường nạp vào cơ thể với lượng lớn, đều đặn thì cơ thể khó “xử lý” hết được. Việc “dư” đường sẽ làm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn. Trường Y tế công cộng Harvard đã thống kê và chỉ ra rằng: người uống 1-2 lon nước ngọt mỗi ngày thì tăng nguy cơ mắc tiểu đường tới 26% so với người sử dụng nước ngọt 1 lần/tháng.

Hạn chế nước ngọt để tránh bị tiểu đường

Ngoài những hậu tác hại trên, việc “nạp” nhiều nước ngọt mỗi ngày còn tạo điều kiện men răng của bạn bị phá hoại nhanh chống, khung xương của bạn cũng dần bị bào mòn và còn rất nhiều mối nguy hại khác.

Bạn là một “fan cuồng” của nước ngọt, sau khi đọc xong những thông tin này bạn có cảm giác thế nào. Lo lắng hay vẫn bình thản, bạn quyết tâm “cai” nước ngọt hay vẫn sử dụng bình thường.

Lời khuyên cho những “tín đồ” của nước ngọt

Muốn có một cơ thể tràn đầy năng lượng mỗi ngày chúng tôi khuyên những “tín đồ” của nước ngọt có gas nên đánh giá lợi ích và hậu quả của loại nước “không mấy thần thánh này”. Bạn nên hạn chế nạp chúng vào cơ thể, nếu được hãy thay thế chúng thành nước tinh khiết chẳng hạn. Bởi vì, hệ lợi ích của nước tinh khiết tạo ra cho bạn lớn gấp nhiều lần nước ngọt có gas. Bạn hãy thử thay đổi xem, và đừng quên chia sẻ cảm nhận cho The Water MAN được biết nhé.